Tìm kiếm
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thông cáo báo chí Hội nghị sơ kết Đề án thí điểm Bác sĩ gia đình và xây dựng Đề án nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình giai đình 2016-2020
Ngày cập nhật 05/08/2015

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Ngày 04/8/2015, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị sơ kết Đề án thí điểm Bác sĩ gia đình và xây dựng Đề án nhân rộng mô hình bác sĩ gia đình giai đình 2016-2020. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì và chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn, GS.TS. Lê Ngọc Trọng, Chủ tịch Hội Bác sỹ gia đình Viêt Nam; đại diện Văn phòng Chính phủ, đại diện Bộ Tài chính, Bộ Kế  hoạch Đầu tư, Bảo hiểm xã  hội Việt Nam, lãnh đạo các Vụ, Cục trực thuộc Bộ Y tế, Công đoàn ngành Y tế Việt Nam; Hiệu trưởng, chủ nhiệm bộ môn Y học gia đình các trường đại học chuyên ngành Y, Giám đốc SYT, trưởng phòng Nghiệp vụ Y của 17 Sở Y tế tỉnh, thành phố; giám đốc và trưởng phòng KHTH bệnh viện ĐK thuộc Bộ Y tế, BV thuộc Sở Y tế TP.HCM có phòng khám BSGĐ; trưởng phòng khám BSGĐ tại TP.Hồ Chí Minh.

 Bác sĩ gia đình là bác sĩ đa khoa thực hành, chăm sóc toàn diện và liên tục cho người bệnh, có mối quan hệ lâu dài và bền vững với người bệnh, là những thầy thuốc gắn với dân và gần dân nhất. Bác sĩ gia đình là bác sĩ hướng về gia đình, biết rõ từng người bệnh trong hoàn cảnh và gia đình của họ, xem xét vấn đề sức khỏe của người bệnh trong hoàn cảnh của cộng đồng và lối sống của người đó trong cộng đồng.

Mô hình bác sĩ gia đình đã phát triển ở nhiều nước trên thế giới từ Thế kỷ XX. Năm 1960, Y học gia đình ra đời ở Mỹ, Anh và một số nước, đã đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng với sự chuyển đổi mô hình bệnh tật trên toàn cầu. Năm 1995, có 56 nước đã phát triển và áp dụng chương trình đào tạo Y học gia đình. Hiệp hội Bác sĩ gia đình toàn cầu (WONCA) đã được thành lập năm 1972 và đến nay đã có khoảng 100 quốc gia thành viên. Mô hình BSGĐ không chỉ đã phát triển rộng rãi không chỉ ở các nước đang phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Australia, Canada mà cả ở các nước đang phát triển như Philippine, Malaysia, đặc biệt là Cu Ba là quốc gia được coi là mẫu hình về phát triển mô hình bác sỹ gia đình ở các nước đang phát triển.

Tại Việt Nam, năm 1998, Dự án phát triển đào tạo bác sĩ gia đình tại Việt Nam với sự tài trợ bởi quĩ CMB (China Medical Board of New York) được Bộ Y tế phê duyệt. Tháng 3 năm 2000, Bộ Y tế chính thức công nhận chuyên ngành Y học gia đình và cho phép đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I Y học gia đình. Năm 2002, Trung tâm đào tạo bác sĩ gia đình được thành lập tại Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y- Dược thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y Thái Nguyên và bắt đầu triển khai đào tạo chuyên khoa cấp I Y học gia đình. Đến nay đã có thêm các Trường Đại học Y Hải phòng, Trường Đại học Y- Dược Huế, Trường Đại học Y- Dược Cần Thơ triển khai đào tạo chuyên khoa cấp I Y học gia đình.

Hoạt động bác sĩ gia đình đã bước đầu được tổ chức tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa và TP. Hồ Chí Minh với các mô hình khác nhau: Trung tâm bác sĩ gia đình, phòng khám bác sĩ gia đình, trạm y tế có hoạt động bác sĩ gia đình… Mô hình hoạt động bác sĩ gia đình tại nước ta hiện nay là mô hình mới, chưa được quan tâm, đầu tư tương xứng, hoạt động còn tản mạn, nhiều hạn chế, bất cập và hiệu quả chưa cao.

Hiện nay, mô hình bệnh tật ở nước ta là mô hình bệnh tật kép, các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng vẫn ở mức khá cao, trong khi nhóm các bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích tăng nhanh dẫn đến nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân ngày càng tăng; việc sàng lọc, theo dõi, quản lý, điều trị bệnh mạn tính tại cộng đồng là hết sức cần thiết, đòi hỏi việc nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở ngày càng trở nên cấp bách. Xuất  phát từ thực tiễn bước đầu tiếp cận mô hình bác sĩ gia đình ở nước ta và kinh nghiệm ở các nước trên thế giới cho thấy nếu phát triển mô hình bác sĩ gia đình sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục, giúp sàng lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, góp phần giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, ngày 22 tháng 3 năm 2013 Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án: “Xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020” tại Quyết định số 935/2013/QĐ-BYT. Mục tiêu của Đề án là: xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình trong hệ thống y tế Việt Nam nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục, thuận lợi cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, góp phần giảm quá tải bệnh viện.

Để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của bác sĩ gia đình, ngày 22/5/2014 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 16/2014/TT-BYT hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình. Sau hai năm triển khai thực hiện Đề án, đến nay đã có 6/8 Sở Y tế tổ chức thực hiện mô hình bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình tại địa phương và bước đầu đã thu được kết quả khích lệ như Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, Sở Y tế thành phố Hà Nội, Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế.

Một số trường Đại học chuyên ngành Y đã thực hiện đào tạo định hướng để cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình; Một số Sở Y tế đã cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình và giấy phép hoạt động phòng khám bác sĩ gia đình; Các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang đã kiện toàn, thành lập được 240 phòng khám bác sĩ gia đình.

Theo báo cáo của 6/8 tỉnh, năm 2013-T6/2014, tại các phòng khám bác sĩ gia đình thực hiện được 353.000 lượt khám bệnh, chữa bệnh, 2.743 lượt khám, chữa bệnh cấp cứu, 7.002 ca thủ thuật và chuyển tuyến 11.514 ca, khám bệnh tại nhà: 2.391 ca và tư vấn 9.879 cuộc, phục hồi chức năng: 87 ca. Một số phòng khám BSGĐ có hoạt động rất tốt như phòng khám đa khoa tư nhân Thành Công, Phòng khám BSGĐ tại BV quận 2 TP. HCM. Các phòng khám này đã sử dụng bệnh án điện tử, phần mềm quản lý phòng khám, tổ chức hội chẩn trực tuyến…

Ngoài hoạt động khám, chữa bệnh tại phòng khám, các phòng khám bác sĩ gia đình thực hiện quản lý sức khỏe, thực hiện công tác phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, tham gia truyền thông phòng bệnh, vận động tiêm chủng…

Đây là những kế quả đáng ghi nhận, đánh giá sự khởi đầu đúng hướng, phù hợp nhu cầu xã hội, góp phần giảm quá tải bệnh viện, giải quyết bức xúc của xã hội. Để tiếp tục tăng cường y tế cơ sở, tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu, mô hình BSGĐ rất cần thiết được nhân rộng.

Bên cạnh các ưu điểm, việc triển khai hoạt động bác sỹ gia đình ở nước ta hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nguồn nhân lực có chuyên môn về y học gia đình còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ gia đình còn gặp khó khăn. Việc thành lập Phòng khám BSGĐ còn chưa hấp dẫn đối với tư nhân, nên các phòng khám bác sỹ gia đình tư nhân còn quá ít. Bên cạnh đó, cần tuyên truyển rộng rãi để người dân hiểu đầy đủ về mô hình phòng khám bác sĩ gia đình; hiện nay, người dân vẫn hiểu bác sĩ gia đình là bác sĩ đến nhà thăm khám, chữa bệnh…

Bộ Y tế mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, đồng hành của các cơ quan báo chí truyền thông, cung cấp các thông tin về Hội nghị sơ kết Đề án thí điểm bác sỹ gia đình và xây dựng Đề án nhân rộng mô hình BSGĐ của ngành Y tế, để mô hình phòng khám bác sỹ gia đình thực sự đi vào cuộc sống, nhân rộng ra trên nhiều tỉnh, thành trên cả nước, từng bước góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân ngay từ tuyến cơ sở.

Xin trân trọng cảm ơn./.

Để có thêm thông tin chi tiết về Đề án Bác sỹ gia đình, xin vui lòng liên hệ với Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế. Điện thoại : 04. 6273.2104.

 

Sưu tầm tin Nguyễn Đào (moh.gov.vn)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 22/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
14:30: phối hợp triển khai thực hiện thí điểm trực tuyến “Đổi giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp”
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: Giám sát công tác KSNK, Phân loại chất thải
15:30: Làm việc với MCNV về bàn giao trang thiết bị
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng tin bệnh viện
Chiều: kiểm tra trước tiêm chủng tháng 4
Cả ngày: Kiểm tra liên ngành về các hoạt động đảm bảo vệ sinh trường học, phòng chống dịch bệnh, Vệ sinh An toàn thực phẩm tại các trường học trên địa bàn huyện Phú Vang
Cả ngày: Tập huấn cho các trường học tổ chức bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng cho học sinh
Cả ngày: Thảo luận nhóm về chăm sóc dinh dưỡng
08:30: Tham dự công bố quyết định bổ nhiệm viên chức quản lý
Thứ ba ngày 23/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Vận hành máy Phòng cháy chữa cháy
14:00: Kiểm tra các khoa, phòng
15:00: Ký hồ sơ bệnh án
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
08:00: Giám sát quy trình Điều dưỡng
14:00: Kiểm tra sổ hội chẩn, sổ trực, sổ thuật các khoa chuyên môn
16:00: Tập huấn cách nhập lý do vào viện khi đăng ký khám bệnh
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Sáng: Giám sát tiêm chủng thường xuyên tháng 4
Cả ngày: Thảo luận nhóm về chăm sóc dinh dưỡng
Cả ngày: Kiểm tra Vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện
10:00: Tổ kiểm tra Đảng ủy làm việc với chi bộ Tổ chức -hành chính
Thứ tư ngày 24/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
08:00: Làm việc với phòng KHTC Sở Y tế về quyết toán năm 2023
09:30: Làm việc với CCHIP và MCNV về bàn giao trang thiết bị
14:00: Khai trương phòng tư vấn ngày đầu tiên tăng huyết áp- đái tháo đường
15:00: Làm việc với viên chức có hành nghề Y dược tư nhân
15:30: Báo cáo tiến độ số hóa bệnh án
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: Giám sát thực hiện Quy trình KSNK, tuân thủ Vệ sinh tay
08:15: Giám sát quy trình Điều dưỡng
16:00: Tập huấn cách nhập lý do vào viện khi đăng ký khám bệnh
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Chiều: giám sát tình hình thực hiện 134/QĐ-BYT
Cả ngày: Kiểm tra Vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện
Cả ngày: Hướng dẫn trình diễn thức ăn cho trẻ
07:30: Quan trắc môi trường lao động nhà máy thủy điện Hương Điền
13:30: Kiểm tra công tác khám chữa bệnh, thực hiện Đề án 06
Thứ năm ngày 25/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:45: Vận hành máy phát điện dự phòng
08:00: Làm việc với phòng KHTC Sở Y tế về quyết toán năm 2023
08:00: Về việc tham gia Sinh hoạt khoa học kỹ thuật chuyên đề “Quản lý, chăm sóc người bệnh
15:00: Bình bệnh án
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
15:30: Tham dự họp hội đồng người bệnh cấp khoa
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Sáng: giám sát chủ động chỉ số côn trùng
Sáng: Giám sát tình hình thực hiện 134 QĐ/-BYT
Cả ngày: Khám sức khỏe định kì và khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động công ty Scavi Quảng Điền
Cả ngày: Kiểm tra Vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện
Cả ngày: Hướng dẫn trình diễn thức ăn cho trẻ
Thứ sáu ngày 26/04/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Vận hành máy Phòng cháy chữa cháy
08:30: Họp hội đồng đấu thầu và thống nhất quy trình mua sắm
10:00: Hội ý Ban giám đốc, phòng TCKT và khoa YTCC
14:00: Tham dự Hội nghị đánh giá tổng thể năng lực hoạt động của y tế cơ sở
17:30: Gặp mặt đồng chí Nguyễn Mậu Duyên TP NVY đã hoàn thành sự nghiệp công tác (nghỉ công tác theo chế độ).
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
16:00: Tổng vệ sinh ngoại cảnh
16:00: Tập huấn quy ước mã hóa và viết chăm sóc Cấp I, Cấp II, III lớp 2
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Kiểm tra công vụ các khoa, phòng
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Chiều: giám sát tình hình thực hiện 134 QĐ/BYT
Cả ngày: Hướng dẫn trình diễn thức ăn cho trẻ
Cả ngày: Kiểm tra Vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện
07:30: Dự lễ dâng hương nhân dịp kỉ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4)
10:30: Tổ kiểm tra Đảng ủy làm việc với chi bộ Cận lâm sàng
Thứ bảy ngày 27/04/2024
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Cả ngày: Hướng dẫn trình diễn thức ăn cho trẻ
Chủ nhật ngày 28/04/2024
Dạng 1
Truy câp trong tuần 40.402
Truy câp trong tháng 113.549
Truy câp trong năm 274.544
Truy câp tổng 3.770.619
Truy câp hiện tại 35