Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 25/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: sơn các khoa, phòng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an
14:00: Hội ý về việc học thực hành cấp chứng chỉ hành nghề
15:30: Hội ý thông qua quy chế thi đua khen thưởng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: giám sát đảm bảo vệ sinh ăn toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Thứ ba ngày 26/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Sơn các khoa, phòng
07:30: Vận hành máy nổ pccc
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an
14:00: Thông qua Dự thảo Đề án Chuyển giao Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc Sở Y tế về trực thuộc UBND cấp huyện
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
15:00: Rà soát, đánh giá các nội dung phục vụ công tác kiểm tra cuối năm của SYT
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát các chỉ số véc tơ PCD SXH
Sáng: giám sát đảm bảo vệ sinh ăn toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Sáng: giám sát đảm bảo vệ sinh ăn toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Thứ tư ngày 27/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Sơn các khoa, phòng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: giám sát đảm bảo vệ sinh ăn toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Thứ năm ngày 28/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an
08:00: Đoàn Sở Y tế kiểm tra bệnh viện cuối năm 2024
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: giám sát đảm bảo vệ sinh ăn toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Thứ sáu ngày 29/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Vận hành máy nổ pccc, máy phát điện dự phòng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: giám sát đảm bảo vệ sinh ăn toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
07:30: Tham dự Lễ lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS
Thứ bảy ngày 30/11/2024
Chủ nhật ngày 01/12/2024
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 315
Truy câp trong tháng 161.631
Truy câp trong năm 1.438.510
Truy câp tổng 4.934.585
Truy câp hiện tại 136
Muốn người bệnh hài lòng phải chú ý từ những việc rất nhỏ
Ngày cập nhật 12/08/2019

 Suckhoedoisong.vn - Sáng 9/8, hơn 300 đại biểu là lãnh đạo các bệnh viện khu vực phía Nam đã có mặt tại TP.HCM để tham gia Hội nghị thường niên câu lạc bộ giám đốc bệnh viện lần thứ XVIII. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì hội nghị.

   Phát biểu khai mạc hội nghị, PSG.TS Nguyễn Thị Kim Tiến ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực rất lớn của hệ thống y tế từ trung ương đến địa phương, từ lãnh đạo các sở, lãnh đạo các bệnh viện tuyến trung ương cho đến bệnh viện tuyến quận, huyện và phường, xã. Tất cả đã tạo nên những biến chuyển rõ rệt trong ngành và đã nhận được sự ghi nhận tích cực từ phía nhân dân. Tuy nhiên bên cạnh đó, nhiều vấn đề hạn chế vẫn còn tồn đọng cần có giải pháp để sớm thay đổi.

(Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại Hội nghị)

Phải chú ý từ những việc nhỏ nhất

PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, sau 5 năm thực hiện đổi mới thái độ, phong cách phục vụ, nhìn chung các kết quả đánh giá sự hài lòng của người bệnh cho thấy tỷ lệ hài lòng đã ở mức hơn 80% và chỉ số này ngày càng tăng so với những năm trước. Ở chỉ số tham nhũng vặt tại bệnh viện tuyến huyện, kết quả đánh giá cho thấy chỉ còn 0,4% (2018), so với 9% (2017) và 16%(2016). Về chuẩn bệnh viện xanh sạch đẹp, tỷ lệ bệnh viện được đánh giá mức tốt theo khảo sát của Cục Quản lý Môi trường Y tế cho thấy đã đạt được 60,7% (2018), so với 49% (2017). Riêng nhà vệ sinh đã có 80% đạt yêu cầu.

Bên cạnh những thành quả, ngành y tế vẫn còn một số hạn chế như người dân vẫn còn phàn nàn về hạ tầng bệnh viện, cổng một số bệnh viện còn lộn xộn, một số nhà vệ sinh chưa sạch sẽ, một số nhân viên y tế cần niềm nở, vui vẻ hơn, thủ tục thanh toán còn rườm rà, phức tạp, công nghệ thông tin chưa đồng bộ.

Trước thực trạng trên, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ đạo lãnh đạo các bệnh viện, các khoa phòng cần có sự cam kết, quyết liệt, sâu sát hơn nữa trong tập huấn tinh thần thái độ, phong cách ứng xử của nhân viên y tế, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở xanh-sạch-đẹp, tiếp tục thực hiện nghiêm túc các Thông tư, Quyết định, Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hạ tầng, lưu ý nhà vệ sinh.

“Phải chú ý từ những việc làm nhỏ nhất như nhà vệ sinh, bàn hướng dẫn, nơi để giấy bút, cách ứng xử niềm nở. Cần thay đổi quyết liệt quy trình chờ lấy số khám bệnh, tránh tình trạng người bệnh khám, chờ trả tiền, chờ kết quả xét nghiệm, chờ mua thuốc, chờ lấy thuốc. Không để tình trạng chờ mãi ở từng khâu. Tại sao lại dồn hết vào buổi sáng? Tại sao ô này đông kín mà ô kia không có người? Điều này cho thấy ta chưa biết điều hành. Nếu những điều thế này còn tồn tại thì người bệnh không bao giờ cảm thấy hài lòng”, Bộ trưởng nói.

Phải đổi mới cung ứng dịch vụ y tế

Sau 5 năm thực hiện đổi mới quản lý chất lượng bệnh viện, kết quả đạt được thấy rõ nhất ở tỷ lệ nằm ghép giảm đều từ tuyến trung ương đến tuyến tỉnh. Tại bệnh viện tuyến trung ương năm 2012 tỷ lệ nằm ghép chiếm 58% thì nay chỉ còn 16,7%. Bệnh viện tuyến tỉnh 47% nằm ghép năm 2012 thì đến 2018 chỉ còn 11,4%. Mức chất lượng bệnh viện toàn quốc theo 83 tiêu chí cải  thiện rõ rệt, một số bệnh viện bước đầu có uy tín, được người nước ngoài lựa chọn (300.000 lượt khám chữa bệnh, 57.000 lượt điều trị nội trú. Bên cạnh đó, nhiều kỹ thuật cao được triển khai và chuyển giao (thông qua Đề án BV vệ tinh, 1816).

Tuy nhiên bên cạnh những việc đã làm được, các bệnh viện vẫn còn mắc nhiều hạn chế, cụ thể vẫn còn tình trạng bệnh nhân nằm ghép trong vòng 24h, tình trạng quá tải khoa khám bệnh ở một số bệnh viện tuyến trung ương, tuyến cuối trong khi bệnh viện tuyến dưới lại không có bệnh nhân. Hiện tượng chuyển tuyến, chuyển viện còn khá cao, thời gian nằm viện một số chuyên khoa chưa giảm. Chưa thực sự thu hút người nước ngoài, người Việt Nam khám chữa bệnh trong nước (40.000 lượt người ra nước ngoài, chi phí >2 tỷ USD), tình trạng nhiễm khuẩn chéo bệnh viện, kháng kháng sinh, an toàn bệnh nhân vẫn chưa thực sự được lưu tâm.

Để khắc phục những tồn đọng, các giải pháp đã được ban hành bao gồm Đề án giảm quá tải bệnh viện (QĐ 92/QĐ-TTg 2013), Đề án BV vệ tinh (QĐ 774/QĐ-BYT 2013), Đề án luân phiên cán bộ (QĐ 1816/QĐ-BYT 2008, xây dựng tiêu chí chất lượng bệnh viện dựa trên kinh nghiệm quốc tế (QĐ 6858/QĐ-BYT 2016). Bộ Y tế đã ban hành một loạt các Thông tư, văn bản về an toàn, xét nghiệm, chống nhiễm khuẩn, kháng kháng sinh, dinh dưỡng, tiết chế, chống nhiễm khuẩn…

Giải pháp sắp tới cần làm là thực hiện đề án “Tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng lực chuyên môn y tế xã, phường giai đoạn 2019 - 2025” (Quyết định 1718/QĐ-BYT 2019); Đề án giảm người Việt Nam khám chữa bệnh và thu hút người nước ngoài khám chữa bệnh ở Việt Nam. Đặc biệt phải thực hiện việc chăm sóc toàn diện, kéo ngược dòng bệnh nhân từ trung ương về tuyến tỉnh, từ tỉnh về huyện và về xã phường. Tiếp tục thực hiện 83 Tiêu chí chất lượng bệnh viện, phấn đấu một số bệnh viện đạt tiêu chuẩn JCI, phát triển cơ sở hạ tầng bệnh viện, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (bệnh viện thông minh, tele-medicine, bệnh án điện tử, hồ sơ sức khỏe cá nhân).

(Toàn cảnh Hội nghị)

Điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ

Bộ trưởng cho biết, trong 5 năm qua, công tác đổi mới tài chính y tế đã có những thành quả đáng kể. Bảo hiểm y tế nguồn thu bệnh viện tăng, chất lượng khám chữa bệnh tăng, thu nhập người lao động tăng nhờ thực hiện tự chủ và điều chỉnh giá dịch vụ. Bệnh viện có nguồn quỹ phát triển sự nghiệp để cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ người bệnh. Người tham gia bào hiểm y tế được hưởng gói quyền lợi khá rộng (trong khi mức đóng thấp); người nghèo, cận nghèo, chính sách… được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, ngành vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Giá dịch vụ chưa tính đúng, tính đủ chi phí, một số bệnh viện khó khăn trong thực hiện tự chủ, mệnh giá bảo hiểm y tế thấp, quỹ bảo hiểm y tế không bao phủ các dịch vụ kỹ thuật cao, thuốc, vật tư, tiện nghi mà người dân có điều kiện, có khả năng chi trả, vướng mắc trong thanh toán khám chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa cơ sở y tế và cơ quan bảo hiểm xã hội…

Trước thực trạng trên, Bộ Y tế đã chỉ đạo thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ, thực hiện xã hội hóa, liên doanh liên kết, tự chủ; triển khai lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Bước đầu thực hiện đổi mới phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh (định suất, thí điểm DRGs). Tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ y tế tính đúng, tính đủ; Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định thay thế NĐ 16/NĐ-CP; Bộ Y tế ban hành thông tư giá dịch vụ theo yêu cầu, thông tư liên doanh liên kết; Đa dạng các gói bảo hiểm y tế; Có giải pháp để hạn chế tác động không mong muốn của thông tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc (từ 2021); Tăng cường kiểm tra, giám sát, tránh lạm dụng; Bảo hiểm y tế thương mại…

Đổi mới quản lý nhiễm khuẩn bệnh viện

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đặc biệt nhắc nhở các bệnh viện lưu tâm đến vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn bởi đây là việc làm cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe của người bệnh.

Kết quả đạt được, hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn bước đầu thiết lập tại các bệnh viện (các khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, nhân lực làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn). Xây dựng hệ thống giám sát kháng kháng sinh. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế. Một số lãnh đạo bệnh viện chưa thật sự hiểu tầm quan trọng của chống nhiễm khuẩn nên chưa đầu tư nguồn lực hiệu quả. Khoa chăm sóc tích cực (ICU) thiết kế không hợp lý, quy trình cách ly không được tuân thủ. Không ít bệnh viện hạn chế trong thực hiện quy chế (rửa tay, trang phục, dụng cụ, sát trùng, tẩy trùng). Phân loại, sàng lọc người bệnh chưa tốt dẫn đến lây chéo. Nhiều bệnh viện chưa thực hiện được quản lý kháng thuốc.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Y tế đã ban hành một số quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn, ban hành thông tư 16/2018/TT-BYT quy định công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia kiểm soát nhiễm khuẩn 2016-2020. Tổ chức  một số khóa đào tạo, tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn và kháng kháng sinh.

 

Bộ trưởng Bộ Y tế nhắc nhở nhiệm vụ cần làm trong thời gian tới tại các bệnh viện là phải thực nghiêm túc Thông tư quy định về khoa chăm sóc tích cực; bố trí lại khu vực lây nhiễm, cách ly hợp lý, đầu tư thích đáng cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn và kháng kháng sinh (cơ sở, trang thiết bị, vật tư, đào tạo/tập huấn); thực hiện nghiêm các quy định, quy trình về kiểm soát nhiễm khuẩn.

Nguồn: https://m.suckhoedoisong.vn/muon-nguoi-benh-hai-long-phai-chu-y-tu-nhung-viec-rat-nho-n161778.html

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.