Tìm kiếm
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Muỗi Aedes aegypti -Thủ phạm truyền bệnh Sốt xuất huyết Dengue
Ngày cập nhật 18/08/2017

   Muỗi Aedes là có hình dạng nhỏ, có những vằn trắng đen hoặc nâu đen, tạo thành khoang đen khoang trắng hoặc khoang đen khoang nâu trên cơ thể, bay rất nhanh. Muỗi Aedes phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng trên 20oC. Đây là loại muỗi có khả năng mang vi rút sốt xuất huyết Dengue và truyền từ người này sang người khác thông qua việc đốt và hút máu người.

      Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh chính sốt xuất huyết Dengue, ở Việt Nam là 2 loài muỗi là Aedes aegypti và Aedes albopictus có thể truyền bệnh. Vi rút được truyền qua vết đốt của muỗi, chủ yếu là của loài muỗi Aedes aegypti. Loài muỗi Aedes albopictus ít có vai trò truyền bệnh do ít đốt hút máu người và có thể sống ngoài thiên nhiên. Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 200C đến 250C. Muỗi trưởng thành có thể tìm thấy 50 mét xung quanh ổ với khoảng cách bay tối đa là khoảng 200 mét từ ổ loăng quăng. Nhưng chúng có thể phát tán xa nhờ vào các phương tiện vận tải đường biển và đường bộ, muỗi anopheles có thể bay liên tục 4 giờ với tốc độ 1 - 2 km/giờ, trong một đêm có thể bay xa 12km. Chỉ cần 1/100 số muỗi trong vùng bị nhiễm vi rút là có thể gây dịch. Trứng tồn tại khá lâu, chịu đựng được nhiều tháng trong mùa khô.

            Các ổ chứa loăng quăng thông thường là:

            - Ổ chứa thiên nhiên hốc cây, thân tre, vỏ ốc, vỏ dừa, kẽ bẹ lá (thơm, chuối, khóm, môn…) ít khi gặp trên hốc đá.

            - Ổ chứa nhân tạo: Những dụng cụ chứa nước như: chum vại, bể, chai lọ, lốp ô tô cũ, phuy chứa nước, dụng cụ chứa nước bằng nhựa, bát kê chân tủ đựng thức ăn trong bếp, bể chứa nước trong nhà tắm, bể chứa nước không có nắp đậy, giếng nước cạn, khay nước của tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, lọ hoa ở trong nhà, dụng cụ chứa nước quanh nhà những nơi râm mát. Tóm lại, các ổ chứa rất đa dạng, do con người tạo ra trong và quanh nhà, luôn luôn có mặt và chứa nước, không nhất thiết phải nhiều và không bẩn, thường là những ổ muỗi tồn tại trong mùa khô.

            Trong điều kiện bình thường, muỗi cái sống khoảng 2 tháng và đẻ trung bình khoảng 6 đến 8 lần. Sau mỗi lần đi đẻ muỗi chết khoảng 50%. Trong phòng thí nghiệm, muỗi sống lâu hơn, có thể tới 3 tháng. Muỗi đực nuôi dưỡng bằng cách hút nhựa cây, sau khi giao phối chúng sống được một thời gian khoảng 10 đến 15 ngày. Như vậy muỗi cái sống lâu hơn muỗi đực. Muỗi cái sống càng lâu thì nguy cơ nhiễm bệnh và truyền bệnh sẽ càng cao.

            Đây là loài muỗi ưa thích đốt hút máu người, đốt ban ngày, thường hoạt động vào tầm chạng vạng tối hoặc sáng sớm, có thể đốt nhiều lần trong ngày nếu chưa no máu. Thậm chí ở những nơi ánh sáng yếu thì muỗi này hoạt động cả ngày. Đặc biêt, chúng bay rất nhanh, nếu tìm thấy mồi là lao vào đốt và hút máu ngay; đồng thời bám theo mồi rất dai và chỉ bay đi khi đã hút no máu. Hoạt động tìm mồi hút máu của loài muỗi này phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, nếu nhiệt độ môi trường dưới 230C thì muỗi hầu như không có khả năng hoạt động hút máu. Vì thế muỗi vằn thường phát triển mạnh nhất vào mùa mưa, thời tiết nóng ẩm, khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20ºC. Muỗi đốt người này nhiều hơn người khác là do có sự khác biệt về các hóa chất tạo nên mùi của cơ thể và lượng khí CO2. Khi muỗi đốt con người thì sẽ tạo ra phản ứng viêm, dị ứng, do đó nốt muỗi đốt thường sưng tấy và ngứa bởi trong nước bọt của muỗi có chất chống đông máu, chất giãn mạch, chống kết tập tiểu cầu… Hút máu là điều kiện cho sự đẻ trứng của muỗi cái. Khi chúng hút no máu, chúng tìm nơi trú ẩn để tiêu máu; đó là những nơi kín gió, ấm áp, ẩm thấp và tối tăm. Mỗi loài muỗi có tập tính tìm nơi trú ẩn khác nhau. Khi muỗi hoàn thành giai đoạn tiêu máu thì trứng cũng đã chín. Muỗi cái tìm nơi thích hợp để đẻ trứng. Sau khi đẻ trứng, muỗi lại bay đi tìm mồi hút máu. Thời gian vừa đẻ vừa đi tìm mồi hút máu cho lần đẻ sau được tính là một ngày đêm. Thời gian muỗi đốt máu, trú đậu tiêu máu, hình thành trứng chín, tìm nơi sinh đẻ và bay đi tìm mồi đốt máu gọi là chu kỳ sinh thực.

            Muỗi trưởng thành thường đẻ trứng ở bất kỳ dụng cụ chứa nước nào có thể tích trữ nước đến 7 ngày đều có thể là nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Chu kỳ phát triển của muỗi vằn Aedes từ lúc đẻ trứng đến phát triển thành bọ gậy trung bình là 7 ngày; thời gian phát triển từ bọ gậy thành muỗi trưởng thành chỉ mất khoảng 2 đến 3 ngày.

            Chu kỳ vòng đời của muỗi trải qua 4 giai đoạn phát triển của muỗi đó là trứng, ấu trùng thường được gọi là bọ gậy, thanh trùng thường được gọi là loăng quăngmuỗi trưởng thành. Khi còn là trứng, bọ gậy và loăng quăng thì chúng sống dưới nước và khi muỗi đã trưởng thành thì sống tự do ở môi trường.

            - Giai đoạn đầu tiên(Trứng): Muỗi đẻ trứng ở mặt nước, mỗi lần đẻ khoảng 100 - 400 trứng và nhờ sức căng bề mặt hoặc nhờ có phao mà trứng nổi lên. Kích thước, hình dáng của trứng cũng thay đổi tùy theo loài, trung bình dài 0,5mm. Trứng nở sau 2 - 3 ngày trong điều kiện thích hợp.

            - Giai đoạn 2( Bọ gậy): Trứng muỗi nở ra ấu trùng, hay thường gọi là bọ gậy. Giai đoạn này kéo dài 8 - 12 ngày và liên tiếp nhau qua các lần lột xác, hình dạng giống nhau. Ấu trùng rất di động, lặn xuống đáy khi cảm thấy bị đe dọa hay để tìm thức ăn là những sinh vật: vi tảo, đơn bào. Ấu trùng hô hấp bằng cách nổi lên mặt nước. Với ấu trùng muỗi Anopheles thì chúng nằm song song với mặt nước còn ấu trùng muỗi khác thì nằm nghiêng so với mặt nước tùy theo cấu trúc bộ phận hô hấp.

            - Giai đoạn 3(Loăng quăng): Ấu trùng phát triển tiếp qua giai đoạn nhộng, hay con gọi là loăng quăng. Loăng quăng có hình dạng như dấu phẩy, sống dưới nước khoảng 1 - 5 ngày, di động, không ăn, thở khí trời bằng 2 ống thở.

            - Giai đoạn 4( Muỗi trưởng thành): muỗi trưởng thành sẽ chui ra khỏi xác nhộng từ một vết nứt ở dọc lưng, sự thoát xác sẽ kéo dài khoảng 15 phút.

            Người là ổ chứa và là nguồn truyền nhiễm chủ yếu của bệnh sốt xuất huyết Dengue trong chu trình "người - muỗi Aedes aegypti". Ngoài bệnh nhân, người mang vi rút dengue không triệu chứng cũng có vai trò truyền bệnh quan trọng. Trong ổ dịch sốt xuất huyết Dengue cứ 1 trường hợp bệnh điển hình có hàng chục trường hợp mang vi rút tiềm ẩn, không có triệu chứng.

            - Thời gian ủ bệnh: Từ 3 -14 ngày, thông thường từ 5 - 7 ngày.

            - Thời kỳ lây truyền: Bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue là nguồn lây truyền ngay trước khi xuất hiện cơn sốt cho tới khi hết sốt, trung bình khoảng 6 - 7 ngày. Người mang vi rút không triệu chứng thường có thời kỳ lây truyền ngắn hơn.

            Muỗi Aedes aegypti nhiễm vi rút từ 6 - 12 ngày sau khi hút máu và có khả năng truyền bệnh suốt đời.

            Nhằm kiểm soát và khống chế muỗi Aedes truyền bệnh một cách hiệu quả, lâu dài cần tuyên truyền giáo dục và hướng dẫn cho người dân quy hoạch lại khu vực dân cư và cách dự trữ nước sinh hoạt ở hộ gia đình; thường xuyên làm tổng vệ sinh môi trường khu dân cư, loại bỏ tối đa ổ bọ gậy nguồn (là vị trí muỗi đẻ trứng hay gặp nhất ở mỗi địa phương) của loài muỗi Aedes. Biện pháp diệt bọ gậy/loăng quăng và muỗi trưởng thành của loài Aedes là quan trọng nhất.

            - Tuyên truyền thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự sinh sản của muỗi: Hướng dẫn người dân làm nắp đậy kín bể chứa nước, thường xuyên thau rửa bể, chum, vại; loại bỏ hoặc kiểm soát những nơi muỗi Aedes thường đẻ trứng như lọ hoa, chậu cây cảnh, đồ vật phế thải có đọng nước mưa quanh hộ gia đình; nuôi thả một số loại cá nhỏ hoặc giáp xác ăn bọ gậy như Mesocyclop ở những vật chứa nước lớn ít có khả năng thay rửa. Cho muối hoặc dầu hỏa, ma dút vào nước chống kiến chân chạn.

            - Vệ sinh cảnh quang môi trường với mục đích là thu hẹp môi trường sinh trưởng của muỗi như: nạo vét cống rãnh, vũng nước đọng, dụng phế thải chứa nước mưa. Phát quang bụi rậm, sử dụng bồn chứa nước sinh hoạt kín, lu chum vại đựng nước có nắp đậy, dọn dẹp nhà cửa...

            - Diệt muỗi trưởng thành:

            + Sử dụng hóa chất diệt côn trùng theo đúng chỉ định và hướng dẫn của ngành y tế. Phun thuốc diệt muỗi trong nhà, ngoài trời khi không có người.

            + Sử dụng thiên địch để diệt muỗi, bọ gậy: Nuôi cá hoặc lươn nhỏ trong bể nước để tiêu diệt bọ gậy. Dùng Mesocyclops để diệt loăng quăng. Dùng các côn trùng thủy sinh thuộc họ corixidae để diệt loăng quăng. Các ấu trùng chuồn chuồn trong nước ăn bọ gậy, còn chuồn chuồn trưởng thành bắt muỗi trong không trung.  Thạch sùng, thằn lằn ăn muỗi trong nhà.

            + Dùng bẫy điện, Vợt điện: Đèn bẫy muỗi được chế tạo với một đèn phát ánh sáng hấp dẫn muỗi và côn trùng tụ tập đến, bao quanh bởi lưới kim loại có hiệu điện thế thấp. Khi muỗi và côn trùng sa vào lưới, dòng điện nhỏ sẽ phóng qua và tiêu diệt chúng. Phương pháp này sử dụng được trong nhà và ngoài trời. Vợt điện, thiết kế như vợt bắt muỗi cầm tay, chỉ gồm lưới kim loại có điện thế, chạy pin. Vợt này đòi hỏi kỹ thuật sử dụng của người bắt muỗi, có thể có ích trong nhà, nhưng không có tính hiệu quả cao.

            - Chống muỗi để giảm thiểu khả năng bị muỗi ảnh hưởng đến sức khỏe là ngăn cản không cho chúng tiếp xúc với cơ thể.

            + Màn, lưới chống muỗi: Các biện pháp dùng màn và lưới ngoài việc chống muỗi, chống bụi, còn có tác dụng tạo không khí thoáng mát trong phòng, ngăn cản ánh sáng, sử dụng tiện lợi, tạo một phong tuyến mạnh khỏe cho gia đình, không gây hại cho sức khỏe hay môi trường, chi phí không cao và phát huy tác dụng trong thời gian dài. Màn ngủ là phương pháp hiệu quả để phòng chống muỗi đốt khi ngủ. Lưới cửa, là các lưới kim loại (hay nhựa) có lỗ nhỏ, không cho muỗi hay các loại côn trùng vượt qua và xâm nhập vào nhà ở, nhưng vẫn đảm bảo thoáng khí và ánh sáng.

            + Máy phát siêu âm xua muỗi: Các máy này được chế tạo nhỏ như đồng hồ, đeo ở tay, chạy pin, phát ra sóng siêu âm khiến muỗi không muốn lại gần, nhưng tai người không nghe thấy gì. Tiện dụng khi ta đi du lịch các vùng đất nhiều muỗi.

            + Thuốc xua muỗi: Thuốc bôi lên da để xua muỗi khỏi da, tiện dụng khi đi du lịch đến vùng đất nhiều muỗi. Chúng thường chứa các hóa chất sau: DEET, tinh dầu bạc hà mèo, nepetalactone, tinh dầu xả hay tinh dầu bạch đàn.

            + Hương xua muỗi: có thể được đốt trong nhà khi mọi người đi vắng. Nó có thể tiêu diệt muỗi trong phạm vi nhà ở và không duy trì được tác dụng lâu dài.

            + Bật đèn sáng: Muỗi rất sợ đèn sáng vào buổi tối, những ngôi nhà có ánh sáng mạnh sẽ xua được muỗi vào nhà tìm mồi đốt máu. Tạo luồng gió nhẹ bằng quạt có thể xua được muỗi.

                             

Bs Đặng Văn Tuấn - Phó Giám đốc TTYT huyện Phú Vang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 23/12/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát tiêm chủng thường xuyên tháng 12
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
14:30: Duyệt báo cáo tổng kết cuối năm bằng Slide thuyết trình
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Chiều: Hội nghị tổng kết và trao giải cuộc thi trực tuyến" Tìm hiểu kiến thức về ATTP" ngành Y tế năm 2024
08:30: Tham dự cuộc họp phổ biến các nội dung thuộc lĩnh vực Dự phòng
tại Nghị định số 141/2024/NĐ-CP ngày 28/10/2024 của Chính phủ
và hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ điều trị
nghiện chất dạng thuốc phiện tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Thứ ba ngày 24/12/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
08:00: Dự hội nghị trực tuyến triển khai công tác y tế năm 2025
10:30: Sinh hoạt chi bộ YHCT-PHCN
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Chiều: Tham dự Hội nghị tổng kết công tác Dân số - phát triển năm 2024
và triển khai nhiệm vụ năm 2025
Cả ngày: Giám sát thực hiện quy trình KSNk, phân loại chất thải
07:30: Vận hành máy nổ pccc
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát ATTP
Chiều: Tham dự hội nghị tổng kết công tác Y tế, Dân số năm 2024
Thứ tư ngày 25/12/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
09:00: Họp xét tặng kỷ niệm chương
10:30: Thống nhất kê khai tài sản hiện có và tài sản thanh lý để cập nhật tài sản lên hệ thống, tài sản liên quan đến ánh xạ bảo hiểm y tế
14:00: Tham dự hội nghị huyện ủy để đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng bộ huyện năm 2024
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: Giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh bệnh trọng điểm
08:30: Hội nghị trực tuyến góp ý dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một
số điều Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
14:00: Tham dự hội nghị tổng kết công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2024 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2025
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát ATTP
Cả ngày: Hội thảo xin ý kiến sửa đổi Quyết định số 170/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 17/01/2006 về việc hướng dẫn xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
10:00: Họp BCH Đoàn TNCS HCM TTYT chuẩn bị công tác tổng kết
Thứ năm ngày 26/12/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Tổng kết công tác Y tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh phục vụ bệnh nhân
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát ATTP
Chiều: Làm việc với Đoàn Giám sát công tác chuẩn bị cấp phát sản phẩm dinh dưỡng
Thứ sáu ngày 27/12/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
07:30: Vận hành máy nổ pccc, máy phát điện dự phòng
14:00: Thu hồi dấu các Trạm Y tế để thực hiện quy trình đổi dấu
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát ATTP
14:00: Tổng kết chương trình Suy dinh dưỡng
14:00: Tham dự Hội nghị Tổng kết công tác kinh tế - hạ tầng và công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025
Thứ bảy ngày 28/12/2024
Chủ nhật ngày 29/12/2024
Dạng 1
Truy câp trong tuần 21.591
Truy câp trong tháng 166.371
Truy câp trong năm 1.636.949
Truy câp tổng 5.133.024
Truy câp hiện tại 1.567