Tìm kiếm
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ
Ngày cập nhật 31/10/2023

Việt Nam đã ghi nhận các ca mắc đậu mùa khỉ và đã có trường hợp tử vong đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh. Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ ở nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện 6 biện pháp phòng bệnh

Bệnh đậu mùa khỉ thường có các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần; tuy nhiên hay gặp tổn thương da toàn thân và có hạch to kéo dài 2-3 tuần. Bệnh thường nặng ở trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người suy giảm miễn dịch.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ ở nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hấp, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.

3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

4. Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử lý kịp thời, không tự ý điều trị.

5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa vi rút đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

6. Đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ CÓ TỪ BAO GIỜ, CƠ CHẾ LÂY NHIỄM NHƯ THẾ NÀO?

Theo hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng chống bệnh đậu mùa khỉ do Bộ Y tế ban hành, bệnh đậu mùa khi (monkeypox) không phải là bệnh mới, bệnh được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khi được nuôi để nghiên cứu, do đó có tên là bệnh Đậu mùa khi.

Trường hợp bệnh đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô, kể từ đó bệnh Đậu mùa khi ở người trở thành bệnh lưu - hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi.

Bệnh đậu mùa khỉ là bệnh lây truyền từ động vật sang người, việc lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần, lây qua vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.

Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.

Ngoài ra, cũng ghi nhận sự gia tăng số lượng trường hợp bệnh tại các quốc gia khu vực Tây, Trung Phi.

Thời gian ủ bệnh của bệnh đậu mùa khỉ thường từ 6-13 ngày, nhưng có thể dao động từ 5-21 ngày. Biểu hiện triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nhưng tương đồng như bệnh đậu mùa, các triệu chứng thường thấy là sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần.

 

Bộ Y tế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 13/05/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
14:00: Mua thuốc cuối thầu bệnh viện và thầu quốc gia
15:30: Báo cáo tiến độ số hoá, thống nhất nội dung sơ kết số hoá bệnh án thí điểm
16:00: Thông qua danh mục kỹ thuật mới
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: Xây dựng Kế hoạch đấu thầu giấy vệ sinh, túi đựng chất thải, vật rẻ tiền mau hỏng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh và phân loại chất thải
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Quan trắc môi trường lao động
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-ti bệnh viện
Cả ngày: Giám sát chương trình SKSS quý I, năm 2024
15:00: Điều tra véc tơ sau phun chủ động SXH.
Thứ ba ngày 14/05/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:00: Giao ban tổ lái xe, bảo vệ, điện nước
08:15: Công bố Quyết định kiện toàn BCH Công đoàn
10:00: Tổ giám sát làm việc với chi bộ Dân Số
10:30: BGĐ làm việc với Ban chấp hành Hội Thầy thuốc trẻ huyện Phú Vang
14:30: Làm việc với đơn vị thứ 2 về tư vấn thiết kế về pccc
16:00: Họp thông qua quyết toán kinh phí các chương trình y tế năm 2024.
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-ti bệnh viện
Sáng: Quan trắc môi trường lao động
Cả ngày: Giám sát chương trình SKSS quý I, năm 2024
Cả ngày: Giám sát công tác KSNK, Quản lý chất thải
Thứ tư ngày 15/05/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Tham gia giao ban về công tác huấn luyện quân sự cho LLTV năm 2024
10:00: Họp Giao dự toán thu chi 2024
16:00: Họp BCH Công đoàn, chia tay Chủ tịch Công đoàn
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Chiều: Kiểm tra công tác KCB và nhiệm vụ Đề án 06 của TYT các xã, thị trấn
Cả ngày: Giám sát thực hiện Quy trình KSNK, GS khoa trọng điểm _ nhóm người bệnh trọng điểm
14:00: Kiểm tra sổ hội chẩn sổ mời hội chẩn, sổ thủ thuật các khoa chuyên môn
15:00: Ký duyệt hồ sơ bệnh án
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-ti bệnh viện
Sáng: QUan trắc môi trường lao động
Cả ngày: Điều tra trước phun và giám sát phun chủ động PC SXH tại Vinh Xuân.
Cả ngày: Tập huấn về PC bệnh truyền nhiễm.
Thứ năm ngày 16/05/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
09:00: Báo cáo thực hiện chế độ tiền lương của hợp đồng lao động
10:00: Biện pháp khắc phục theo kết luận của kiểm toán nội bộ
13:30: Họp Hội đồng đầu thầu thông qua danh mục và số lượng giấy vệ sinh, túi đựng chất thải, vật rẻ tiền mau hỏng
15:00: Sơ kết số hóa bệnh án thí điểm
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-ti bệnh viện
Chiều: Phối hợp với BV Phổi kiểm tra chương trình Lao Quý I
Cả ngày: Tập huấn về PC bệnh truyền nhiễm.
10:00: Tổ Kiểm tra của UBKT Đảng ủy làm việc với Chi bộ YTCC-ATTP về công tác kiểm tra, giám sát
15:30: Tổ Kiểm tra của Đảng ủy làm việc với Chi bộ Ngoại-Sản về công tác kiểm tra, giám sát
Thứ sáu ngày 17/05/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
09:00: Họp về quy chế chi tiêu nội bộ
14:00: Làm việc với đoàn tài chính của Sở Y tế
16:00: Làm cỏ vườn hoạt động trị liệu
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Chiều: Kiểm tra công tác KCB và nhiệm vụ Đề án 06 của TYT các xã, thị trấn
10:15: Kiểm tra chéo nhà vệ sinh phục vụ bệnh nhân
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-ti bệnh viện
Chiều: Tập huấn cộng tác viên dinh dưỡng
Cả ngày: Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
07:15: Điều tra sau phun chủ động SXH, giám sát vét tơ PC SXH
10:00: Tổ Kiểm tra của Đảng ủy làm việc với chi bọ KHNV-TCKT về công tác kiểm tra, giám sát
14:00: Giao ban CTV PC sốt xuất huyết xã điểm quý II, năm 2024
Thứ bảy ngày 18/05/2024
Chủ nhật ngày 19/05/2024
Dạng 1
Truy câp trong tuần 29.790
Truy câp trong tháng 93.886
Truy câp trong năm 377.887
Truy câp tổng 3.873.962
Truy câp hiện tại 828