Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 16/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa, phòng ngoại cảnh
11:00: Họp hội đồng thuốc và điều trị
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Chiều: Giám sát công tác DS-PT
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ ba ngày 17/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Chiều: Kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại các TYT xã, thị trấn
07:30: Gặp mặt Người học thực hành Điều dưỡng ( phổ biến nội quy,quy chế bệnh viện)
16:15: Tổng vệ sinh toàn bệnh viện
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: giám sát thực hiện quy trình KSNK, phân loại chất thải
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát các chỉ số véc tơ PC SXH
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Cả ngày: Giám sát công tác DS-PT 9 tháng
15:30: Phát quà trung thu cho bệnh nhân nhi
Thứ tư ngày 18/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Chiều: Kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại các TYT xã, thị trấn
14:00: Làm việc với Hội đồng chấm điểm đánh giá xếp hạng lại TTYT huyện Phú Vang
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ năm ngày 19/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Tập huấn cán bộ chăm sóc PHCN (Dự án ACDC)
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh bệnh nhân
15:30: Sinh hoạt khoa học (bình bệnh án khoa Nhi) và Báo cáo tiến độ số hóa bệnh án
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát các chỉ số véc tơ PC SXH
Sáng: Khám sàng lọc bệnh Tăng huyết áp và Đái tháo đường
Chiều: Tập huấn cộng tác viên sốt xuất huyết 02 xã trọng điểm (Vinh Thanh, Phú Diên)
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ sáu ngày 20/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Tập huấn cán bộ chăm sóc PHCN (Dự án ACDC)
07:15: giám sát công tác vệ sinh ngoại cảnh
07:15: giám sát công tác vệ sinh ngoại cảnh
08:00: Tham dự lễ khai giảng năm học 2024-2025
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Khám sàng lọc bệnh Tăng huyết áp và Đái tháo đường
Chiều: Giám sát trước tiêm chủng thường xuyên tháng 9
Cả ngày: Tập huấn truyền thông về kháng thuốc cho cán bộ tỉnh, huyện 2024
Cả ngày: Phối hợp truyền thông CSSKSS VTN/TN
13:30: Tham dự Hội nghị giao ban công tác phòng chống HIV/AIDS 9 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024
Thứ bảy ngày 21/09/2024
Chủ nhật ngày 22/09/2024
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 44.431
Truy câp trong tháng 96.558
Truy câp trong năm 977.432
Truy câp tổng 4.473.507
Truy câp hiện tại 9.398
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Ngày cập nhật 06/11/2015

Bệnh tiểu đường tên gọi y khoa là bệnh đái tháo đường, bệnh rất phổ biến hiện nay. Trên thế giới ước tính đến năm 2010, có 221 triệu người mắc bệnh tiểu đường, năm 2025 sẽ lên tới 330 triệu người (gần 6% dân số toàn cầu). Ở Việt Nam hiện nay số người mắc khoảng hơn 4% dân số, người ở thành thị có tỉ lệ người mắc cao hơn người sống vùng nông thôn. 

           Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa đường glucose trong cơ thể, làm đường huyết tăng cao, vượt quá ngưỡng thận làm đường theo nước tiểu thoát ra ngoài, từ đó gây ra rối loạn chuyển hóa các chất khác làm tổn thương, bệnh lý ở  hệ thống tim mạch, thần kinh, thận, mắt, viêm tắc hoại tử các đầu chi và tổn thương não gây hôn mê do đái tháo đường.

 

          Bệnh tiểu đường, có nhiều cách phân loại, đơn giản chia ra gồm có 02 nhóm bệnh:

          - Bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi gọi là bệnh tiểu đường týp 1(phụ thuộc insuline)

          + Nguyên nhân: do tuyến tụy không tiết đủ insuline để vận chuyển  đường glucose từ máu vào các tế bào, làm nồng độ đường glucose tăng cao trong máu, vượt ngưỡng của thận làm đường theo nước tiểu ra ngoài.

          + Nhóm này chiếm khỏang 5% tỉ lệ người mắc bệnh, có liên quan đến gen di truyền, nhiễm vi-rút, vi khuẩn  hoặc do tự miễn.

          - Bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi gọi là bệnh tiểu đường týp 2(không phụ thuộc insuline)

+ Nguyên nhân: tuyến tụy tiết đủ insuline nhưng cơ thể đề kháng với insuline làm giảm mức chuyển hóa đường, làm nồng độ đường glucose trong máu tăng cao, vượt ngưỡng của thận làm đường theo nước tiểu ra ngoài.

+ Nhóm này chiếm khoảng 95% tỉ lệ người mắc bệnh và có liên quan nhiều đến phong cách sống.

 

Khi phát hiện mình có một trong những dấu hiệu sau là có khả năng mắc bệnh tiểu đường:

         Dấu hiệu 5 nhiều: ăn nhiều, đói nhiều; uống nhiều, khát nhiều; tiểu nhiều; gầy nhiều, sụt cân nhanh không giải thích được; đồng thời sức khỏe yếu nhiều, khả năng là việc suy giảm rõ; hoặc thường buồn nôn và ói; thường nhiễm trùng ngoài da; vết thuơng, vết trầy xước rất lâu lành; cảm giác tê mỏi ở tay và chân; giảm thị lực; nước tiểu có kiến bu vào.

        Nếu có một trong những dấu hiệu nêu trên, cần đến cơ sở y tế ngay để được khám bệnh và làm một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh và đánh giá tình hình tổng quát.

 

          Những ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

          - Tất cả người trên 55 tuổi cần khám sàng lọc bệnh tiểu đường 2 lần/năm.

          - Những người từ 45 – 55 tuổi có biểu hiện:

          + Thừa cân, béo phì: có chỉ số thân khối (BMI) trên 23; hoặc đo vòng bụng vòng qua rốn: nam có vòng bụng vượt hơn 90cm và nữ có vòng bụng vượt hơn 80cm.

          + Mắc bệnh tăng huyết áp hoặc mắc các biến chứng tim mạch.

          + Rối loạn lipid máu (tăng mỡ máu): cholesterol máu tăng cao;

 HDL < 35mg/dl (0,9 mmol/ L); Triglycerid > 250/ dl (2.82 mmol/L).

          + Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường.

          - Phụ nữ có thai có xảy ra tình trạng tiểu đường tạm thời hoặc sinh con nặng trên 4.000 gam;

          - Phụ nữ có hội chứng đa nang buồng trứng.

          - Những người có giảm dung nạp đường glucose.

          Những người có yếu tố này, ít nhất nên kiểm tra đường huyết 01 lần/năm.

 (Các dấu hiệu phát hiện bệnh đái tháo đường)

 

          Những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cần phải có sự thay đổi lối sống dần để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sau này.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng và tập thể dục như sau:

- Ăn đúng cách: sáng  ăn no 30%, trưa ăn vừa 40%; chiều ăn ít 30% và không nên ăn gì sau 19 giờ. Nên trái cây hoặc ăn canh trước bữa ăn nếu vượt cân nặng chuẩn.

          - Ăn đúng loại thực phẩm:

          + Ăn cơm khoảng 2 - 3 chém cơm/bữa, nếu đói ăn thêm khoai, củ, bắp; Hạn chế ăn thức ăn dạng tinh chế hoặc các thức ăn chế biến từ dạng bột: bún, phở, các loại bánh, mì nuôi, mì ăn liền, bánh mì, xôi, xôi thập cẩm. Không dùng các loại bánh ngọt, chè, kẹo và nước ngọt, thức ăn đóng gói vì thường rất nhiều muối để bảo quản, nhiều đường để giảm độ mặn và nhiều dầu mỡ. Hạn chế sử dụng đường trong nấu nướng và pha chế các loại nước uống.

+ Ăn nhiều rau, củ, trái cây, cần khoảng 400 - 500 gam/ngày. Cần hạn chế loại quá ngọt như sầu riêng, nhãn, mít, chuối, xoài.

+ Ăn nhiều cá, dù cá béo cũng tốt vì có a-xít béo không no lợi ích cho tim mạch; ăn thêm đậu miếng (phụ), uống đậu nành không đường, ăn các loại đậu hạt nấu mềm, các loại đậu trái làm rau.

+ Giảm thịt và chỉ ăn thịt nạc, ăn thịt gia cầm tốt hơn thịt gia súc(không quá 100g/ngày).

+ Giảm chất béo: không dùng mỡ động vật, chỉ dùng không hơn 1 muỗng canh dầu (20 gam)/ngày. Không dùng những thực phẩm làm từ óc, tim, gan, thận, lòng, phèo, và da vì có nhiều mỡ.

- Hạn chế uống bia rượu: tiêu chuẩn 50ml rượu mạnh hoặc 150ml rượu vang hoặc 1 lon bia/ngày; uống gấp 03 lần chuẩn là uống nhiều, uống thường xuyên hơn 3 lần/ tuần là nghiện rượu.

- Tập thể dục thường xuyên và đều đặn, khoảng 30 phút/ngày, nếu không có thời gian thì nên tập bất cứ khi nào bạn rảnh nhưng mỗi lần tập ít nhất phải hơn 10 phút x 3 lần = 30 phút; càng thừa cân thì càng phải tập nhiều hơn./.

BS Đặng Văn Tuấn – PGĐ TTYT Phú Vang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.