Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 18/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
14:00: Hội ý chuẩn bị nội dung phục vụ công tác kiểm tra bệnh viện
16:30: Tham dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ y tế
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
15:00: Dự gặp mặt - tọa đàm kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Chiều: Giám sát chỉ số côn trùng tại các xã nguy cơ
Chiều: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế
08:00: Dự hội nghị trực tuyến toàn quốc về giảm cầu ma túy
Thứ ba ngày 19/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
08:00: Tặng hoa nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
14:00: Tham dự hội nghị huyện ủy
14:00: Kiểm tra bệnh án chăm sóc cấp I
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Chiều: Giám sát thực hiện quy trình KSNK, phân loại chất thải
07:30: Vận hành máy nổ pccc
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Quan trắc môi trường lao động
Sáng: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế.
Cả ngày: Giám sát công tác chuẩn bị trước tiêm chủng vắc xin Td
Thứ tư ngày 20/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
14:00: Họp chuyển xếp lương HĐ 111
14:00: Kiểm tra bệnh án chăm sóc cấp I
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: Giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm
09:00: Gặp mặt Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
15:30: Kiểm tra điện nước các khoa, phòng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát chỉ số côn trùng tại các xã nguy cơ
Chiều: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế.
Cả ngày: Giám sát trước chiến dịch cân đo và cho trẻ uống vitamin A
15:00: Giao ban công tác Dân số
Thứ năm ngày 21/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh phục vụ bệnh nhân
14:30: Thực hiện quy trình bổ nhiệm Trưởng khoa Phục hồi chức năng
15:30: Hội nghị ban chấp hành Đảng ủy mở rộng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Chiều: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế.
Cả ngày: Giám sát trước chiến dịch cân đo và cho trẻ uống vitamin A
Cả ngày: Triển khai tiêm chủng vắc xin Td cho trẻ 7 tuổi
Thứ sáu ngày 22/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
15:30: Thực hiện quy trình bổ nhiệm Phó trưởng khoa Nhi
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Vận hành máy nổ pccc, máy phát điện dự phòng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Cả ngày: Giám sát Tiêm chủng vắc xin thường xuyên tháng 11
Cả ngày: Giám sát trước chiến dịch cân đo và cho trẻ uống vitamin A
Thứ bảy ngày 23/11/2024
Chủ nhật ngày 24/11/2024
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 38.776
Truy câp trong tháng 142.598
Truy câp trong năm 1.419.477
Truy câp tổng 4.915.552
Truy câp hiện tại 752
3 dấu hiệu rất sớm cảnh báo trẻ mắc tay chân miệng trở nặng
Ngày cập nhật 26/05/2022

 Đa phần trẻ mắc tay chân miệng có diễn biến nhẹ nhưng bệnh cũng có thể biến chứng nguy hiểm, đặc biệt diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ.

 

Bệnh tay chân miệng chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71 (EV71). Virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh và có thể tự khỏi trong vài ngày. Ngược lại, virus EV71 gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngoài Coxsackie A16 và EV71, một số chủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm, tuy nhiên thời điểm hiện nay là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển. Bệnh có thể gây thành dịch lớn. Đa phần trẻ có diễn biến nhẹ nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nguy hiểm, đặc biệt diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Các dấu hiệu bệnh tay chân miệng gồm: sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…). Tuy nhiên, nhiều khi cha mẹ phải rất tinh ý mới phát hiện kịp thời.

Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn, cụ thể như:

Giai đoạn ủ bệnh 3 – 6 ngày.

- Giai đoạn khởi phát bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận thấy gồm: Trẻ bị sốt, mệt mỏi, sốt nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C), đau họng, tổn thương, đau rát ở miệng, chảy nước bọt nhiều, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh), trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như:

Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước có đường kính 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa.

Loét miệng: ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc.

Dấu hiệu toàn thân nặng: rối loạn tri giác, mê sảng, co giật, nôn, tay chân run rẩy, tim đập nhanh, khó thở, tím tái… Gia đình cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức.

3 dấu hiệu sớm cảnh báo diễn biến nặng

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, có 3 triệu chứng rất sớm cảnh báo diễn biến nặng của bệnh tay chân miệng ở trẻ mà cha mẹ cần chú ý theo dõi. Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng sau đây, gia đình cần đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp thời.

Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

Sốt cao không hạ: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamon. Đây là tình các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn đó là các chế phẩm có Ibuprofen.

Giật mình: đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Điều trị và chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có thể do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau, khiến trẻ ăn kém, có thể dẫn đến hạ đường máu. Các biện pháp khắc phục:

- Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad…

- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa…

- Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt…Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.

Phòng bệnh tay chân miệng

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không nên cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi …

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

- Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

Sưu tầm tin Ths.Bs Bùi Nhơn - Khoa ATTP

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.