Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 22/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
14:30: phối hợp triển khai thực hiện thí điểm trực tuyến “Đổi giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp”
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: Giám sát công tác KSNK, Phân loại chất thải
15:30: Làm việc với MCNV về bàn giao trang thiết bị
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng tin bệnh viện
Chiều: kiểm tra trước tiêm chủng tháng 4
Cả ngày: Kiểm tra liên ngành về các hoạt động đảm bảo vệ sinh trường học, phòng chống dịch bệnh, Vệ sinh An toàn thực phẩm tại các trường học trên địa bàn huyện Phú Vang
Cả ngày: Tập huấn cho các trường học tổ chức bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng cho học sinh
Cả ngày: Thảo luận nhóm về chăm sóc dinh dưỡng
08:30: Tham dự công bố quyết định bổ nhiệm viên chức quản lý
Thứ ba ngày 23/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Vận hành máy Phòng cháy chữa cháy
14:00: Kiểm tra các khoa, phòng
15:00: Ký hồ sơ bệnh án
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
08:00: Giám sát quy trình Điều dưỡng
14:00: Kiểm tra sổ hội chẩn, sổ trực, sổ thuật các khoa chuyên môn
16:00: Tập huấn cách nhập lý do vào viện khi đăng ký khám bệnh
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Sáng: Giám sát tiêm chủng thường xuyên tháng 4
Cả ngày: Thảo luận nhóm về chăm sóc dinh dưỡng
Cả ngày: Kiểm tra Vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện
10:00: Tổ kiểm tra Đảng ủy làm việc với chi bộ Tổ chức -hành chính
Thứ tư ngày 24/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
08:00: Làm việc với phòng KHTC Sở Y tế về quyết toán năm 2023
09:30: Làm việc với CCHIP và MCNV về bàn giao trang thiết bị
14:00: Khai trương phòng tư vấn ngày đầu tiên tăng huyết áp- đái tháo đường
15:00: Làm việc với viên chức có hành nghề Y dược tư nhân
15:30: Báo cáo tiến độ số hóa bệnh án
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: Giám sát thực hiện Quy trình KSNK, tuân thủ Vệ sinh tay
08:15: Giám sát quy trình Điều dưỡng
16:00: Tập huấn cách nhập lý do vào viện khi đăng ký khám bệnh
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Chiều: giám sát tình hình thực hiện 134/QĐ-BYT
Cả ngày: Kiểm tra Vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện
Cả ngày: Hướng dẫn trình diễn thức ăn cho trẻ
07:30: Quan trắc môi trường lao động nhà máy thủy điện Hương Điền
13:30: Kiểm tra công tác khám chữa bệnh, thực hiện Đề án 06
Thứ năm ngày 25/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:45: Vận hành máy phát điện dự phòng
08:00: Làm việc với phòng KHTC Sở Y tế về quyết toán năm 2023
08:00: Về việc tham gia Sinh hoạt khoa học kỹ thuật chuyên đề “Quản lý, chăm sóc người bệnh
15:00: Bình bệnh án
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
15:30: Tham dự họp hội đồng người bệnh cấp khoa
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Sáng: giám sát chủ động chỉ số côn trùng
Sáng: Giám sát tình hình thực hiện 134 QĐ/-BYT
Cả ngày: Khám sức khỏe định kì và khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động công ty Scavi Quảng Điền
Cả ngày: Kiểm tra Vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện
Cả ngày: Hướng dẫn trình diễn thức ăn cho trẻ
Thứ sáu ngày 26/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Vận hành máy Phòng cháy chữa cháy
08:30: Họp hội đồng đấu thầu và thống nhất quy trình mua sắm
10:00: Hội ý Ban giám đốc, phòng TCKT và khoa YTCC
14:00: Tham dự Hội nghị đánh giá tổng thể năng lực hoạt động của y tế cơ sở
17:30: Gặp mặt đồng chí Nguyễn Mậu Duyên TP NVY đã hoàn thành sự nghiệp công tác (nghỉ công tác theo chế độ).
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
16:00: Tổng vệ sinh ngoại cảnh
16:00: Tập huấn quy ước mã hóa và viết chăm sóc Cấp I, Cấp II, III lớp 2
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Kiểm tra công vụ các khoa, phòng
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Chiều: giám sát tình hình thực hiện 134 QĐ/BYT
Cả ngày: Hướng dẫn trình diễn thức ăn cho trẻ
Cả ngày: Kiểm tra Vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện
07:30: Dự lễ dâng hương nhân dịp kỉ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4)
10:30: Tổ kiểm tra Đảng ủy làm việc với chi bộ Cận lâm sàng
Thứ bảy ngày 27/04/2024
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Cả ngày: Hướng dẫn trình diễn thức ăn cho trẻ
Chủ nhật ngày 28/04/2024
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 37.231
Truy câp trong tháng 110.378
Truy câp trong năm 271.373
Truy câp tổng 3.767.448
Truy câp hiện tại 97
Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng trong mùa nắng nóng
Lượt xem 18985Ngày cập nhật 04/07/2018

  Những ngày hè, nhiệt độ ngoài trời thường lên đến 39- 40 độ C, gây nên cảm giác nóng bức, ngột ngạt và mệt mỏi. Trong điều kiện thời tiết như vậy, cơ thể thường bài tiết ra mồ hôi gây mất nhiều nước và các chất khoáng. Để bù lại lượng nước và khoáng chất cho cơ thể, mọi người cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nguyên tắc dinh dưỡng trong những ngày nắng nóng là phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, chế độ ăn cân bằng hợp lý và đa dạng thực phẩm, nhưng hạn chế chất béo (vì cung cấp nhiều năng lượng không cần thiết và dễ gây béo phì), tăng cường hoa quả và uống nhiều nước.

   Cần bù đủ lượng nước cho cơ thể

       Ngày hè, nhiệt độ ngoài trời thường lên đến 39- 40 độ C, lượng nước trong cơ thể nhanh bị ‘bốc hơi’ qua mồ hôi và hơi thở. Mất nước kèm theo đó là muối, đường, khoáng… gây tình trạng mất nước cho cơ thể. Mồ hôi ra càng nhiều thì cơ thể càng bị mất nước, cơ thể sẽ có cảm giác mệt mỏi, choáng thậm chí bị nhức đầu, khó thở..., đặc biệt ở trẻ em và người già. Nhiều trường hợp trẻ về đêm có biểu hiện sốt nhưng trong ngày trẻ lại sinh hoạt bình thường, đó chính là hiện tượng sốt do mất nước ở trẻ. Trẻ nhỏ không chỉ chịu tác động của nền nhiệt cao, mà còn do trẻ hay hiếu động, đùa nghịch, chạy nhảy nên lượng mồ hôi ra nhiều hơn rất nhiều so với người lớn. Mặc khác do cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện, khả năng điều nhiệt kém, nên gặp thời tiết nắng nóng, mất nước nhiều trẻ dễ bị sốt. Người già, nguy cơ mất nước do nắng nóng cũng rất cao. Khi nhiệt độ tăng cao, người già rất khó thích ứng kịp vì ‘trung tâm điều nhiệt’ không còn nhạy cảm như thời trẻ, dẫn đến việc điều chỉnh thân nhiệt không kịp thời. Đồng thời, ‘trung tâm báo khát’ ở người già cũng hoạt động kém đi, nên khi cơ thể bị thiếu nước nhưng họ không cảm thấy khát, không kịp thời bổ sung nước cho cơ thể. Từ đó, dễ dẫn đến tình trạng say nóng, dễ mắc bệnh hoặc bệnh sẵn có trở nặng hơn trong những ngày nhiệt độ tăng cao.

       Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, nhu cầu về nước trong những ngày hè nóng bức rất lớn, vì vậy cần phải bổ sung nước kịp thời để bù vào lượng mồ hôi đã thoát ra nhằm cân bằng nhiệt độ cơ thể, tránh cảm giác mệt mỏi căng thẳng không đáng có. Bình thường, mỗi ngày nhu cầu nước cho mỗi người  khoảng 1,0 lít/ngày (bao gồm cả các loại nước khác), ngày hè nhu cầu nước có thể tăng thêm, khoảng 1,5-2 lít/ngày. Tuy nhiên, trong ngày hè không phải cứ uống càng nhiều nước là càng tốt. Uống nước quá nhiều sẽ gây quá tải cho thận, kèm theo là các dưỡng chất và các nguyên tố vi lượng cũng theo hệ bài tiết ra ngoài. Khi uống nước cần uống chậm rãi, từ từ từng ngụm một. Uống chậm có tác dụng 'đánh thức' bộ máy tiêu hoá chuẩn bị làm việc và tránh khả năng bị chướng bụng, đầy hơi. Đồng thời khi uống nước cũng cần hạn chế sử dụng nhiều đá hoặc nước uống quá lạnh. Vì nước quá lạnh hay nước đá sẽ làm hạ nhiệt trong cơ thể và làm chậm lại quá trình trao đổi chất, mặt khác dễ gây viêm họng, tạo cảm giác giải khát 'giả'.

 

    

 

  Tăng cường rau xanh, trái cây

         Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn, đặc biệt vào mùa hè nhu cầu về rau xanh trong các gia đình lại càng được tăng cao. Các món rau được ưa chuộng trong mùa hè thường là rau muống, rau ngót, rau dền, rau mùng tơi nấu canh cua, canh bầu nấu với tôm, cà tím nấu bung… Rau sống, rau tươi cũng là thực đơn được nhiều gia đình lựa chọn. Vì ăn rau sống sẽ tạo cảm giác ngon miệng, dễ ăn và cũng là cách để cơ thể có thể hấp thu được nhiều vitamin trong rau nhất. Tuy nhiên việc ăn rau chưa qua chế biến cũng dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh, bởi vậy rau cần ngâm kỹ trong nước khoảng 30 phút rồi rửa thật sạch trước khi ăn. Bên cạnh rau xanh thì sử dụng nhiều trái cây cũng là cách lý tưởng giúp cơ thể bù được lượng nước và cung cấp các vitamin cần thiết. Những loại trái cây nên ăn là các loại trái cây giàu vitamin C và giải nhiệt tốt như cam, quýt, bưởi, chuối, táo, đu đủ, dưa hấu… Các loại trái cây nên hạn chế là một số trái cây có hàm lượng đường cao, sinh nhiều năng lượng, không nên ăn nhiều như mít, xoài, vải, nhãn.

 

 

 

  Bảo đảm an toàn thực phẩm

       Vào mùa nắng nóng, nguy cơ ngộ độc thực phẩm cấp tính tăng gấp nhiều lần so với các mùa khác trong năm. Do điều kiện thời tiết nóng ẩm, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật làm thực phẩm dễ bị ôi thiu. Ăn uống phải đảm bảo vệ sinh để tránh những bệnh lây qua đường tiêu hóa. Cần lựa chọn thực phẩm tươi sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, hỏng mốc, quá hạn; thực hiện vệ sinh tay đúng cách, luôn rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn. Tất cả vật dụng nấu ăn và dùng để ăn cần sạch sẽ và tiệt trùng thường xuyên qua nhiều cách như phơi nắng hoặc dùng máy sấy hoặc để nơi thoáng mát không ẩm ướt. Nấu ăn chín là một cách tốt để đảm bảo thức ăn không chứa vi khuẩn gây ngộ độc, nên ăn ngay sau khi chế biến xong. Một nguyên tắc chung là giữ thực phẩm sống như thịt, cá được bao phủ ở dưới cùng của tủ lạnh và thức ăn nấu chín ở trên cùng. Bằng cách đó, nước từ thịt sống không chảy xuống thực phẩm đã chín.

       Ngoài ra cần lưu ý, buổi tối trước khi ngủ, tránh ăn nhiều thực phẩm thịt, rau vì chúng làm khó ngủ. Uống nhiều nước sẽ làm bàng quang bị căng đầy, phải thường xuyên thức giấc đi tiểu. Tránh uống cà phê và thức uống có gas hoặc hút thuốc lá. Có thể uống trà tim sen để giúp làm mát cơ thể, dễ ngủ./.

Bs Đặng Văn Tuấn - Phó giám đốc - TTYT huyện Phú Vang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.