Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 18/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
14:00: Hội ý chuẩn bị nội dung phục vụ công tác kiểm tra bệnh viện
16:30: Tham dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ y tế
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
15:00: Dự gặp mặt - tọa đàm kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Chiều: Giám sát chỉ số côn trùng tại các xã nguy cơ
Chiều: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế
08:00: Dự hội nghị trực tuyến toàn quốc về giảm cầu ma túy
Thứ ba ngày 19/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
08:00: Tặng hoa nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
14:00: Tham dự hội nghị huyện ủy
14:00: Kiểm tra bệnh án chăm sóc cấp I
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Chiều: Giám sát thực hiện quy trình KSNK, phân loại chất thải
07:30: Vận hành máy nổ pccc
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Quan trắc môi trường lao động
Sáng: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế.
Cả ngày: Giám sát công tác chuẩn bị trước tiêm chủng vắc xin Td
Thứ tư ngày 20/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
14:00: Họp chuyển xếp lương HĐ 111
14:00: Kiểm tra bệnh án chăm sóc cấp I
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: Giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm
09:00: Gặp mặt Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
15:30: Kiểm tra điện nước các khoa, phòng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát chỉ số côn trùng tại các xã nguy cơ
Chiều: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế.
Cả ngày: Giám sát trước chiến dịch cân đo và cho trẻ uống vitamin A
15:00: Giao ban công tác Dân số
Thứ năm ngày 21/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh phục vụ bệnh nhân
14:30: Thực hiện quy trình bổ nhiệm Trưởng khoa Phục hồi chức năng
15:30: Hội nghị ban chấp hành Đảng ủy mở rộng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Chiều: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế.
Cả ngày: Giám sát trước chiến dịch cân đo và cho trẻ uống vitamin A
Cả ngày: Triển khai tiêm chủng vắc xin Td cho trẻ 7 tuổi
Thứ sáu ngày 22/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
15:30: Thực hiện quy trình bổ nhiệm Phó trưởng khoa Nhi
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Vận hành máy nổ pccc, máy phát điện dự phòng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Cả ngày: Giám sát Tiêm chủng vắc xin thường xuyên tháng 11
Cả ngày: Giám sát trước chiến dịch cân đo và cho trẻ uống vitamin A
Thứ bảy ngày 23/11/2024
Chủ nhật ngày 24/11/2024
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 55.059
Truy câp trong tháng 158.881
Truy câp trong năm 1.435.760
Truy câp tổng 4.931.835
Truy câp hiện tại 1.538
Cách sử dụng khẩu trang đúng.
Ngày cập nhật 02/07/2015

Dụng cụ phòng hộ cá nhân ( PHCN)là những dụng cụ nhân viên y tế có thể mang để bảo vệ mình khỏi bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc gần với bệnh nhân cũng như có thể bảo vệ bệnh nhân không bị nhiễm các vi sinh vật thường trú và vảng lai của nhân viên y tế. Các dụng cụ PHCN thường được sử dụng bao gồm găng tay, khẩu trang, áo choàng, mũ, kính và ủng hay bao giày. Việc sủ dụng đúng các dụng cụ PHCN có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng ngừa sự lây truyền bệnh trong công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân và phòng chống dịch bệnh.

Thông thường, các loại bệnh lây qua đường hô hấp bao gồm bệnh lây qua đường không khí và qua đường giọt bắn.

Giọt bắn là giọt nhỏ li ti, có kích thước lớn hơn 5 micromet, phát sinh qua đường hô hấp khi nói, ho, hắt hơi… Các giọt này có kích thước lớn, tốc độ bắn ra khá nhanh và không lơ lửng trong không khí, có thể rơi, bám vào bề mặt xung quanh, nên có khả năng văng vào mắt hoặc mũi người không mang khẩu trang hoặc không được bảo vệ an toàn trên bề mặt tiếp xúc. Các giọt này có phạm vi ảnh hưởng trong khoảng cách chừng 1 m nên những trường hợp tiếp xúc gần dễ bị lây bệnh.

Các giọt không khí cũng xuất phát từ đường hô hấp, nhỏ dưới 5 micromet, nhẹ, có thể lơ lửng trong không khí và dễ phát tán trong vòng vài chục mét. Ngoài ra, việc tiếp xúc qua trung gian bàn tay với vùng vi khuẩn gây bệnh cũng có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm bệnh khi sơ ý dùng tay tiếp xúc trở lại với mũi, miệng. Việc đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sẽ giúp ngăn ngừa, phòng tránh sự lây truyền bệnh hiệu quả. Bản thân bệnh nhân cũng cần mang khẩu trang để mầm bệnh không phát ra ngoài.

Hiện nay việc sử dụng khẩu trang đúng là một trong những biện pháp quan trọng trong việc phòng chống các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Trong các cơ sở khám chữa bệnh thường dùng hiện nay là Khẩu trang y tế hay còn gọi là khẩu trang phẫu thuật và Khẩu trang N95. Do đặc tính và khả năng phòng bệnh của từng loại khẩu trang khác nhau, nên việc sử dụng khẩu trang trong phòng bệnh cũng phải phù hợp

 

Khẩu trang y tế hay còn gọi là khẩu trang phẫu thuật thường được làm bằng 3 lớp vải không dệt và được tiệt trùng kỹ. Loại khẩu trang này thường có các nếp gấp và một thanh chì giúp khẩu trang ôm khít vào mặt người đeo, có thể ngăn được hầu hết các giọt bắn nên có thể giúp phòng ngừa được nhiều bệnh lây truyền qua giọt nhỏ nhưng không ngăn được lây truyền qua không khí.

Khẩu trang y tế được khuyến cáo cho mọi người đeo khi vào các phòng chờ trong bệnh viện, khi tiếp xúc, chăm sóc bệnh nhân trong thời gian không quá lâu. Cần hết sức lưu ý khi đeo phải cho cạnh có thanh chì lên phía trên sống mũi. Dùng tay bóp thanh chì ôm khít vào sống mũi, sau đó kéo các nếp khẩu trang cho ôm kín miệng và cằm. Loại khẩu trang này làm bằng vải không dệt nên chỉ dùng được một lần, nếu giặt đi dùng lại thì các sợi vải bị xô lệch nên chúng sẽ không còn tác dụng phòng bệnh.

Bệnh nhân khi đeo khẩu trang phẫu thuật có thể hạn chế phát tán giọt nhỏ khi nói chuyện, ho nhẹ, làm giảm nguy cơ truyền bệnh cho người khác. Nhưng nếu bệnh nhân hắt hơi hoặc ho mạnh, luồng không khí mạnh từ mũi, miệng bệnh nhân thoát ra mạnh có thể khiến khẩu trang không bám sát mặt bệnh nhân và tạo lối thoát cho các giọt bắn ra ngoài. Hơn nữa, nhiều bệnh nhân khó thở, suy hô hấp nên không thể đeo khẩu trang. Bệnh nhân khi ho, hắt hơi nên che kín mũi, miệng bằng một khăn giấy và sau đó vứt bỏ ngay vào thùng rác.

 

Khẩu trang N95 là loại khẩu trang có cấu tạo đặc biệt, không chỉ ngăn ngừa được giọt nhỏ mà còn ngăn ngừa đến 95% số nhân giọt bắn và không khí. Nhờ vậy khả năng phòng bệnh của chúng cao hơn rất nhiều lần.

Khẩu trang N95 giúp ngăn ngừa cả bệnh lây truyền qua giọt nhỏ bắn và qua không khí. Nó được chỉ định cho các nhân viên y tế phải trực tiếp chăm sóc, tiếp xúc gần với bệnh nhân có bệnh lây truyền qua không khí trong khoảng thời gian dài hơn.

 

Lưu ý khi dùng khẩu trang:

- Khẩu trang vừa khít với khuôn mặt: mặt có màu của khẩu trang ở phía ngoài và thanh kim loại ở phía trên; dây đeo khẩu trang phải đảm bảo giữ khẩu trang trên mặt một cách chắc chắn; khẩu trang phải che được mũi, miệng và cằm; thanh kim loại uốn ngang khít với sống mũi.

- Không chạm vào khẩu trang khi đã vào phòng bệnh. Trong trường hợp cần thiết, rửa tay sạch trước và sau khi chạm vào khẩu trang.

- Khi tháo khẩu trang, tránh chạm vào mặt ngoài của khẩu trang vì nó có thể có mầm bệnh.

- Sau khi tháo khẩu trang, gập khẩu trang sao cho mặt ngoài của khẩu trang được gập vào phía trong, sau đó vứt khẩu trang vào túi nhựa hoặc túi giấy trước khi cho vào thùng rác có nắp đậy.

- Rửa tay sạch trước khi đeo khẩu trang, trước và sau khi tháo khẩu trang.

- Thay khẩu trang ngay khi bị ẩm, nhiễm bẩn(máu dịch tiết bắn vào khẩu trang..), bị rách./. 

1. Cách mang khẩu trang Y tế

Bs Đặng Văn Tuấn - PGĐ TTYT Phú Vang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.