|
|
|
|
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sở, Ban, Ngành tỉnh TT Huế TTYT Huyện/Thị xã/Thành Phố
|
| |
Tạo nguồn kinh phí bền vững cho hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá và nâng cao sức khỏe Ngày cập nhật 18/07/2011 Dự án “Hướng tới xây dựng mô hình tạo nguồn kinh phí bền vững cho hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá và nâng cao sức khỏe tại Việt Nam” được triển khai từ 1/4/2009 đến 30/6/2011 và đã thực hiện được những bước quan trọng trong tiến trình thành lập Quỹ Phòng chống tác hại thuốc là và Nâng cao sức khỏe cộng đồng. TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám Chữa bệnh Bộ Y tế nhấn mạnh, thành lập Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá và Nâng cao sức khỏe để tăng cường hiệu quả và duy trì sự bền vững cho hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá. Nguồn kinh phí hạn hẹp và không bền vững
Theo Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá, Việt Nam là 1 trong 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới. Tỷ lệ hút thuốc ở nam giới là 47,4% và tỷ lệ hút thuốc lá ở nữ giới là 1,4% (tức khoảng 16 triệu người trưởng thành ở Việt Nam đang hút thuốc). 2/3 phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc lá tại nhà. 33 triệu người không hút thuốc lá thường xuyên hít phải khói thuốc tại nhà. Trên 5 triệu người trưởng thành không hút thuốc lá thường xuyên hít phải khói thuốc tại nơi làm việc. Như vậy, hiện nay, trên 50 triệu người trưởng thành Việt Nam đang chịu tác hại của hút thuốc lá chủ động và thụ động.
Quang cảnh Hội thảo tổng kết Dự án án “Hướng tới xây dựng mô hình tạo nguồn kinh phí bền vững cho hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá và nâng cao sức khỏe tại Việt Nam” được tổ chức vào ngày 12/7/2011
Ở Việt Nam, theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá, gấp 3 lần số người tử vong vì tai nạn giao thông. Điều tra của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế năm 2011 chỉ ra rằng, thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở nam giới Việt Nam, với gần 11% tổng số ca tử vong ở nam là do các bệnh liên quan đến thuốc lá. Cùng với gánh nặng sức khỏe, mỗi năm, Việt Nam tốn 14.000 tỷ đồng để mua thuốc lá, 2.304 tỷ đồng để điều trị 3 bệnh chính trên tổng số 25 bệnh do thuốc lá gây ra, chưa kể chi phí điều trị 22 bệnh còn lại, chi phí của năng suất lao động bị mất đi do mắc bệnh và tử vong sớm liên quan đến thuốc lá…
Trái lại với thực tiễn đầy thách thức này, nguồn kinh phí hiện tại cho hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá lại hạn chế và không bền vững. Trên 90% tổng kinh phí cho hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá do tài trợ của tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ. Việc phụ thuộc vào các nguồn tài trợ từ nước ngoài làm giảm tính chủ động trong các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá của Việt Nam. Trong khi đó, ngân sách Nhà nước cấp dựa trên kế hoạch hàng năm (dưới 50.000 USD/năm) nên Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá cũng gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch và triển khai các chương trình can thiệp phòng chống tác hại thuốc lá dài hạn.
Thực tế đã minh chứng, với nguồn kinh phí hạn hẹp, Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá không có điều kiện triển khai các chiến dịch truyền thông trên phạm vi toàn quốc nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá; không đủ điều kiện để xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới phòng chống tác hại thuốc lá từ trung ương đến cơ sở; chưa thực sự tạo được sự quan tâm và phối hợp của các địa phương, các cấp, các ngành trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá; không đáp ứng được nhu cầu cần hỗ trợ cai nghiện thuốc lá của người dân.
Hướng tới xây dựng Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá và Nâng cao sức khỏe cộng đồng
ThS. Nguyễn Ngọc Minh, Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá cho rằng, Việt Nam có nhu cầu cấp bách cần nguồn kinh phí phòng chống tác hại thuốc lá đủ lớn và ổn định trong nước; có cơ chế hiệu quả để huy động nhân lực của các bộ phận trong xã hội tham gia phòng chống tác hại thuốc lá.
Việc thành lập Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá và nâng cao sức khỏe đã và đang được nhiều nước thực hiện như một biện pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá, nâng cao sức khỏe cộng đồng. Các Quỹ có nguồn tài chính từ thuế thuốc lá thu thêm 1-2%, thuế rượu, tiền phí bảo hiểm… Bằng chứng cho thấy, hoạt động của các Quỹ này có tác dụng làm giảm tỷ lệ tử vong sớm và bệnh tật, cải thiện sức khỏe của người dân trong dài hạn; từ đó tiết kiệm chi phí chăm sóc sức khỏe của cá nhân, xã hội và tăng năng suất lao động của toàn xã hội. Trên cơ sở kinh nghiệm của các nước, Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo Việt Nam nên xem xét quy định thu thêm 2% thuế hoặc phí đối với các sản phẩm thuốc lá để dành riêng cho các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá, nâng cao sức khỏe cộng đồng, vì thuốc lá là một sản phẩm tiêu dùng có hại cho sức khỏe.
Việt Nam cũng có những cơ sở pháp lý vững chắc cho đề xuất thành lập Quỹ Phòng chống tác hại thuốc là và Nâng cao sức khỏe cộng động. Đó là Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá mà Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn vào tháng 11/2004; Quyết định số 1315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch triển khai thực hiện Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá vào tháng 8/2009; Dự thảo Luật Phòng chống tác hại thuốc lá.
Dự án “Hướng tới xây dựng mô hình tạo nguồn kinh phí bền vững cho hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá và nâng cao sức khỏe tại Việt Nam” được triển khai từ ngày 1/4/2009 với mục tiêu nghiên cứu để xây dựng mô hình Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá và Nâng cao sức khỏe cộng đồng. Kết quả, Dự án đã xây dựng và thông tin đến các đại biểu Quốc hội, các Bộ, Ngành liên quan nhiều bằng chứng vận động cho việc thành lập Quỹ; Mô hình Quỹ đã được xây dựng và hoàn thiện dựa trên cơ sở thực tiễn trong nước, kinh nghiệm quốc tế và ý kiến góp ý của các bộ, ngành liên quan; Dự thảo Thông tư quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện công tác phòng chống tác hại thuốc lá đã được hoàn thiện. Việc thành lập Quỹ đã nhận được sự ủng hộ tích cực hơn từ các đại biểu Quốc hội, các Bộ, Ngành liên quan.
Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế, Bộ Tài chính Phạm Đình Thi khẳng định: Quỹ Phòng chống tác hại thuốc là và Nâng cao sức khỏe cộng đồng là giải pháp để bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam trong hiện tại và tương lai, làm giảm các chi phí kinh tế xã hội do lối sống không lành mạnh mang lại. Các tin khác
|
|
Lịch công tác đơn vị
Dạng 1 Truy câp trong tuần 2.221 Truy câp trong tháng 147.001 Truy câp trong năm 1.617.579 Truy câp tổng 5.113.654 Truy câp hiện tại 1.035
|
|