Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 18/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
14:00: Hội ý chuẩn bị nội dung phục vụ công tác kiểm tra bệnh viện
16:30: Tham dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ y tế
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
15:00: Dự gặp mặt - tọa đàm kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Chiều: Giám sát chỉ số côn trùng tại các xã nguy cơ
Chiều: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế
08:00: Dự hội nghị trực tuyến toàn quốc về giảm cầu ma túy
Thứ ba ngày 19/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
08:00: Tặng hoa nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
14:00: Tham dự hội nghị huyện ủy
14:00: Kiểm tra bệnh án chăm sóc cấp I
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Chiều: Giám sát thực hiện quy trình KSNK, phân loại chất thải
07:30: Vận hành máy nổ pccc
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Quan trắc môi trường lao động
Sáng: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế.
Cả ngày: Giám sát công tác chuẩn bị trước tiêm chủng vắc xin Td
Thứ tư ngày 20/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
14:00: Họp chuyển xếp lương HĐ 111
14:00: Kiểm tra bệnh án chăm sóc cấp I
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: Giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm
09:00: Gặp mặt Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
15:30: Kiểm tra điện nước các khoa, phòng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát chỉ số côn trùng tại các xã nguy cơ
Chiều: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế.
Cả ngày: Giám sát trước chiến dịch cân đo và cho trẻ uống vitamin A
15:00: Giao ban công tác Dân số
Thứ năm ngày 21/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh phục vụ bệnh nhân
14:30: Thực hiện quy trình bổ nhiệm Trưởng khoa Phục hồi chức năng
15:30: Hội nghị ban chấp hành Đảng ủy mở rộng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Chiều: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế.
Cả ngày: Giám sát trước chiến dịch cân đo và cho trẻ uống vitamin A
Cả ngày: Triển khai tiêm chủng vắc xin Td cho trẻ 7 tuổi
Thứ sáu ngày 22/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
15:30: Thực hiện quy trình bổ nhiệm Phó trưởng khoa Nhi
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Vận hành máy nổ pccc, máy phát điện dự phòng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Cả ngày: Giám sát Tiêm chủng vắc xin thường xuyên tháng 11
Cả ngày: Giám sát trước chiến dịch cân đo và cho trẻ uống vitamin A
Thứ bảy ngày 23/11/2024
Chủ nhật ngày 24/11/2024
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 55.113
Truy câp trong tháng 158.935
Truy câp trong năm 1.435.814
Truy câp tổng 4.931.889
Truy câp hiện tại 1.539
Bệnh thủy đậu và phụ nữ mang thai
Ngày cập nhật 29/06/2015
(Ảnh minh họa)

 

1. Bệnh Thủy đậu

Bệnh thủy đậu là bệnh lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp do nhiễm một chủng vi rút herpes Varicella zoster virus (VZV), thường gặp ở trẻ em và thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên ở các đối tượng khác như người lớn, phụ nữ mang thai và người suy giảm miễn dịch, tác động của vi rút VZV có thể nghiêm trọng hơn.

Biểu hiện ban đầu của bệnh là: người bệnh có sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi người trong một vài ngày. Sau đó, sẽ thấy phát ban và xuất hiện những nốt phỏng nước trên da; mới đầu ban đỏ chắc sau nổi mụn nước chỉ 1-2 ngày. Bệnh có thể khỏi sau 1-2 tuần.

Đặc điểm của các mụn nước:

+ Những mụn nước có kích thước từ 2 - 5mm, thường mọc ở thân người, sau đó lan lên mặt và tay chân thậm chí là cả trong họng, miệng, đường tiêu hóa;

+ Mụn nước lúc đầu chứa một chất dịch trong, sau đó dịch đó trở nên đục như mủ rồi đóng vẩy. Các vẩy đó sẽ rụng dần và nếu không có biến chứng gì thì sẽ không để lại sẹo;

+ Các mụn nước mọc làm nhiều đợt khác nhau, do đó cùng trên  một vùng da có thể thấy nhiều dạng khác nhau: hoặc ban đỏ, hoặc mụn nước trong, mụn nước đục, mụn đóng vẩy... trong cùng một thời gian.

Ở một số bệnh nhân có cơ địa đặc biệt như người suy giảm miễn dịch (người mắc u lympho, bệnh bạch cầu hoặc điều trị corticoid kéo dài), vi rút VZV có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng nặng, các nốt phỏng thường hoại tử và chảy máu. Vi rút  VZV có thể khu trú gây tổn thương ở các cơ quan nội tạng như phổi, gan, thần kinh và gây đông máu trong lòng mạch.

Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền. Khi một người mang vi rút thủy đậu nói, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ho... thì các vi rút đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài lẫn trong bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ bị lây bệnh ngay. Thông thường, từ lúc nhiễm phải vi rút, đến lúc phát ra bệnh ( thời gian ủ bệnh) là khoảng 2 -3 tuần. Khi đã mắc bệnh thủy đậu, cần cách ly ít nhất 5 - 7 ngày, dịch thường xảy ra trong gia đình và trường học.

Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu, tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh gia tăng nếu người đó chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh và ở trong những trường hợp sau: cùng sống trong một môi trường với người bị thủy đậu, tiếp xúc với người bị thủy đậu từ một giờ trở lên, có hệ thống miễn dịch bị tổn thương.

2. Ảnh hưởng của bệnh thủy đậu với PNMT:

Theo nhiều nghiên cứu khác nhau tần suất mắc bệnh thủy đậu nguyên phát (mắc bệnh lần đầu tiên) trong thai kỳ khoảng 5/10.000 - 7/10000, bởi vì hầu hết các phụ nữ  mang thai ( PNMT) đã từng mắc bệnh khi còn nhỏ hoặc trước đó đã được tiêm chủng phòng bệnh.

Phụ nữ đã từng mắc bệnh thủy đậu trước khi mang thai hoặc đã được tiêm chủng phòng bệnh thủy đậu thì được miễn dịch với bệnh này do cơ thể đã có kháng thể chống lại bệnh. Do đó, khi mang thai, những PNMT đã có kháng thể chống lại bệnh thủy đậu không cần phải lo lắng về biến chứng của bệnh đối với bản thân cũng như thai nhi.

Một số trường hợp PNMT chưa mắc bệnh hoặc chưa được tiêm chủng phòng bệnh thủy đậu khi tiếp xúc trực tiếp với người đang bị thủy đậu, khả năng nhiễm bệnh sẽ rất cao. PNMT nhiễm bệnh thủy đậu có nguy cơ viêm phổi do vi rút  varicella 10 - 20%, trong số người viêm phổi do vi rút  này nguy cơ tử vong lên đến 40%. Tỉ lệ tử vong ở PNMT mắc bệnh thủy đậu cao nhất trong số những người lớn nhiễm bệnh này.

Đối với những PNMT, bệnh thủy đậu nguyên phát khi mang thai, sự ảnh hưởng của bệnh trên thai nhi tùy vào từng giai đoạn tuổi thai:

Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, nếu người mẹ bị nhiễm thủy đậu thì vi rút có thể sẽ gây sảy thai. Còn nhiều biến chứng nguy hiểm khác đối với thai nhi, trong đó có hội chứng thủy đậu bẩm sinh.

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh:

Đối với những PNMT mắc bệnh lần đầu tiên khi mang thai, tùy vào tuổi của thai nhi mà bệnh sẽ có độ ảnh hưởng nhiều hay ít.

 - Trong 3 tháng đầu, đặc biệt tuần lễ thứ 8 -12 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị Hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0.4%. Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là sẹo ở da. Những bất thường khác có thể xảy ra là tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển tâm thần.

- Trong 3 tháng giữa, đặc biệt tuần 13 - 20 của thai kỳ, nguy cơ thai nhi bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%. Sau tuần lễ thứ 20 thai kỳ, hầu như không ảnh hưởng trên thai.

- Nếu người mẹ nhiễm bệnh trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh, bé sơ sinh dễ mắc bệnh thủy đậu lan tỏa do mẹ chưa có đủ thời gian tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Tỉ lệ tử vong bé sơ sinh lúc này lên đến 25 - 30% số trường hợp bị nhiễm.

Xử trí khi  PNMT mắc bệnh thủy đậu:

PNMT cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa, nếu sốt có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol. Giữ vệ sinh thân thể, tránh làm vỡ những bóng nước vì có nguy cơ bội nhiễm.

Vì PNMT có nguy cơ cao do biến chứng của bệnh thủy đậu: nên dùng varicella - zoster immune globulin (VZIG) đối với những PNMT có phơi nhiễm với bệnh mà những PNMT này chưa từng mắc bệnh thủy đậu hoặc tiêm chủng phòng bệnh.

Việc dùng VZIG không phòng ngừa được nhiễm trùng bào thai, hội chứng thủy đậu bẩm sinh cũng như bệnh thủy đậu sơ sinh

Như vậy, việc dùng VZIG cho PNMT chỉ phòng ngừa biến chứng nặng ở mẹ chứ không giúp ích cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.

Để dự phòng biến chứng cho trẻ, nên dùng VZIG cho bé sơ sinh.

Đối với PNMT nhiễm bệnh thủy đậu diễn tiến nặng có nguy cơ viêm phổi nên được tư vấn dùng Acyclovir đường tĩnh mạch để giảm nguy cơ cho cả mẹ và thai. Acyclovir có vai trò ức chế sự phát triển của vi rút  nên ức chế sự phát triển của bệnh.

Phòng bệnh:

- Để phòng bệnh thủy đậu, tốt nhất nên  tiêm vắc xin phòng bệnh. Lịch tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu khi trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Cụ thể:

+ Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: tiêm một mũi duy nhất;

+ Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: tiêm 2 mũi, mũi thứ hai cách mũi đầu 6-10 tuần;

+ Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, sau khi tiêm vắc xin thủy đậu 03 tháng  mới nên có thai.

- Khi mang thai nên tránh tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu.

- Giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh thân thể tốt.

Hiện nay, tại phòng tiêm dịch vụ Trung tâm Y tế huyện Phú Vang đã và đang triển khai tiêm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu.

BS Đặng Văn Tuấn – PGĐ TTYT Phú Vang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.