Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 39.448
Truy câp trong tháng 91.575
Truy câp trong năm 972.449
Truy câp tổng 4.468.524
Truy câp hiện tại 6.596
Ngộ độc thực phẩm
Ngày cập nhật 13/05/2016
(Ảnh minh họa)

Ngộ độc thực phẩm là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... Người bị ngộ độc thực phẩm thường biểu hiện: nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng....Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe (có thể dẫn đến tử vong) mà còn khiến tinh thần con người mệt mỏi.

 

1. Các dạng ngộ độc thực phẩm và biểu hiện:

         Ngộ độc thực phẩm có thể chia làm 2 loại là ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính.

       - Ngộ độc cấp tính là dạng ngộ độc phát tác ngay sau khi ăn với những biểu hiện như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài... Thậm chí, một số trường hợp ngộ độc thực phẩm không được cấp cứu kịp thời còn có thể dẫn đến tử vong.

       - Ngộ độc mãn tính là dạng ngộ độc không có dấu hiệu rõ ràng và không phát tác ngay sau khi ăn. Ở dạng này, các chất độc sẽ tích tụ ở các bộ phận trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, về lâu dài sẽ dẫn đến ung thư và các bệnh tật nguy hiểm khác.

       - Cách nhận biết một người bị ngộ độc thức ăn: Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), người bệnh đột ngột có những triệu chứng:  Buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu. Đau bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước, có thể lẫn máu). Có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38oC.

2. Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa:

Nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm là do ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, có thể phân thành 04 nhóm nguyên nhân chính sau:

a. Ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẫn: Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do virus; do ký sinh trùng; do nấm mốc và nấm men.

* Biện pháp phòng ngừa:

- Chọn thực phẩm tươi, sạch; thực hiện ăn chín, uống chín;

- Không để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín;

- Thức ăn đã nấu chín nên ăn ngay (trong 2 giờ đầu),

- Bảo quản đúng cách, đun kỹ trước khi sử dụng lại;

- Không sử dụng thức ăn quá hạn, bị ôi thiu;

- Rửa sạch tay trước khi chế biến, giữ vệ sinh trong quá trình chế biến; khám sức khỏe định kỳ….

b. Ngộ độc thực phẩm do thức ăn bị biến chất, ôi thiu: Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường phát sinh ra các loại chất độc (dầu, mỡ dùng đi dùng lại nhiều lần…..). Các chất này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi.

* Biện pháp phòng ngừa: Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là không sử dụng các loại thực phẩm để lâu ngày, thực phẩm đã có dấu hiệu thay đổi về mùi, màu sắc, hình dáng (vỏ đồ hộp…)… so với ban đầu.

c. Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc: Khi ăn phải các thực phẩm có sẵn chất độc rất có thể bị ngộ độc như cá nóc, cá cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu….

            * Biện pháp phòng ngừa: Cách phòng ngừa tốt nhất là không sử dụng các loại thực phẩm được khuyến cáo có khả năng chứa chất độc, các loại thực phẩm lạ.

d. Ngộ độc thực phẩm do nhiễm các chất hóa học: Do ô nhiễm kim loại nặng (thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng); Do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; do phụ gia thực phẩm; do các chất phóng xạ.

* Biện pháp phòng ngừa: Biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất là chọn mua các loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đọc kỹ các thông tin trên nhãn, thông tin liên quan đến thực phẩm; vệ sinh thực phẩm kỹ trước khi chế biến, nấu chín, mở vung khi đun nấu…

3. Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm:

Nếu có các biểu hiện ngộ độc xảy ra sau khi ăn thức ăn gây ngộ độc trước 6 giờ thì cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn đã ăn vào bằng cách cho bệnh nhân uống nước, tiếp theo là kích thích vào cổ họng bằng ngón tay chặn xuống lưỡi cho đến khi nôn được. Chỉ gây nôn khi bệnh nhân còn tỉnh, khi nôn vị trí đầu nằm nghiêng, trường hợp cần thiết lưu giữ lại ít thứ đã nôn ra để xét nghiệm. Trong trường hợp không nôn được, cho người bệnh uống than hoạt tính. Tác dụng của than hoạt tính là hút các chất độc ngăn  không cho chất độc thấm vào máu.

Tuy nhiên, khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ. Phải để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Trong quá trình gây nôn, phải luôn phải khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ. Thông báo cho cơ sở y tế gần nhất và đưa nạn nhân đến cơ   sở y tế để cấp cứu kịp thời.

4. Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm:

Để hạn chế ngộ độc thực phẩm 1 cách hiệu quả, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:

- Ăn thức ăn thịt cá tươi sống, rau quả tươi, trứng còn nguyên vẹn không nứt vỏ, trứng cũ.

- Không ăn đồ hộp đóng gói, nếu ăn phải nấu chín kỹ các thức ăn đồ hộp trước khi ăn.

- Không ăn bơ, sữa hay các sản phẩm từ bơ sữa để quá lâu.

- Thịt cá tươi cần bỏ vào túi sạch để vào ngăn đá của tủ lạnh. Nếu lấy ra nấu thì cần ăn hết, không nên lấy ra rã đông rồi cất lại để dành.

- Thức ăn để tủ lạnh chỉ được 1-2 ngày là không nên ăn nữa vì vi khuẩn có thể sinh sản trong đó.

- Không sử dụng khi thức ăn có mùi lạ.

- Không ăn cá thịt ươn hay vừa mới bắt đầu ươn.

- Khi đi du lịch, cẩn thận khi ăn uống dọc đường.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân.

BS Đặng Văn Tuấn – PGĐ TTYT huyện Phú Vang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.