Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 04/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Cải tạo, nạo vét mương
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
Cả ngày: Chấm thầu gói thầu mua sắm giấy vệ sinh, túi đựng chất thải, chất tẩy rửa, dụng cụ làm vệ sinh
14:00: Đánh giá, xếp loại viên chức năm 2024
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: Giám định BHYT quý III
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Sáng: Tập huấn phần mềm tiêm chủng và triển khai vắc xin Rota trong TCMR
Cả ngày: Giám sát chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ CSSKSS đợt 3-2024
Thứ ba ngày 05/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Vận hành máy nổ PCCC
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: Giám sát thực hiện quy trình KSNK, phân loại chất thải
Cả ngày: Giám định BHYT quý III
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát chỉ số côn trùng tại các xã nguy cơ
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Cả ngày: Giám sát chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ CSSKSS đợt 3-2024
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
Thứ tư ngày 06/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
14:00 -16:00Họp triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 11/2024
14:00: Tham dự triển khai các văn bản pháp luật liên quan lĩnh vực YHCT
15:30: Kiểm tra điện, nước
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: Giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm
Cả ngày: Giám định BHYT quý III
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Cả ngày: Giám sát chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ CSSKSS đợt 3-2024
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
Cả ngày: Hội thảo tập huấn về đánh giá hiệu lực của hóa chất diệt muỗi phun ULV và đánh giá độ nhạy cảm của muỗi Aedes bằng phương pháp sinh học
10:00: Sinh hoạt chi bộ YHCT-PHCN
Thứ năm ngày 07/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh phục vụ bệnh nhân
15:00: Họp hội đồng khám nghĩa vụ quân sự năm 2025 về triển khai nghị định 105
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: Giám định BHYT quý III
Cả ngày: Tập huấn nghiệp vụ công đoàn tại SYT
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Sáng: Giám sát chỉ số côn trùng tại các xã nguy cơ
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
Cả ngày: Giám sát chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ CSSKSS đợt 3-2024
Cả ngày: Hội thảo tập huấn về đánh giá hiệu lực của hóa chất diệt muỗi phun ULV và đánh giá độ nhạy cảm của muỗi Aedes bằng phương pháp sinh học
Thứ sáu ngày 08/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
Sáng: Vận hành máy nổ pccc, máy phát điện dự phòng
10:00: Họp báo cáo tiến độ chuẩn bị công tác thanh tra Sở Y tế
15:45: Tham dự tọa đàm kỷ niệm 25 năm đào tạo Răng hàm mặt
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: Giám định BHYT quý III
Cả ngày: Tập huấn nghiệp vụ công đoàn tại SYT
15:00: Giao ban công tác số hóa hồ sơ bệnh án
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Tập huấn bồi dưỡng kiến thức Nha học đường tại PGD huyện và khám, điều trị bệnh tại trường TH Phú Mỹ 2
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Cả ngày: Hội thảo tập huấn về đánh giá hiệu lực của hóa chất diệt muỗi phun ULV và đánh giá độ nhạy cảm của muỗi Aedes bằng phương pháp sinh học
Cả ngày: Giám sát chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ CSSKSS đợt 3-2024
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
Thứ bảy ngày 09/11/2024
Chủ nhật ngày 10/11/2024
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 28.486
Truy câp trong tháng 63.096
Truy câp trong năm 1.339.975
Truy câp tổng 4.836.050
Truy câp hiện tại 517
Bệnh Liên Cầu Lợn
Ngày cập nhật 04/06/2015

1. Tác nhân gây bệnh

  • Tác nhân gây bệnh liên cầu lợn là một loại liên cầu khuẩn có tên là Streptococcus suis.
  •  Ở động vật, vi khuẩn thường cư trú ở đường hô hấp trên, cũng có thể có trong đường tiêu hóa và đường sinh dục của lợn.
  • Đã xác định vi khuẩn có 35 týp huyết thanh. S.suis týp II thường gây bệnh ở người.
  • S.susi chủ yếu sống ở lợn nhà. S.suis có thể tồn tại lâu trong phân, nước, rác.
  • S.suis dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn và tẩy rửa, có thể điều trị hiệu quả bằng kháng sinh.

2. Nguồn truyền nhiễm

  • Ổ chứa: Lợn nhà, có thể cả lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim. Các véc-tơ có khả năng truyền bệnh bao gồm ruồi, gián, chuột.
  • Thời gian ủ bệnh: chỉ từ vài giờ đến 3 ngày.
  • Thời kỳ lây truyền: Hiện nay chưa được biết đầy đủ. Khả năng khi lợn bị bệnh, vi khuẩn S.suis biến đổi và tăng độc tính mới lây nhiễm cho người. Chưa thấy có sự lây truyền bệnh từ người sang người.

3. Phương thức lây truyền

  • Streptococcus suis có thể lây truyền qua người khi tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương nhỏ, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn nấu không chín.
  • Bệnh liên cầu khuẩn có thể lây truyền từ lợn ốm sang người và ngược lại. Hiện nay, chưa có bằng chứng bệnh liên cầu khuẩn có thể lây trực tiếp từ người sang người.
  • Lợn mang vi khuẩn là nguồn lây nhiễm chính. Bệnh có thể truyền qua đường hô hấp, các chất bài tiết, máu của lợn bệnh, lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc lây qua kim tiêm nhiễm khuẩn.

4. Triệu chứng

  • Người mắc liên cầu lợn nếu nhẹ là viêm màng não đơn thuần, còn nặng thì nhiễm khuẩn huyết cấp tính, suy đa phủ tạng, suy hô hấp…
  • Các triệu chứng thường gặp là: sốt cao, đau nhức bắp thịt, đau họng, xuất huyết toàn thân, trụy mạch, suy nội tạng, có thể rối loạn đông máu nặng và hôn mê.
  • Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc tiêu hóa: sốt, đi cầu nhiều lần, phân lỏng, cơ thể lạnh, run... trước khi có biểu hiện của viêm màng não
  • Hội chứng sốc nhiễm độc có thể xảy ra đối với bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn, gây tổn thương nghiêm trọng các cơ quan nội tạng trong cơ thể như gan, thận, hệ tuần hoàn…

5. Các biện pháp phòng, chống dịch

5.1. Biện pháp phòng bệnh:

  • Đối với người giết mổ lợn phải tuân theo các quy định: Không giết mổ lợn bị bệnh; không được sử dụng thịt lợn chết làm thức ăn cho động vật khác và phải xử lý lợn bị bệnh chết triệt để, tránh gây nhiễm ra môi trường và cộng đồng; mang các dụng cụ bảo vệ cá nhân cần thiết (găng tay, khẩu trang, kính, mũ...), bảo đảm các vết xước, vết thương không tiếp xúc với lợn hay các sản phẩm của lợn; nơi giết mổ phải bảo đảm vệ sinh môi trường sạch sẽ, tách biệt với khu chế biến thức ăn.
  • Đối với người mua bán thịt lợn: Không mua, bán lợn bị bệnh; không mua bán lợn, thịt lợn không rõ nguồn gốc; chỉ mua lợn, thịt lợn có nguồn gốc, không bị bệnh và có dấu hiệu kiểm dịch của cơ quan thú y.
  • Đối với người tiêu dùng: Không ăn thịt lợn sống, không ăn tiết canh, nội tạng lợn chưa được nấu chín, không ăn thịt lợn và sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc; không tiếp xúc với sản phẩm từ lợn còn sống khi tay có vết xây xước, trừ khi mang găng bảo vệ.
  • Đối với người chế biến thức ăn: Giữ cho khu vực chế biến thức ăn sạch sẽ và rửa tay sau khi thao tác; khi lưu trữ, bảo quản thịt sống phải tách biệt với nơi bảo quản thịt đã qua chế biến hoặc sản phẩm ăn sẵn để tránh lây nhiễm bệnh; không dùng dụng cụ chế biến thịt sống để chế biến thịt (dao, thớt); rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi chế biến thịt; sản phẩm phải được nấu chín kỹ trước khi ăn...

5.2. Biện pháp chống dịch:

  • Tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp bị nghi nhiễm liên cầu lợn, nên đưa ngay đến bệnh viện để điều trị kịp thời, đặc biệt chú ý giám sát những đối tượng có tiếp xúc gần với lợn bị bệnh như người chăn nuôi, giết mổ và buôn bán lợn.
  • Khoanh vùng, phun khử trùng môi trường vùng có dịch bằng chloramin B 1,25%.
  • Nghiêm cấm hoàn toàn việc di chuyển và giết mổ lợn. Không giết mổ, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết phải tiêu hủy đúng cách.
  • Lợn ốm, chết phải chôn, đổ thuốc sát khuẩn và tiêu hủy. Chuồng trại và môi trường chăn nuôi phải phun thuốc sát khuẩn, khử khuẩn. Để trống chuồng 2 tuần mới nuôi lợn trở lại.
Bs Đặng Văn Tuấn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.