Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 23/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
08:00: Làm việc tại trường Đại học Y Dược Huế
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát tiêm chủng thường xuyên tháng 9
10:00: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Thứ ba ngày 24/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
07:30: Vận hành máy nổ pccc
08:30: Họp lấy ý kiến đề án tổ chức lại Trung tâm y tế trực thuộc huyện và Họp về đấu thầu vật tư năm 2024-2025
15:30: Giao ban Trạm Y tế về công tác Y học cổ truyền
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: Giám Sát thực hiện quy trình KSNK, phân loại chất thải
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Sáng: Giám sát Dân số quý 3
Sáng: Khám sàng lọc bệnh không lây nhiễm
Cả ngày: Tham gia đoàn giám sát CDC tỉnh
Thứ tư ngày 25/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
14:00: Tham dự họp quán triệt về điều kiện hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh theo quy định tại Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 của Chính phủ và thanh toán chi phí bảo hiểm y tế
15:00: Kiểm tra điện, nước ở các khoa phòng
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: Giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm
15:00: Tập huấn quy trình KSNK và phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Khám sàng lọc bệnh không lây nhiễm
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Sáng: Giám sát các chỉ số véc tơ PC SXH
14:00: Giao ban chuyên trách tâm thần tháng 9
Thứ năm ngày 26/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
07:30: Tập huấn Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng năm 2024
16:00: Tổng vệ sinh toàn bệnh viện
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: Tham dự Hội thảo “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý An toàn thực phẩm trong tình hình mới” các tỉnh Bắc Trung bộ mở rộng
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh phục vụ bệnh nhân
14:30: Họp hội đồng mua sắm
15:30: Bình bệnh án, sinh hoạt khoa học
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Chiều: Kiểm tra công tác KCB,Đề án 06 và công tác ứng phó bão lụt
Giám sát Dân số Quý 3
Thứ sáu ngày 27/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
07:30: Vận hành máy nổ pccc, máy phát điện dự phòng
14:00: Làm việc với Hội đồng chấm điểm đánh giá xếp hạng lại TTYT huyện Phú Vang
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: Tham dự Hội thảo “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý An toàn thực phẩm trong tình hình mới” các tỉnh Bắc Trung bộ mở rộng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Chiều: Giao ban chuyên trách SDD quý III năm 2024
Chiều: Kiểm tra công tác KCB,Đề án 06 và công tác ứng phó bão lụt
08:30: Tập huấn cộng tác viên chương trình sốt xuất huyết cho 02 xã trọng điểm (Phú Diên, Vinh Thanh)
Thứ bảy ngày 28/09/2024
Chủ nhật ngày 29/09/2024
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 26.448
Truy câp trong tháng 142.353
Truy câp trong năm 1.023.227
Truy câp tổng 4.519.302
Truy câp hiện tại 4.035
Bệnh Rubella và Tiêm chủng vaccin phòng bệnh
Ngày cập nhật 03/07/2014
(Ảnh minh họa)

Bệnh Rubella (tiếng Pháp gọi là bệnh Rubeole) còn gọi là bệnh sởi Đức hay bệnh phát ban thứ ba. Tên gọi Rubella xuất xứ từ tiếng Latin nghĩa là “đỏ nhạt’’do bệnh đặc trưng bởi phát ban màu đỏ nhạt.

Bệnh Rubella (tiếng Pháp gọi là bệnh Rubeole) còn gọi là bệnh sởi Đức hay bệnh phát ban thứ ba. Tên gọi Rubella xuất xứ từ tiếng Latin nghĩa là “đỏ nhạt’’do bệnh đặc trưng bởi phát ban màu đỏ nhạt.

 Bệnh Rubella do virus thuộc nhóm Togavirus gây nên. Đây là một virus có vỏ bao chứa ARN mang kháng nguyên đơn không phản ứng chéo với các virus khác trong nhóm Togavirus.  Cho đến nay đây vẫn chỉ là bệnh của người và chưa phát hiện thấy có ổ chứa động vật, đồng thời chưa có bằng chứng bệnh lây do côn trùng. Bệnh lây từ người sang người nhưng điều đáng quan tâm là cả những người nhiễm không triệu chứng hoặc chỉ có biểu hiện về mặt lâm sàng cũng có thể gây lây nhiễm, giai đoạn dễ lây nhất là phát ban nhưng virus đã có thể phát tán từ trước khi phát ban và sau khi ban bay đi một ngày. Do vậy biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu ít có hiệu quả. Vaccin vẫn là giải pháp lựa chọn hàng đầu nhất là đối phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Khi người bệnh mang virus ho hay hắt hơi, các giọt chất xuất tiết đường hô hấp nhỏ li ti chứa virus sẽ phát tán rộng ra môi trường xung quanh. Những người khác có thể bị lây bệnh khi trực tiếp khi phải những giọt nhỏ đó, hoặc gián tiếp qua tiếp xúc với những vật chung gian mang những giọt nhỏ đó như bắt tay, dùng chung khăn tay hay trẻ dùng chung đồ chơi. Sau khi xâm nhập đường hô hấp virus sẽ nhân lên ở họng mũi các hạch bạch huyết quanh đó. Năm đến 7 ngày sau virus vào máu và lan tràn khắp cơ thể. Nếu người bệnh mang thai trong giai đoạn này,  trong giai đoạn sớm (ba tháng đầu thai kỳ) virus có thể qua rau thai gây nhiễm cho thai dẫn đến những hậu quả nặng nề, Virus này có thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan và gây ra một loạt các khuyết tổn bẩm sinh. Nhiễm virus này có thể dẫn đến thai lưu, sẩy thai tự nhiên hay đẻ non. Bên cạnh bệnh Rubella thể mắc phải còn có thể bẩm sinh. Đó là những trường hợp nhiễm Rubella từ trong bào thai.

 Thời kì nung bệnh của Rubella là 14 ngày, nhưng có thể dao động từ 12-23 ngày. Sau đó thời kì khởi phát ngắn, kéo dài từ vài giờ đến 1-2 ngày với sốt, mệt mỏi, khó chịu. Có khi không sốt nhưng có những trường hợp sốt tới 39-40 độ C và trẻ có thể bị co giật. Khám bệnh thời kì này có thể thấy niên mạc miệng hơi đỏ, có những chấm nhỏ ở màng hầu gọi là chấm Forsheimer đồng thời thấy sưng hạch ở nhiều nơi, nhất là ở sau gáy, quai hàm, sau tai và dọc cơ ức đòn chũm. Tuy vậy người bệnh chỉ đi khám vào giai đoạn phát tới biểu hiện phát ban.

Đặc điểm của ban là những vết đỏ màu hồng hay đỏ hồng kích thước khoảng nửa lá bèo tấm, hình tròn hoặc bầu dục, bằng phẳng hoặc chỉ hơi nhồ lên mặt da. Ban đầu tiên mọc ở mặt sau đó lan ra khắp người. Khác với bệnh sởi, ban mọc không theo trật tự nhất định, nhỏ hơn và ít chụm với nhau hơn. Ban nhạt và thưa hơn bệnh sởi nhưng nổi rõ sai khi tắm nóng. Ban thường không ngứa, đôi khi có ngứa nhẹ. Phát ban diễn biến rất nhanh, chỉ sau 24h là mọc khắp người và 3-4 ngày sau là bay đi hết, không để lại di tích trên da.

Bên cạnh phát ban có những bệnh nhân còn bị đau và viêm khớp, viêm kết mạc, viêm mũi, đau và viêm tinh hoàn. Sau khi ban bay các triệu chứng giảm dần rồi hết nhưng hach sưng có thể vẫn còn kéo dài tới vài tuần sau đó.

Bệnh ít khi gây biến chứng nhưng một khi đã xuất hiện thì các biến chứng hay thấy ở người lớn hơn trẻ em. Đau và viêm khớp hay bị các khớp các ngón tay và đầu gối; Viêm não; Xuất huyết, hay gặp nhất là xuất huyêt dưới da hay xuất huyêt tiêu hóa,xuất huyết não hay là xuát huyết trong thận. Phần lớn các bệnh nhân đều hồi phục. Các biến chứng khác còn có viêm tinh hoàn, viêm thần kinh và hiếm hơn là viêm toàn não tiên triển.

Chẩn đoán bệnh Rubella cần kết hợp lâm sàng và xét nghiệm. Trong vụ dịch chuẩn có thể chỉ cần dựa trên lâm sàng nhưng ngoài dịch vụ và đối với những trường hợp không thể biểu hiện trên lâm sàng thì khó hơn phải dựa vào bằng chứng nhiễm Rubella cấp tính. Đó là kết quả nuôi cấy virus dương tính với Rubella,hoặc phát hiện virus qua PCR (phản ứng chuỗi polymerase), kháng thể lgM đặc hiệu, hoặc tăng hiệu giá kháng thể lgM trên hai mẫu huyêt thanh lấy ở giai đoạn cấp tính và giai đoạn phục hồi.

Ngay từ năm 1969 đã có những vaccin RA 27/3 (nguyên bào sợi lưỡng bội của người ) được chấp nhận rộng rãi cho đến nay. Đây là vaccin virus sống giảm độc lực. Thường vacin này được kết hợp với vaccin quai bị và sởi thành vaccin liên hợp MMR, hoặc thêm cả vaccin thủy đậu thành MMRV. Các vaccin này đóng sẵn ở dạng bột đông khô, phải pha với nước cất trước khi tiêm.

Khuyến cáo hiện nay nên dùng liều MMR đầu tiên cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Liều MMR thứ hai nên cho một cách thường quy khi trẻ được 4-6 tuổi. Đối với trẻ lớn và người lớn, những ai chưa tiêm vaccin MMR đều nên cho ít nhất một liều vaccin. Liều thứ 2 có thể cách liều thứ nhất ít nhất 1 tháng. Bản thân vaccin Rubella rất an toàn. Các phản ứng sau tiêm hay gặp nhất là sốt, nổi hạch và đau khớp. Những phản ứng này thường hay gặp ở những người nhạy cảm và hay gặp hơn là ở người lớn, nhất là ở phụ nữ.

Tuy vậy, vaccin Rubella cũng có những chống chỉ định và thận trọng khi dùng:

Những người đã bị phản ứng dị ứng nặng (nổi mẫn, mày đay, sưng nề miệng họng, khó thở, hạ huyết áp) sau khi dùng vaccine nói chung không nên dùng vaccine MMR.

Không dùng cho phụ nữ có thai hoặc những người có thể có thai trong vòng 1-3 tháng (khi tiêm phòng, phải sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả trong 3 tháng liên tục, gồm 1 tháng trước khi chủng và 2 tháng sau khi chủng).

Ngoài ra những đối tượng suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch cũng không nên tiêm vaccin. đang dùng corticoid liều thấp (dưới 2mg/kg/ngày) dùng cách ngày, dùng tại chỗ hoặc khi dùng là chống chỉ định đối với vaccin Rubella.

 

BS Đặng Văn Tuấn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.