Tìm kiếm
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
WHO cảnh báo vi rút cúm đang biến đổi
Ngày cập nhật 10/03/2015

 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra đánh giá và nhận định về các dấu hiệu cảnh báo sự thay đổi của vi rút cúm.

Vi rút cúm có 3 typ A, B, C, trong đó cúm tuyp A là typ thường xuyên có sự biến đổi và có thể tạo thành các chủng vi rút có độc lực cao, sự lây truyền rộng rãi nên ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân.

Với 16 loại kháng nguyên H và 9 loại kháng nguyên N, vi rút cúm A có thể có nhiều loại phân typ cúm (có thể tới 144 loại) ví dụ như: H1N1, H2N2, H3N2, H5N1, H7N9, H5H6, H9N2, H5N2, H5N3, và H5N8…. Theo đánh giá vào của WHO(tháng 2/2015) sự xuất hiện liên tục các chủng vi rút cúm mới và đặc tính biến đổi thường xuyên của các chủng vi rút cúm là rất đáng quan tâm và chủng vi rút cúm A H5 là mối đe dọa rõ ràng nhất cho sức khỏe con người hiện nay.

Kể từ khi có các phương pháp hiện đại để phát hiện vi rút, người ta đã xác định được sự đa dạng và phân bố theo khu vực địa lý của các chủng vi rút cúm đang lưu hành hiện nay ở các loài chim hoang dã và chim nuôi. Sự đa dạng này chưa từng được ghi nhận trước đó. Theo WHO, đây là một trong những đặc điểm mà thế giới cần phải quan tâm.

Trong năm 2014, thế giới đã ghi nhận sự xuất hiện và tái bùng phát của nhiều chủng cúm mới như H5N1, H7N9, H5H6, H9N2, H5N2, H5N3, và H5N8…, các chủng cúm vi rút cúm có đặc tính biến đổi thường xuyên. Đặc biệt sự biến đổi của vi rút cúm mùa đã khiến hiệu quả bảo vệ của vắc xin giảm xuống. WHO  đã có đánh giá và nhận định về các dấu hiệu cảnh báo sự thay đổi của vi rút cúm, trong đó lưu ý về sự  đa dạng của việc cùng lưu hành vi rút cúm ở động vật và trao đổi vật liệu di truyền, tạo ra chủng vi rút mới; tiếp tục ghi nhận các trường hợp nhiễm cúm H7N9 ở người tại Trung Quốc; và ghi nhận sự gia tăng cao gần đây các trường hợp nhiễm cúm H5N1 ở người tại Ai Cập; những thay đổi về vi rút cúm mùa  H3N2 đã ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ của các vắc xin hiện tại cũng là điều cần đặc biệt quan tâm.

Kể từ đầu năm 2014, Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã thông báo về 41 vụ dịch do phân typ vi rút H5 và H7 ở chim liên quan đến 7 loại vi rút khác nhau tại 20 quốc gia ở châu Phi, châu Mỹ, châu Á, Úc, châu Âu và Trung Đông. Một vài chủng vi rút mới xuất hiện và lây lan trong các loài chim hoang dã hoặc gia cầm chỉ trong vài năm qua. Việc phát hiện vi rút cúm gia cầm độc lực cao ở các loài chim hoang dã cho thấy cần thiết phải tăng cường giám sát tại các trang trại chăn nuôi gia cầm. 

Phân typ vi rút H5 và H7 cần được quan tâm nhiều nhất, do chúng có thể nhanh chóng biến đổi từ chủng gây bệnh nhẹ ở chim thành chủng gây bệnh nặng và tử vong trên đàn gia cầm, gây ra dịch bệnh làm thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm và đời sống của nông dân.

Vi rút  cúm gia cầm H5N1 độc lực cao là nguyên nhân gây ra dịch bệnh trên gia cầm ở châu Á liên tiếp từ năm 2003 và hiện vẫn gây dịch tại nhiều quốc gia. Dịch bệnh vẫn là mối lo ngại đối với sức khỏe con người. Từ cuối năm 2003 đến tháng 1/2015, đã ghi nhận hơn 700 trường hợp nhiễm chủng cúm này tại 16 quốc gia, trong đó có 428 ca tử vong (chiếm 55%).

Các nhà vi rút học giải thích sự gia tăng gần đây của virus gây bệnh mới nổi như một dấu hiệu cho thấy các vi rút cúm cùng lưu hành đang nhanh chóng trao đổi vật liệu di truyền để tạo thành chủng mới. Sự xuất hiện của rất nhiều vi rút mới đã tạo ra một nguồn gene đa dạng tạo nên những biến đổi đặc biệt do sự trao đổi gene giữa các chủng vi rút cúm khác nhau. Do vậy, những hậu quả ảnh hưởng tới sức khỏe con người và vật nuôi là không thể đoán trước được và rất đáng lo ngại.

Từ tháng 11/2014 đến nay, Ai Cập bắt đầu ghi nhận sự gia tăng đột biến về số mắc cúm A/H5N1- đây là điều đáng quan tâm với 105 ca mắc và 35 người tử vong. Số lượng các ca bệnh trong giai đoạn này được ghi nhận lớn hơn tổng các trường hợp được ghi nhận trong mỗi năm ở tất cả các quốc gia.

 WHO cảnh báo về khả năng bảo vệ của vắc xin phòng cúm mùa bị giảm. Từ tháng 2/2014, các đặc điểm về kháng nguyên và kháng thể của vi rút A/H3N2 thay đổi đáng kể. Sự thay đổi này cho phép hầu hết các vi rút  lưu hành trong mùa cúm có thể làm cho vắc xin cúm mùa không có khả năng bảo vệ chống lại vi rút đã thay đổi này. Trong những năm qua, tthế giới đã chuẩn bị sẵn sàng ứng phó tốt hơn cho một đại dịch tiếp theo, nhưng vẫn có nguy cơ cao xảy ra đại dịch đặc biệt là với dịch bệnh nguy hiểm như cúm.

Trong năm 2014, nước ta đã ghi nhận các ổ dịch cúm A(H5N6) trên gia cầm tại các tỉnh: Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Bắc Giang, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam; kết quả xét nghiệm các mẫu vi rút cúm A(H5N6) ở Việt Nam có sự tương đồng 99% với chủng vi rút cúm A(H5N6) gây bệnh trên người tại Trung Quốc.

Trong hai tháng đầu năm 2015, kết quả giám sát trên người từ các điểm giám sát cúm quốc gia cho thấy, chủng vi rút cúm A(H3) là chủng lưu hành chủ yếu chiếm 77,8%, tiếp đó là chủng vi rút cúm A(H1N1) và cúm B cùng chiếm 11,1%, trong khi đó trong năm 2014, tỷ lệ cúm B lưu hành chủ yếu với tỷ lệ chiếm 59%, tiếp đó là cúm A(H3) với tỷ lệ 28%, cúm A(H1N1) với tỷ lệ 13%. Đây là sự thay đổi mang tính thường xuyên trong số các chủng vi rút cúm mùa. Hiện chưa phát hiện thấy chủng vi rút cúm mới cũng như sự đột biến làm tăng độc tính hay gây kháng thuốc ở các chủng vi rút cúm lưu hành trên người tại Việt Nam.  Tuy nhiên, nước ta chưa ghi nhận trường hợp mắc cúm A(H5N6) ở người, cũng như chưa ghi nhận các ổ dịch cúm A(H7N9), cúm A(H5N8), cúm A(H5N2) trên cả gia cầm và người.

Trước tình hình dịch bệnh, đặc biệt là bệnh cúm tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, Bộ Y tế đã ban hành và triển khai Kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2015, đồng thời sẵn sàng triển khai các hoạt động đáp ứng theo các tình huống dịch bệnh. Văn phòng đáp ứng tình huống khẩn cấp phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế (Văn phòng EOC) đã được yêu cầu tăng cường theo dõi, giám sát dịch bệnh trong nước, quốc tế, kịp thời tiếp nhận, chia sẻ thông tin với các Tổ chức quốc tế cũng như các đơn vị liên quan trong nước để nhanh chóng cảnh báo về những nguy cơ dịch bệnh và tổ chức các hoạt động đáp ứng một cách nhanh nhất.

Để chủ động phòng chống các chủng vi rút cúm đặc biệt là các chủng vi rút cúm lây truyền từ gia cầm sang người, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau: 

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh. 

-  Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc. Đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ, chế biến gia cầm, thực hiện ăn chín, uống chín. 

-  Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. 

-  Khi có các biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

BS Đặng Văn Tuấn( Tổng hợp và biên tập)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 13/05/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
14:00: Mua thuốc cuối thầu bệnh viện và thầu quốc gia
15:30: Báo cáo tiến độ số hoá, thống nhất nội dung sơ kết số hoá bệnh án thí điểm
16:00: Thông qua danh mục kỹ thuật mới
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: Xây dựng Kế hoạch đấu thầu giấy vệ sinh, túi đựng chất thải, vật rẻ tiền mau hỏng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh và phân loại chất thải
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Quan trắc môi trường lao động
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-ti bệnh viện
Cả ngày: Giám sát chương trình SKSS quý I, năm 2024
15:00: Điều tra véc tơ sau phun chủ động SXH.
Thứ ba ngày 14/05/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:00: Giao ban tổ lái xe, bảo vệ, điện nước
08:15: Công bố Quyết định kiện toàn BCH Công đoàn
10:00: Tổ giám sát làm việc với chi bộ Dân Số
10:30: BGĐ làm việc với Ban chấp hành Hội Thầy thuốc trẻ huyện Phú Vang
14:30: Làm việc với đơn vị thứ 2 về tư vấn thiết kế về pccc
16:00: Họp thông qua quyết toán kinh phí các chương trình y tế năm 2024.
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-ti bệnh viện
Sáng: Quan trắc môi trường lao động
Cả ngày: Giám sát chương trình SKSS quý I, năm 2024
Cả ngày: Giám sát công tác KSNK, Quản lý chất thải
Thứ tư ngày 15/05/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Tham gia giao ban về công tác huấn luyện quân sự cho LLTV năm 2024
10:00: Họp Giao dự toán thu chi 2024
16:00: Họp BCH Công đoàn, chia tay Chủ tịch Công đoàn
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Chiều: Kiểm tra công tác KCB và nhiệm vụ Đề án 06 của TYT các xã, thị trấn
Cả ngày: Giám sát thực hiện Quy trình KSNK, GS khoa trọng điểm _ nhóm người bệnh trọng điểm
14:00: Kiểm tra sổ hội chẩn sổ mời hội chẩn, sổ thủ thuật các khoa chuyên môn
15:00: Ký duyệt hồ sơ bệnh án
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-ti bệnh viện
Sáng: QUan trắc môi trường lao động
Cả ngày: Điều tra trước phun và giám sát phun chủ động PC SXH tại Vinh Xuân.
Cả ngày: Tập huấn về PC bệnh truyền nhiễm.
Thứ năm ngày 16/05/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
09:00: Báo cáo thực hiện chế độ tiền lương của hợp đồng lao động
10:00: Biện pháp khắc phục theo kết luận của kiểm toán nội bộ
13:30: Họp Hội đồng đầu thầu thông qua danh mục và số lượng giấy vệ sinh, túi đựng chất thải, vật rẻ tiền mau hỏng
15:00: Sơ kết số hóa bệnh án thí điểm
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-ti bệnh viện
Chiều: Phối hợp với BV Phổi kiểm tra chương trình Lao Quý I
Cả ngày: Tập huấn về PC bệnh truyền nhiễm.
10:00: Tổ Kiểm tra của UBKT Đảng ủy làm việc với Chi bộ YTCC-ATTP về công tác kiểm tra, giám sát
15:30: Tổ Kiểm tra của Đảng ủy làm việc với Chi bộ Ngoại-Sản về công tác kiểm tra, giám sát
Thứ sáu ngày 17/05/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
09:00: Họp về quy chế chi tiêu nội bộ
14:00: Làm việc với đoàn tài chính của Sở Y tế
16:00: Làm cỏ vườn hoạt động trị liệu
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Chiều: Kiểm tra công tác KCB và nhiệm vụ Đề án 06 của TYT các xã, thị trấn
10:15: Kiểm tra chéo nhà vệ sinh phục vụ bệnh nhân
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-ti bệnh viện
Chiều: Tập huấn cộng tác viên dinh dưỡng
Cả ngày: Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
07:15: Điều tra sau phun chủ động SXH, giám sát vét tơ PC SXH
10:00: Tổ Kiểm tra của Đảng ủy làm việc với chi bọ KHNV-TCKT về công tác kiểm tra, giám sát
14:00: Giao ban CTV PC sốt xuất huyết xã điểm quý II, năm 2024
Thứ bảy ngày 18/05/2024
Chủ nhật ngày 19/05/2024
Dạng 1
Truy câp trong tuần 28.753
Truy câp trong tháng 92.849
Truy câp trong năm 376.850
Truy câp tổng 3.872.925
Truy câp hiện tại 640