Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 16/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa, phòng ngoại cảnh
11:00: Họp hội đồng thuốc và điều trị
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Chiều: Giám sát công tác DS-PT
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ ba ngày 17/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Chiều: Kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại các TYT xã, thị trấn
07:30: Gặp mặt Người học thực hành Điều dưỡng ( phổ biến nội quy,quy chế bệnh viện)
16:15: Tổng vệ sinh toàn bệnh viện
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: giám sát thực hiện quy trình KSNK, phân loại chất thải
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát các chỉ số véc tơ PC SXH
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Cả ngày: Giám sát công tác DS-PT 9 tháng
15:30: Phát quà trung thu cho bệnh nhân nhi
Thứ tư ngày 18/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Chiều: Kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại các TYT xã, thị trấn
14:00: Làm việc với Hội đồng chấm điểm đánh giá xếp hạng lại TTYT huyện Phú Vang
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ năm ngày 19/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Tập huấn cán bộ chăm sóc PHCN (Dự án ACDC)
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh bệnh nhân
15:30: Sinh hoạt khoa học (bình bệnh án khoa Nhi) và Báo cáo tiến độ số hóa bệnh án
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát các chỉ số véc tơ PC SXH
Sáng: Khám sàng lọc bệnh Tăng huyết áp và Đái tháo đường
Chiều: Tập huấn cộng tác viên sốt xuất huyết 02 xã trọng điểm (Vinh Thanh, Phú Diên)
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ sáu ngày 20/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Tập huấn cán bộ chăm sóc PHCN (Dự án ACDC)
07:15: giám sát công tác vệ sinh ngoại cảnh
07:15: giám sát công tác vệ sinh ngoại cảnh
08:00: Tham dự lễ khai giảng năm học 2024-2025
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Khám sàng lọc bệnh Tăng huyết áp và Đái tháo đường
Chiều: Giám sát trước tiêm chủng thường xuyên tháng 9
Cả ngày: Tập huấn truyền thông về kháng thuốc cho cán bộ tỉnh, huyện 2024
Cả ngày: Phối hợp truyền thông CSSKSS VTN/TN
13:30: Tham dự Hội nghị giao ban công tác phòng chống HIV/AIDS 9 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024
Thứ bảy ngày 21/09/2024
Chủ nhật ngày 22/09/2024
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 39.167
Truy câp trong tháng 91.294
Truy câp trong năm 972.168
Truy câp tổng 4.468.243
Truy câp hiện tại 6.437
Tiêm phòng vắc-xin viêm não Nhật Bản
Ngày cập nhật 10/07/2017
(Hình ảnh minh họa)

        Tại nước ta, viêm não virut xảy ra rải rác quanh năm. Trong mười năm trở lại đây, số ca mắc viêm não virut trung bình khoảng 1.000 -1.200 trường hợp/năm và có khoảng 20-50 trường hợp tử vong; trong đó, bệnh viêm não Nhật Bản ghi nhận 200-300 trường hợp mắc, bệnh thường tăng cao vào các tháng mùa hè. Hiện  nay bệnh viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản là biện pháp dự phòng chủ động hiệu quả nhất.

        Người có nghi ngờ mắc bệnh viêm não Nhật Bản( VNNB) thường có đặc điểm dịch tễ là những người sống trong vùng lưu hành của bệnh, đặc biệt vào mùa bệnh. Thời gian ủ bệnh từ 5-15 ngày sau khi bị muỗi đốt. Sau đó từ 1-6 ngày, bệnh nhân sốt cao đột ngột kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn. Trong trường hợp điển hình, triệu chứng của bệnh VNNB gồm hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc và các triệu chứng của Hội chứng viêm não, màng não biểu hiện:

- Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc: Sốt cao đột ngột 39-40oC, nhức đầu, da niêm mạc xung huyết, tuy nhiên xét nghiệm bạch cầu không tăng. 

- Hội chứng não - màng não: Nhức đầu, buồn nôn, nôn, cứng gáy, sợ ánh sáng, sợ tiếng động... 

- Rối loạn ý thức: Lơ mơ, vật vã, mê sảng, có thể co giật, rối loạn thần kinh thực vật (vã mồ hôi, mạch nhanh…), có thể có tổn thương thần kinh khu trú: bại, liệt, rung giật nhãn cầu.

Nguồn truyền nhiễm ở trong thiên nhiên là các loài chim, trong đó có một số loài ăn quả vải, quả nhãn. Nguồn truyền nhiễm gần người là một số gia súc, trong đó quan trong nhất là lợn nhà. Muỗi Culex tritaniorhynchus thường sống ở các ruộng lúa, chúng đốt hút máu các động vật như lợn và gia cầm nhiễm vi-rút rồi đốt người, qua đó truyền vi-rút cho người. Người là vật chủ ngẫu nhiên trong chu kỳ lây truyền. Vi-rút được truyền qua vết đốt của muỗi cái, từ tuyến nước bọt có chứa vi-rút. Bệnh không lây truyền từ người sang người.

     Bệnh VNNB là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do có tỷ lệ tử vong cao (25-80%) và những di chứng của bệnh sau khi điều trị khỏi là di chứng suốt đời mà hay gặp nhất là di chứng rối loạn tâm thần, động kinh, Parkinson. Tử vong thường xảy ra trong vòng 7 ngày đầu khi bệnh nhân có hôn mê sâu, co giật và những triệu chúng tổn thương hành não. Tử vong trong giai đoạn sau chủ yếu do các biến chứng đặc biệt như viêm phổi, suy kiệt. Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên chủ yếu là điều trị triệu chứng chống phù não, chống bội nhiễm, săn sóc và dinh dưỡng tốt.

     Bệnh VNNB chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Tiêm vắc xin VNNB là biện pháp dự phòng chủ động hiệu quả nhất. Ngoài ra phối hợp các biện pháp phòng chống khác như kiểm soát muỗi Culex  truyền bệnh; kiểm soát động vật mang vi rút gây bệnh; thực hiện vệ sinh môi trường thường xuyên, quy hoạch và cải tạo khu vực dân cư, khu chuồng trại chăn nuôi để giảm tác hại của véc tơ và vật chủ truyền bệnh.

Vắc-xin VNNB có thể sử dụng cho đối tượng người lớn và trẻ em từ đủ 12 tháng tuổi trở lên. Đối với vi-rút gây VNNB, thực hiện tiêm phòng vắc-xin đúng lịch là biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất.

+   Liều gây  miễn dịch cơ bản: Tiêm đủ 3 mũi :

·  Mũi tiêm thứ 1: ngày 0

·  Mũi tiêm thứ 2: ngày thứ 7 đến 14

·  Mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 là 12 tháng.

+ Liều lượng: với trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi tiêm 0,5 ml/mũi; với trẻ từ 3 tuổi trở lên tiêm liều 1 ml/mũi.

+ Đường tiêm: dưới da, mặt ngoài trên cánh tay.

Liều tiêm nhắc lại: Miễn dịch của vắc-xin VNNB là miễn dịch không bền vững nên khoảng 3- 4 năm tiêm nhắc lại 1 lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.

Hiện nay tiêm phòng vắc-xin VNNB đã được triển khai trong tiêm chủng thường xuyên hàng tháng tại các trạm y tế xã, thị trấn./.

Bs Đặng Văn Tuấn - Phó giám đốc - TTYT huyện Phú Vang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.