Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 45.694
Truy câp trong tháng 97.821
Truy câp trong năm 978.695
Truy câp tổng 4.474.770
Truy câp hiện tại 9.800
Bệnh sốt xuất huyết Ebola
Ngày cập nhật 13/08/2014

 Bệnh virus Ebola (EVD) (hoặc sốt xuất huyết Ebola (EHF)) là tên gọi của bệnh trên người bị gây ra bởi virus Ebola. Bệnh virus Ebola bị gây ra bởi bốn trong nhóm năm loài virus Ebola, họ Filoviridae, bộ Mononegavirales. Những loại virus đó là Bundibugyo virus (BDBV), Ebola virus (EBOV), Sudan virus (SUDV), và virus rừng Taï (TAFV, tên gọi trước đây và tên thường gọi là virus ebola Bờ Biển Ngà (CIEBOV). Loại thứ năm, Reston virus (RESTV), được cho là không gây ra bệnh trên con người. 

 

 Bệnh virus Ebola (EVD) (hoặc sốt xuất huyết Ebola (EHF)) là tên gọi của bệnh trên người bị gây ra bởi virus Ebola. Bệnh virus Ebola bị gây ra bởi bốn trong nhóm năm loài virus Ebola, họ Filoviridae, bộ Mononegavirales. Những loại virus đó là Bundibugyo virus (BDBV), Ebola virus (EBOV), Sudan virus (SUDV), và virus rừng Taï (TAFV, tên gọi trước đây và tên thường gọi là virus ebola Bờ Biển Ngà (CIEBOV). Loại thứ năm, Reston virus (RESTV), được cho là không gây ra bệnh trên con người. 

 

Bệnh virus Ebola lấy từ tên con sông EbolaCộng hòa Dân chủ Congo, nơi mà virus này đã bộc phát lớn lần đầu tiên vào năm 1976. Trong tháng 2 2014, Dịch bệnh Ebola nguy hiểm xuất hiện ở 4 quốc gia Tây Phi (Sierra Leone, Guinea, Liberia, Nigeria) đã làm gần 1.000 người tử vong trong số khoảng 1.800 trường hợp nhiễm bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới vừa ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với dịch Ebola và đề nghị các biện pháp ứng phó.

1. Đường lây truyền bệnh

Lây truyền từ động vật sang người: Vi rút Ebola lây truyền từ động vật sang người khi tiếp xúc gần với máu, chất tiết của động vật bị nhiễm. Tại châu Phi, vi rút lây truyền khi người bình thường tiếp xúc với các động vật như tinh tinh, gôrila, dơi ăn quả, khỉ, linh dương và nhím ốm, chết hoặc các động vật trong rừng nhiệt đới.

Lây truyền từ người sang người: Virus Ebola lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể: phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm vi rút: quần áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng.

2. Đối tượng nguy cơ bị nhiễm

Trong một vụ dịch bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola, các đối tượng sau có nguy cơ cao nhiễm virus gồm:

Thợ săn, người sống trong rừng có tiếp xúc với động vật ốm hoặc chết: tinh tinh, vượn người, khỉ rừng, linh dương, nhím, dơi ăn quả…

Thành viên gia đình hoặc những người có tiếp xúc gần với người bị bệnh

Nhân viên lễ tang, người tham gia đám tang có tiếp xúc trực tiếp với thi thể bệnh nhân. Nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân

3. Dấu hiệu và triệu chứng

Ngày 9-8, Bộ Y tế đã ban hành phác đồ hướng dẫn chẩn đoán điều trị bệnh do virus Ebola. Người nhiễm virus có thời gian ủ bệnh trung bình là 2-21 ngày nhưng có thể dài đến 25 ngày. EVD bắt đầu với một khởi phát đột ngột của một giai đoạn giống như cúm đặc trưng bởi sốt, khó chịu nói chung với ớn lạnh, đau khớp và đau cơ và đau ngực. Buồn nôn kèm theo đau bụng, chán ăn, tiêu chảy và nôn mửa. Sự tham gia của đường hô hấp được đặc trưng bởi viêm họng với đau họng, ho, khó thở và nấc cụt.

Hệ thống thần kinh trung ương bị ảnh hưởng được đánh giá bởi sự phát triển của đau đầu nghiêm trọng, tình trạng kích động, lú lẫn, mệt mỏi, trầm cảm, co giật, và đôi khi hôn mê.

Hệ thống tuần hoàn cũng thường xuyên tham gia, với các dấu hiệu nổi bật nhất là phù nề và viêm kết mạc. Các triệu chứng xuất huyết là không thường xuyên và bao gồm nôn ra máu, ho ra máu, phân đen, và chảy máu từ màng nhầy (gastroinestinal đường, mũi, âm đạo và nướu).

Biểu hiện trên da có thể bao gồm: phát ban là các ban nhú đỏ sẫm màu như đinh ghim tập trung ở nang lông, sau hình thành nên tổn thương ban dát sẩn có ranh giới rõ và cuối cùng hợp thành ban lan tỏa, thường trong tuần đầu của bệnh.Tiến triển các triệu chứng xuất huyết là dấu hiệu của một tiên lượng tiêu cực.

Hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan (MODS) do tái phân phối chất lỏng, hạ huyết áp, đông máu nội mạch và hoại tử mô trung tâm.

Người mắc bệnh do virus Ebola thường xuất hiện các triệu chứng: sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng. Tiếp theo là các triệu chứng buồn nôn/nôn, tiêu chảy, đau bụng, viêm kết mạc, phát ban (ban đầu ban nhú đỏ sẫm mầu như đinh ghim tập trung ở nang lông, sau hình thành nên tổn thương ban dát sẩn có ranh giới rõ và cuối cùng hợp thành ban lan tỏa, thường trong tuần đầu của bệnh), suy thận, suy gan.

Các triệu chứng xuất huyết: đi ngoài phân đen, chảy máu nơi tiêm truyền, ho máu, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu, chảy máu âm đạo

Bệnh nhân dễ lây truyền bệnh ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng.

Trường hợp phụ nữ mang thai nếu nhiễm virus Ebola có nguy cơ sẩy thai/đẻ non, chảy máu sau sinh rất cao. Ngoài ra virus Ebola có thể truyền qua sữa mẹ, do đó nếu nghi ngờ mẹ bị nhiễm bệnh, mẹ và trẻ cần được nhập viện và cách ly cho đến khi loại trừ nhiễm bệnh, đồng thời bà mẹ nên ngừng cho con bú.

Các triệu chứng thường gặp bao gồm: sốt cấp tính, đau đầu, đau mỏi cơ, nôn/buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, viêm kết mạc.

4. Phòng tránh

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho tới nay chưa có vắc xin phòng và điều trị bệnh virus Ebola. Do đó, để phòng ngừa căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nay là không nên tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người mắc bệnh virus Ebola, hoặc đi vào vùng có dịch. Nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ của bệnh và các biện pháp phòng tránh cho người dân hiện đang là biện pháp duy nhất để giảm số ca mắc và tử vong do viruts Ebola.

Các biện pháp phòng lây nhiễm:

Virus Ebola lây sang người thông qua tiếp xúc với máu, chất tiết, bộ phận cơ thể hoặc dịch thể khác của người, động vật bị nhiễm bệnh. Các biện pháp sau đây có thể được thực hiện để phòng chống lây nhiễm và hạn chế, cắt đường lây truyền bệnh:

Hiểu rõ đặc điểm của bệnh, đường lây truyền, biện pháp phòng chống dịch bệnh. Khi phát hiện người nghi ngờ nhiễm virus Ebola cần động viên và giúp đỡ họ đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Theo dõi và tuân thủ các hướng dẫn do Bộ Y tế ban hành

Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng.

Hạn chế tiếp xúc với các nguồn lây bệnh, tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh; không cầm, nắm các vật có thể đã tiếp xúc với máu, dịch tiết của người, động vật nhiễm bệnh trước đó.

Khi tiếp xúc bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân (khẩu trang N95, kính đeo bảo hộ mắt, mũ, găng tay, bao giầy, quần áo), cần rửa tay với xà phòng hoặc chất sát khuẩn sau khi tiếp xúc với người bệnh, hay tiếp xúc với dịch tiết cơ thể hoặc sờ vào các vật dụng của người bệnh, tiêu hủy phương tiện sau khi sử dụng.

Cần tránh tiếp xúc với các động vật có nguy cơ cao nhiễm virus Ebola như dơi ăn quả, khỉ, hay vượn... tại khu vực có rừng nhiệt đới.

Không giết mổ động vật nghi ngờ bị nhiễm bệnh. Thịt và tiết của động vật nên được nấu chín kỹ trước khi ăn.

Người đi du lịch cần tránh mọi tiếp xúc với người mắc bệnh. Nếu từng ở những nơi có các trường hợp mắc mới được thông báo, nên theo dõi xem có thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh và đến ngay cơ sở y tế nếu thấy có các dấu hiệu bệnh đầu tiên.

Cán bộ y tế phải tự bảo vệ để tránh nguy cơ mắc bệnh khi chăm sóc bệnh nhân nhiễm viruts Ebola.

Cán bộ y tế khi chăm sóc và điều trị bệnh nhân mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh do viruts Ebola có nguy cơ lây nhiễm cao hơn các đối tượng khác.

Ngoài các biện pháp phòng ngừa chung, cán bộ y tế cần tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn đã khuyến cáo nhằm tránh phơi nhiễm với máu, dịch tiết của người bệnh hoặc môi trường hay vật dụng của người bệnh bị ô nhiễm như: khăn trải giường hay kim tiêm đã qua sử dụng.

Cán bộ y tế cần sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân như áo choàng, găng tay, khẩu trang y tế và kính bảo hộ.

Không nên sử dụng lại các phương tiện phòng hộ đã qua sử dụng nếu chưa được khử trùng đúng cách. Cần thay đổi găng tay khi chăm sóc cho từng bệnh nhân nghi ngờ nhiễm viruts Ebola.

Các quy trình điều trị, chăm sóc y tế có thể làm cho bác sĩ, y tá hay cán bộ y tế khác dễ phơi nhiễm với bệnh cần được thực hiện trong điều kiện an toàn và nghiêm ngặt.

Cần cách ly bệnh nhân mắc bệnh do viruts Ebola khỏi các bệnh nhân khác và người khỏe mạnh.

Bs Đặng Văn Tuấn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.