Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 23/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
08:00: Làm việc tại trường Đại học Y Dược Huế
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát tiêm chủng thường xuyên tháng 9
10:00: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Thứ ba ngày 24/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
07:30: Vận hành máy nổ pccc
08:30: Họp lấy ý kiến đề án tổ chức lại Trung tâm y tế trực thuộc huyện và Họp về đấu thầu vật tư năm 2024-2025
15:30: Giao ban Trạm Y tế về công tác Y học cổ truyền
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: Giám Sát thực hiện quy trình KSNK, phân loại chất thải
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Sáng: Giám sát Dân số quý 3
Sáng: Khám sàng lọc bệnh không lây nhiễm
Cả ngày: Tham gia đoàn giám sát CDC tỉnh
Thứ tư ngày 25/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
14:00: Tham dự họp quán triệt về điều kiện hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh theo quy định tại Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 của Chính phủ và thanh toán chi phí bảo hiểm y tế
15:00: Kiểm tra điện, nước ở các khoa phòng
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: Giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm
15:00: Tập huấn quy trình KSNK và phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Khám sàng lọc bệnh không lây nhiễm
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Sáng: Giám sát các chỉ số véc tơ PC SXH
14:00: Giao ban chuyên trách tâm thần tháng 9
Thứ năm ngày 26/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
07:30: Tập huấn Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng năm 2024
16:00: Tổng vệ sinh toàn bệnh viện
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: Tham dự Hội thảo “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý An toàn thực phẩm trong tình hình mới” các tỉnh Bắc Trung bộ mở rộng
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh phục vụ bệnh nhân
14:30: Họp hội đồng mua sắm
15:30: Bình bệnh án, sinh hoạt khoa học
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Chiều: Kiểm tra công tác KCB,Đề án 06 và công tác ứng phó bão lụt
Giám sát Dân số Quý 3
Thứ sáu ngày 27/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
07:30: Vận hành máy nổ pccc, máy phát điện dự phòng
14:00: Làm việc với Hội đồng chấm điểm đánh giá xếp hạng lại TTYT huyện Phú Vang
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: Tham dự Hội thảo “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý An toàn thực phẩm trong tình hình mới” các tỉnh Bắc Trung bộ mở rộng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Chiều: Giao ban chuyên trách SDD quý III năm 2024
Chiều: Kiểm tra công tác KCB,Đề án 06 và công tác ứng phó bão lụt
08:30: Tập huấn cộng tác viên chương trình sốt xuất huyết cho 02 xã trọng điểm (Phú Diên, Vinh Thanh)
Thứ bảy ngày 28/09/2024
Chủ nhật ngày 29/09/2024
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 26.519
Truy câp trong tháng 142.424
Truy câp trong năm 1.023.298
Truy câp tổng 4.519.373
Truy câp hiện tại 4.104
Bệnh do vi rút Ebola(EVD), những điều cần biết
Ngày cập nhật 22/10/2014

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố báo cáo (đến ngày 15/10) đã có khoảng 4.500 người thiệt mạng trong tổng số 8.997 người bị nhiễm virus Ebola kể từ đầu năm nay và dịch bệnh đã lan rộng ra bảy quốc gia. WHO chia 7 nước đang bị ảnh hưởng bởi virus Ebola thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất gồm có 3 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất đó là Guinea, Liberia và Sierra Leone. Nhóm 2 gồm Nigeria, Senegal, Tây Ban Nha và Mỹ là những nước có ít ca nhiễm mới nhưng khả năng cách ly cao. Trong số ba nước chịu tác động nhiều nhất từ Ebola thì Liberia có số ca nhiễm bệnh và tử vong nhiều nhất với số liệu lần lượt là 4.249 và 2.458 sau đó đến Sierra Leone với 3.252 và 1.183, Guinea với 1.472 và 843 ca.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố báo cáo (đến ngày 15/10) đã có khoảng 4.500 người thiệt mạng trong tổng số 8.997 người bị nhiễm virus Ebola kể từ đầu năm nay và dịch bệnh đã lan rộng ra bảy quốc gia. WHO chia 7 nước đang bị ảnh hưởng bởi virus Ebola thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất gồm có 3 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất đó là Guinea, Liberia và Sierra Leone. Nhóm 2 gồm Nigeria, Senegal, Tây Ban Nha và Mỹ là những nước có ít ca nhiễm mới nhưng khả năng cách ly cao. Trong số ba nước chịu tác động nhiều nhất từ Ebola thì Liberia có số ca nhiễm bệnh và tử vong nhiều nhất với số liệu lần lượt là 4.249 và 2.458 sau đó đến Sierra Leone với 3.252 và 1.183, Guinea với 1.472 và 843 ca.

Theo WHO, nếu thế giới không thể đối phó với dịch bệnh Ebola thì mỗi tuần sẽ có khoảng 10.000 người bị lây nhiễm.

Bệnh do vi rút Ebola (Ebola virus disease), từng được biết đến là bệnh Sốt xuất huyết do vi rút Ebola (Ebola haemorrhagic fever), là bệnh nguy hiểm dễ gây tử vong ở người. Tỷ lệ tử vong do Ebola virus disease (EVD) lên đến 90%. Bệnh được nhà khoa học trẻ người Bỉ, Peter Piot, 27 tuổi phát hiện khi tiến hành tìm hiểu nguyên nhân khiến nhiều người dân tử vong vì một căn bệnh nguy hiểm nhưng chưa từng được biết đến tại làng Yambuku, cách Bumba khoảng 120 Km. Virus được đặt theo con sông Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi dịch bệnh bùng phát lần đầu tiên vào năm 1976.

Ebola là filovirus, một loại virus được hình thành từ các chuỗi protein nhỏ bao phủ một dải vật chất di truyền. Virus gây bệnh này có hàng loạt biến thể.  Hiện nay, có 6 loại virus, mỗi loại trong số đó lại nhanh chóng phát triển thành các dạng nhỏ khác.Virus lây truyền từ động vật hoang dã sang người sau đó lan ra trong cộng đồng theo hình thức từ người sang người. WHO cho biết loài dơi quạ ăn trái (Pteropodidae) là vật chủ tự nhiên của Ebola. Ngoài ra khỉ đột, vượn, lợn... cũng có thể trở thành vật trung gian truyền bệnh nếu chúng tiếp xúc với nước bọt hoặc phân dơi.

Đối với cơ thể người nhiễm bệnh, các phần tử hay hạt virus (virion) sống trong máu, nước bọt, chất nhầy, mồ hôi và dịch nôn.

Triệu chứng của người nhiễm virus Ebola

Người nhiễm virus Ebola có thời gian ủ bệnh từ hai đến 21 ngày. Các triệu chứng ban đầu bao gồm sốt, suy nhược cơ thể, đau cơ, đau đầu, đau họng dễ bị nhầm lẫn với bệnh cúm thông thường.

Tuy nhiên sau đó, người nhiễm bệnh sẽ nhanh chóng xuất hiện biểu hiện:  nôn mửa, tiêu chảy, phát ban và suy giảm chức năng gan thận.

Các triệu chứng xuất huyết bao gồm xuất huyết nội và ngoại như nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu từ màng nhầy. Sốt xuất huyết Ebola biểu hiện ở tình trạng đông tụ máu và xuất huyết.

Ebola là một trong ít nhất 30 loại virus gây ra các dạng triệu chứng này, hay còn được gọi là hội chứng bệnh sốt xuất huyết do virus. Các bệnh có triệu chứng tương tự với Ebola là tiêu chảy, sốt rét, viêm gan, viêm màng não hay bệnh thương hàn.

Trong giai đoạn bị bệnh ở một người (thường sau 5-6 ngày từ khi nhiễm), một phần năm thìa máu có thể chứa 10 tỷ phần tử virus. Trong khi đó, một bệnh nhân nhiễm HIV nhưng không chữa trị thường có từ 50.000-100.000 phần tử virus trong cùng một lượng máu. Con số này ở người mắc viêm gan C là từ 5-20 triệu.

Nếu những phần tử này tìm được điểm xâm nhập, như vết cắt hay vết xước; nếu một người để mắt, mũi, hay miệng tiếp xúc với chất dịch mang phần tử virus, chúng sẽ tấn công một cách nhanh chóng.

Cơ chế gây tử vong

Lây nhiễm virus Ebola có thể tác động đến toàn thân. Điều này có nghĩa rằng virus sẽ tấn công tất cả các cơ quan và mô của cơ thể con người, ngoại trừ xương và cơ xương.

Tất cả các thành phần của virus sẽ đi vào máu. Hệ miễn dịch bắt đầu phản ứng. Trong quá trình kháng virus, phản ứng của hệ miễn dịch sẽ tàn phá các phần còn lại của cơ thể, khiến mạch máu trở nên yếu dần và xuất hiện lỗ hở. Khi đó, máu và huyết tương bắt đầu được đẩy qua đó, gây hiện tượng xuất huyết qua các lỗ chân lông và các lỗ trên cơ thể. Virus Ebola sẽ tạo ra các cục máu đông nhỏ, hình thành trong dòng máu của bệnh nhân, khiến máu lưu thông chậm lại. Các cục máu đông đòng thời gây tắc mạch máu, tạo ra đốm nhỏ trên da và phát triển lớn dần theo tiến trình mắc bệnh. Bên cạnh đó, các cục máu đông sẽ ngăn cản quá trình cung cấp máu đến nhiều cơ quan như phổi, não, thận, ruột, mô...

Khi đã ở trong máu, virus sẽ nhắm đến một hợp chất gọi là interferon. Đây là một nhóm protein tự nhiên được sinh ra từ các tế bào của hệ miễn dịch, nhằm chống lại tác nhân ngoại lai như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay tế bào ung thư. Interferon có tác động can thiệp vào quá trình tồn tại của virus, cảnh báo với hệ thống miễn dịch về sự hiện diện của tác nhân xâm hại qua một đường tiếp cận khẩn cấp.

Tuy nhiên, virus Ebola sẽ ngăn chặn hệ miễn dịch thực hiện một cuộc "phản công", bằng cách gắn một protein có kích thước méo mó đến bộ phận truyền thông tin, cản trở việc cảnh báo đến tế bào. Trong khi hệ miễn dịch không thể nhận ra điều này, virus sẽ dễ dàng tiếp cận và phá hủy các phần còn lại của cơ thể. Đây cũng là lúc virus Ebola nhân rộng với tốc độ nhanh chóng.

Tình trạng xuất huyết tự phát sau đó xuất hiện từ các lỗ cơ thể và vết thương trên da (những nơi có vết tiêm hoặc tổn thương). Bệnh nhân có thể tử vong do mất máu quá nhiều hoặc do duy thận.

Khả năng lan truyền

Virus Ebola không dễ lây lan bằng virus cúm bởi nó được cho là không lan truyền qua không khí. Nhưng đây lại là loại virus "dai dẳng" hơn. Các phần tử virus tồn tại trên bề mặt khô như tay nắm cửa hay mặt bàn trong nhiều giờ. Khác với virus cúm, vốn chủ yếu lây qua đường hô hấp, virus Ebola có thể sống trong các chất dịch cơ thể ở nhiệt độ môi trường bình thường, thậm chí đã phát hiện virus Ebola trong tinh dịch của người từng sống sót sau 3 tháng hồi phục sau điều trị.

Người nhiễm virus Ebola sẽ không lây truyền bệnh cho đến khi họ bắt đầu có những triệu chứng. Điều này xảy ra khi số lượng phần tử virus vượt xa tế bào cơ thể người. Trong một số thử nghiệm gần đây với bệnh nhân Ebola ở Liberia nhận thấy người nhiễm bệnh dường như có nhiều virus trong máu hơn và điều này khiến họ dễ lây lan bệnh hơn. Khi một người chết vì virus Ebola, cơ thể của họ sẽ chứa đầy virus và vì vậy bất kỳ hoạt động tiếp xúc trực tiếp nào cũng sẽ là con đường lan truyền. Một người bình thường có thể nhiễm Ebola nếu tiếp xúc qua đường máu hoặc chất dịch cơ thể với người hoặc động vật nhiễm virus này.

BS ĐặngnVăn Tuấn – PGĐ TTYT Phú Vang ( Tổng hợp)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.