Tìm kiếm
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Những điều cần biết về bệnh Cúm A(H1N1)
Ngày cập nhật 13/06/2018

  Cúm A(H1N1) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm A(H1N1) gây nên. Hiện nay cúm A(H1N1) dễ dàng lây bệnh từ người sang người như các chủng cúm mùa thông thường khác. 

  Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên ghi nhận ngày 26/5/2009 và bùng phát mạnh vào những tháng cuối năm 2009, sau khi triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, dịch bệnh được đẩy lùi trong các tháng đầu năm 2010, đến tháng 7/2010 Việt Nam đã cơ bản khống chế dịch cúm A(H1N1) trên phạm vi toàn quốc. Từ năm 2010 đến nay, cúm A(H1N1) 2009 lưu hành thường xuyên và rộng khắp ở nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực trong đó có Việt Nam như các chủng vi rút cúm mùa khác. Kết quả giám sát trọng điểm qua các năm ghi nhận khoảng 10% số mẫu bệnh nhân cúm dương tính với cúm A(H1N1).Tuy không nguy hiểm như nhiễm cúm A(H5N1), cúm A(H7N9), nhưng những người nhiễm cúm A(H1N1) hay vi rút cúm mùa khác cũng cần hết sức cẩn trọng bởi bệnh có thể gây bội nhiễm, viêm phổi nặng, thậm chí có thể gây suy đa tạng, tử vong ở một số người có bệnh mạn tính.

Vi rút cúm A(H1N1) có thể dễ dàng lây lan từ người sang người giống như cách lây lan của cúm thường qua không khí có chứa các hạt nước nhỏ li ti khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện. Người bệnh cũng có thể nhiễm vi rút cúm do tiếp xúc, chạm tay vào bề mặt vật dụng bị nhiễm vi rút, chạm vào khăn giấy đã dụng có nhiễm vi rút sau đó đưa tay lên mũi, miệng hoặc dụi mắt. Việc dùng chung đồ dùng, ly uống nước, hoặc bàn chải đánh răng với người bệnh cũng có thể lây nhiễm vi rút cúm A(H1N1). Virus bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 70oC.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo: Cúm A(H1N1) khác với cúm mùa thông thường, chỉ tấn công vào các tế bào thuộc phần trên của hệ hô hấp. Cúm A(H1N1) có khả năng tấn công sâu vào tế bào phổi, gây viêm phổi, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vi rút cúm A(H1N1) tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống từ 24 đến 48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ, tay vịn cầu thang...; tồn tại trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và duy trì được năm phút trong lòng bàn tay. Loại vi rút này đặc biệt sống lâu trong môi trường nước; có thể sống được đến bốn ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 220C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 00 C. Do đó hồ bơi trong các khách sạn cũng có thể tạo ra môi trường cho vi rút phát triển, nhất là vào tiết trời mưa dầm, thiếu ánh nắng để diệt vi rút. Những người mắc Cúm A(H1N1) có thể lây lan bệnh 01 ngày trước khi khởi bệnh và kéo dài 07 ngày sau khi khởi bệnh.

            Giống như các chủng cúm mùa khác, khi nhiễm cúm A(H1N1) người bệnh thường có các triệu chứng sau: Sốt, thường trên 38oC và ớn lạnh; Đau viêm họng; Nhức đầu; Đau mình và nhức cơ; Ho khan; Sổ mũi; Mệt mỏi và suy nhược; Tiêu chảy và ói mửa. Ngoài các biểu hiện trên, yếu tố quan trọng nghi ngờ mình nhiễm vi rút cúm A(H1N1) là từ vùng dịch trở về hay tiếp xúc với người mà sau đó được xác định là mang bệnh cúm A(H1N1). Những người bị bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, bệnh tiểu đường và ung thư hiện đang nằm trong số những người được coi là có nguy cơ cao chịu các biến chứng nghiêm trọng của bệnh cúm. Phụ nữ có thai cũng chịu nguy cơ cao, đặc biệt những người đang ở thai kỳ thứ hai và thứ ba; Béo phì cũng có thể là một nhân tố nguy cơ khác khiến bệnh trở nên nghiêm trọng. Những ai có một trong những bệnh nguy cơ cao nêu trên cần đi khám ngay nếu có các triệu chứng giống cúm.

Để phòng chống cúm A(H1N1), Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo cần sử dụng các biện pháp đối với cúm mùa thông thường:

·   Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; không khạc nhổ bừa bãi; hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt; tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người nghi nhiễm cúm.

·   Ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm vi rút  cúm.

·   Thường xuyên vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc

·   Bên cạnh đó, người dân có thể đi tiêm vắc xin để phòng bệnh.

·   Những trường hợp sốt cao, khó thở cần chủ động cách ly, đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử lý, phòng tránh lây lan.

Việc nhận biết và phát hiện sớm các dấu hiệu mắc bệnh có thể giúp điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong./.

Bs Đặng Văn Tuấn - Phó giám đốc - TTYT huyện Phú Vang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 23/12/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát tiêm chủng thường xuyên tháng 12
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
14:30: Duyệt báo cáo tổng kết cuối năm bằng Slide thuyết trình
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Chiều: Hội nghị tổng kết và trao giải cuộc thi trực tuyến" Tìm hiểu kiến thức về ATTP" ngành Y tế năm 2024
08:30: Tham dự cuộc họp phổ biến các nội dung thuộc lĩnh vực Dự phòng
tại Nghị định số 141/2024/NĐ-CP ngày 28/10/2024 của Chính phủ
và hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ điều trị
nghiện chất dạng thuốc phiện tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Thứ ba ngày 24/12/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
08:00: Dự hội nghị trực tuyến triển khai công tác y tế năm 2025
10:30: Sinh hoạt chi bộ YHCT-PHCN
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Chiều: Tham dự Hội nghị tổng kết công tác Dân số - phát triển năm 2024
và triển khai nhiệm vụ năm 2025
Cả ngày: Giám sát thực hiện quy trình KSNk, phân loại chất thải
07:30: Vận hành máy nổ pccc
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát ATTP
Chiều: Tham dự hội nghị tổng kết công tác Y tế, Dân số năm 2024
Thứ tư ngày 25/12/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
09:00: Họp xét tặng kỷ niệm chương
10:30: Thống nhất kê khai tài sản hiện có và tài sản thanh lý để cập nhật tài sản lên hệ thống, tài sản liên quan đến ánh xạ bảo hiểm y tế
14:00: Tham dự hội nghị huyện ủy để đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng bộ huyệnnăm 2024
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: Giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh bệnh trọng điểm
14:00: Tham dự hội nghị tổng kết công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2024 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2025
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát ATTP
Cả ngày: Hội thảo xin ý kiến sửa đổi Quyết định số 170/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 17/01/2006 về việc hướng dẫn xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
10:00: Họp BCH Đoàn TNCS HCM TTYT chuẩn bị công tác tổng kết
Thứ năm ngày 26/12/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Tổng kết công tác Y tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh phục vụ bệnh nhân
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát ATTP
Chiều: Làm việc với Đoàn Giám sát công tác chuẩn bị cấp phát sản phẩm dinh dưỡng
Thứ sáu ngày 27/12/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
07:30: Vận hành máy nổ pccc, máy phát điện dự phòng
14:00: Thu hồi dấu các Trạm Y tế để thực hiện quy trình đổi dấu
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát ATTP
14:00: Tổng kết chương trình Suy dinh dưỡng
Thứ bảy ngày 28/12/2024
Chủ nhật ngày 29/12/2024
Dạng 1
Truy câp trong tuần 18.038
Truy câp trong tháng 162.818
Truy câp trong năm 1.633.396
Truy câp tổng 5.129.471
Truy câp hiện tại 736