Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 18/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
14:00: Hội ý chuẩn bị nội dung phục vụ công tác kiểm tra bệnh viện
16:30: Tham dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ y tế
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
15:00: Dự gặp mặt - tọa đàm kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Chiều: Giám sát chỉ số côn trùng tại các xã nguy cơ
Chiều: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế
08:00: Dự hội nghị trực tuyến toàn quốc về giảm cầu ma túy
Thứ ba ngày 19/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
08:00: Tặng hoa nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
14:00: Tham dự hội nghị huyện ủy
14:00: Kiểm tra bệnh án chăm sóc cấp I
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Chiều: Giám sát thực hiện quy trình KSNK, phân loại chất thải
07:30: Vận hành máy nổ pccc
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Quan trắc môi trường lao động
Sáng: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế.
Cả ngày: Giám sát công tác chuẩn bị trước tiêm chủng vắc xin Td
Thứ tư ngày 20/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
14:00: Họp chuyển xếp lương HĐ 111
14:00: Kiểm tra bệnh án chăm sóc cấp I
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: Giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm
09:00: Gặp mặt Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
15:30: Kiểm tra điện nước các khoa, phòng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát chỉ số côn trùng tại các xã nguy cơ
Chiều: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế.
Cả ngày: Giám sát trước chiến dịch cân đo và cho trẻ uống vitamin A
15:00: Giao ban công tác Dân số
Thứ năm ngày 21/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh phục vụ bệnh nhân
14:30: Thực hiện quy trình bổ nhiệm Trưởng khoa Phục hồi chức năng
15:30: Hội nghị ban chấp hành Đảng ủy mở rộng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Chiều: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế.
Cả ngày: Giám sát trước chiến dịch cân đo và cho trẻ uống vitamin A
Cả ngày: Triển khai tiêm chủng vắc xin Td cho trẻ 7 tuổi
Thứ sáu ngày 22/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
15:30: Thực hiện quy trình bổ nhiệm Phó trưởng khoa Nhi
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Vận hành máy nổ pccc, máy phát điện dự phòng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Cả ngày: Giám sát Tiêm chủng vắc xin thường xuyên tháng 11
Cả ngày: Giám sát trước chiến dịch cân đo và cho trẻ uống vitamin A
Thứ bảy ngày 23/11/2024
Chủ nhật ngày 24/11/2024
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 52.005
Truy câp trong tháng 155.827
Truy câp trong năm 1.432.706
Truy câp tổng 4.928.781
Truy câp hiện tại 819
Bệnh Whitmore
Ngày cập nhật 18/11/2020

  Bệnh Whitmore (hay còn gọi là bệnh Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng do một vi khuẩn có tên khoa học là Burkholderia pseudomallei gây ra. 

   Vi khuẩn này thường được tìm thấy trong đất và nước bị ô nhiễm, lây sang người và động vật thông qua tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh, đặc biệt là qua vết thương hở trên da. Con người và động vật cũng có thể nhiễm bệnh do hít phải các hạt bụi, giọt nước chứa vi khuẩn hoặc do sử dụng nước ô nhiễm. Loại vi khuẩn này khi vào trong cơ thể sẽ ủ bệnh trong một thời gian từ 2-21 ngày rồi mới phát tác. Điều nguy hiểm nhất của căn bệnh này là sau khi phát tác bệnh tiến triển rất nhanh và có thể gây tử vong chỉ trong thời gian 48 giờ. Những ca bệnh thường xuất hiện tập trung từ tháng 7-11, vào mùa mưa.

   Các triệu chứng lâm sàng rất đa dạng. Thời gian tính từ khi nhiễm trùng đến khi xuất hiện các triệu chứng trung bình là 2-4 tuần. Đối với trẻ em khi mắc bệnh thường có biểu hiện sốt cao, nhiễm trùng kèm nhiễm độc và sưng tuyến mang tai thường gặp hơn những triệu chứng khác. Ở người lớn dấu hiệu nghi ngờ là viêm phổi, tiếp theo là tình trạng nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tiết niệu, viêm da,… Đối tượng dễ mắc bệnh Whitmore là những người bị bệnh thận mãn tính, bệnh phổi hoặc tiểu đường. Triệu chứng xảy ra là viêm phổi, áp xe gan lách, áp xe cơ, xuất hiện ổ nhiễm khuẩn trên da, đau cơ, sốt cao. Bệnh Whitmore (melioidosis) là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao (khoảng 40%) và thời gian tử vong nhanh nếu người bệnh không được chẩn đoán sớm và chính xác. Bệnh xảy ra ở một người khỏe mạnh, được chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách sẽ có thể khỏi bệnh hoàn toàn mà không để lại di chứng. Tuy nhiên khi bệnh xảy ra ở những người già, yếu, đang mắc bệnh mãn tính, hệ miễn dịch suy giảm thì bệnh sẽ diễn biến phức tạp và khó chữa hơn.

      Hiện này chưa có vắc -xin phòng bệnh đặc hiệu, vì vậy phòng bệnh không đặc hiệu đóng một vai trò cực kì quan trọng. Tránh tiếp xúc với đất hoặc nước bị ô nhiễm có thể khiến chúng ta mắc bệnh Whitmore. Đặc biệt là những người có vết thương ngoài da, mắc bệnh đái tháo đường, bệnh thận mạn tính, người suy giảm miễn dịch (bẩm sinh hoặc mắc phải) nên tránh tiếp xúc với đất và nước đọng, đặc biệt là ở khu vực trang trại. Nông dân làm sản xuất nông nghiệp nên mang ủng để có thể ngăn ngừa nhiễm trùng qua bàn chân. Nhân viên y tế phải có biện pháp phòng ngừa tiếp xúc tiêu chuẩn (mặt nạ, găng tay và áo choàng) để tránh nhiễm trùng. Khi bản thân có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ bị nhiễm bệnh Whitmore thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị bệnh./.

   Một số hình ảnh minh họa:

Bs Đặng Văn Tuấn - Phó giám đốc TTYT huyện Phú Vang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.