|
|
|
|
Liên kết website
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sở, Ban, Ngành tỉnh TT Huế TTYT Huyện/Thị xã/Thành Phố
|
| |
Bệnh viện huyện Phú Vang: “Trực tuyến” từ huyện đến trạm Ngày cập nhật 22/07/2011 | Ứng dụng CNTT tại Bệnh viện Huyện Phú Vang được bắt đầu từ khâu đón tiếp bệnh nhân. |
Là bệnh viện tuyến huyện nhưng Bệnh viện huyện Phú Vang là đơn vị đi đầu tỉnh Thừa Hiên - Huế về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe người dân.
Từ ý tưởng đến hiện thực
Nằm cách trung tâm TP. Huế hơn 20km, Bệnh viện huyện Phú Vang là nơi đi đầu trong việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân, giảm bớt gánh nặng công việc cho đội ngũ y, bác sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thanh Quang, Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết: “ý tưởng về việc ứng dụng CNTT ở bệnh viện xuất phát từ những chuyến tham quan các bệnh viện lớn ở TP. Hồ Chí Minh. Thấy họ giải quyết công việc bằng máy tính rất tiện lợi, độ chính xác lại cao, chúng tôi đã tìm hiểu, học hỏi để ứng dụng thử ở bệnh viện của mình”. Nhưng từ ý tưởng đến thực tế là cả một vấn đề không đơn giản, đặc biệt lại là một bệnh viện tuyến huyện với nhiều khó khăn như kinh phí eo hẹp, trình độ CNTT của đội ngũ y, bác sỹ còn yếu.
Sau nhiều nỗ lực của Ban giám đốc Bệnh viện, đầu năm 2007 việc ứng dụng CNTT tại Bệnh viện huyện Phú Vang mới bắt đầu được triển khai. Điều đáng nói là kinh phí lắp đặt mạng, trang thiết bị máy móc, đào tạo tin học cho nhân viên… đều do bệnh viện tự trích từ nguồn ngân sách. Bác sĩ Quang cho biết: Khi khảo sát thực hiện việc lắp đặt, mua sắm trang thiết bị, quản lý mạng…chúng tôi đã xác định việc phải đầu tư một khoảng kinh phí khá lớn, lên đến 60.000 USD. Không chùn bước trước những khó khăn ban đầu, Ban giám đốc Bệnh viện đã quyết tâm nghiên cứu, xây dựng phương án phù hợp nhất với khả năng của mình. Tiến hành thực hiện từng bước một, cố gắng giảm bớt chi phí không cần thiết.
Anh Nguyễn Đào, chuyên viên quản lý mạng của Bệnh viện cho biết, hiện Bệnh viện huyện Phú Vang có tất cả 39 máy tính được trang bị cho các phòng làm việc, 1 server để lắp đặt mạng nội bộ, một phòng kế hoạch - nghiệp vụ để quản lý, điều hành chung. Hiệu quả công việc là điều không cần phải bàn cãi: nhanh hơn, hiệu quả hơn, chính xác hơn.
Anh Đào cho biết, vấn đề kinh phí thì có thể giải quyết bằng nhiều cách nhưng điều khó khăn nhất là con người để vận hành, sử dụng, quản lý hệ thống CNTT bởi đội ngũ cán bộ, nhân viên của bệnh viện hầu như rất “mù mờ” về CNTT. Để giải quyết được vấn đề này, bệnh viện đã phải chi phí, tốn kém nhiều. “Chúng tôi đã đưa nhân viên đi đào tạo, tuyển chuyên viên quản lý mạng. Trung bình mỗi tuần chúng tôi mở 2 buổi học về vi tính cho nhân viên bệnh viện cũng như các trạm y tế xã. Kiến thức học được, anh em đã nhanh chóng ứng dụng vào công việc hàng ngày. Nhờ tinh thần quyết liệt của Ban Giám đốc Bệnh viện trong việc điều hành, quản lý, cũng như tinh thần say mê, học hỏi của cán bộ, nhân viên nên đến nay mọi người đều có thể nắm bắt được công nghệ và đã "công nghệ thông tin hóa" tất cả hoạt động của bệnh viện từ chẩn đoán, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân đến lưu trữ hồ sơ bệnh nhân, bệnh án....”, anh Đào nói.
“Trực tuyến” từ huyện đến trạm
Huyện Phú Vang có 1 bệnh viện huyện và 20 trạm y tế xã. Trước đây trung bình mỗi tuần, các trạm đều phải cử người đến bệnh viện huyện để báo cáo công việc, đó là chưa tính đến những những trường hợp khẩn cấp. ông Lê Đình Lộc, Trạm trưởng Trạm y tế xã Phú Thượng cho biết: “Từ Trạm xá của chúng tôi đến bệnh viện huyện phải hơn 20km, mỗi lần đi, về phải tốn nhiều thời gian và rất bất tiện, ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Nhưng đến nay, tất cả trạm y tế xã trong huyện đều đã trang bị máy tính được kết nối Internet. Điều này vừa giúp cho các trạm làm tốt công việc của mình, lại rất thuận tiện cho cán bộ công nhân viên tra cứu tài liệu, thông tin liên quan đến ngành nghề thông qua mạng Internet”.
Từ cuối năm 2008, Bệnh viện huyện Phú Vang đã thực hiện giao ban "trực tuyến" đến các trạm. “Vào mỗi sáng thứ hai hàng tuần, chúng tôi sử dụng hệ thống máy tính và webcam để giao ban, nghe các trạm báo cáo tình hình hoạt động tuần trước và chỉ đạo các công việc thực hiện trong tuần. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng thiết bị chưa đầy đủ, chất lượng đường truyền chưa được tốt, hay bị nghẽn, chập chờn, do đó, mỗi lần giao ban "trực tuyến" chỉ thực hiện được với một trạm. Kế hoạch trong thời gian tới của chúng tôi là nâng cấp thiết bị, đường truyền...để có thể tiến hành giao ban với tất cả các trạm cùng một lúc”, Bác sỹ Nguyễn Thanh Quang cho biết.
Tuy nhiên, khả năng của Bệnh viện Phú Vang cũng có hạn nên để thực hiện kế hoạch trên cần phải có sự hỗ trợ, quan tâm hơn nữa của Sở Y tế cũng như của tỉnh. Đây cũng là một mô hình ứng dụng CNTT rất đáng ghi nhận.
ITCNews
Các tin khác
|
|
Lịch công tác đơn vị
Dạng 1 Truy câp trong tuần 1.935 Truy câp trong tháng 146.715 Truy câp trong năm 1.617.293 Truy câp tổng 5.113.368 Truy câp hiện tại 847
|
|