Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 53.523
Truy câp trong tháng 157.345
Truy câp trong năm 1.434.224
Truy câp tổng 4.930.299
Truy câp hiện tại 1.132
Phòng bệnh Lao
Ngày cập nhật 25/03/2016
(Ảnh minh họa)

Lao là tình trạng nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis hay còn gọi là vi khuẩn Koch, thường gặp nhất ở phổi (85 – 90%). Bệnh lao phổi là một loại bệnh truyền nhiễm chứ không phải do di truyền.

Lao lan truyền qua các giọt nước trong không khí từ chất tiết khi ho, nhảy mũi, nói chuyện hay khạc nhổ của người mắc lao phổi. Tiếp xúc gần gũi (kéo dài, thường xuyên, thân mật) là nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất (khoảng 22%, nhưng có thể đến 100%). Người lao phổi hoạt động không điều trị có thể lây sang 10-15 người khác mỗi năm. Khi vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể ta gọi là nhiễm lao. Khả năng lao nhiễm trở thành lao bệnh phụ thuộc vào hai yếu tố: mức độ nhiễm( nghĩa là số lượng vi khuẩn hít phải, nhiều hay ít) và sức đề kháng của cơ thể.

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh Lao

- Người mắc bệnh HIV/ AIDS, đái tháo đường, bệnh thận mạn giai đoạn cuối, ung thư.

- Người đang hoá trị, xạ trị ung thư, corticoid, thuốc chống thải ghép dùng sau ghép tạng.

- Trẻ nhỏ hoặc người già, người suy dinh dưỡng. 

Các triệu chứng chung của bệnh lao là:

- Ho.

- Sụt cân không rõ nguyên nhân.

- Mệt mỏi, chán ăn.

- Sốt: thường sốt nhẹ, sốt về chiều tối.

- Vã mồ hôi về đêm.

- Ớn lạnh.

 Triệu chứng của lao phổi bao gồm:

- Ho kéo dài trên 2 tuần.

- Ho khạc đờm hoặc máu.

- Đau ngực, đau khi hít sâu hay ho.

 Làm gì khi có triệu chứng nghi mắc bệnh lao

Khi có những triệu chứng như nêu trên hãy nghĩ đến bệnh lao, và hãy đến ngay các Tổ chống Lao quận/ huyện, các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa lao khám bệnh, chụp X quang phổi và quan trọng nhất là tìm vi khuẩn lao trong đàm.

Bệnh nhân được xét nghiệm đàm để tìm vi khuẩn lao với 2 mẫu đàm lấy cách nhau 2 giờ, Bệnh nhân cần chú ý khạc đàm sâu đúng kỹ thuật, không lấy nước bọt hoặc nước mũi. Nếu tìm thấy vi khuẩn lao trong đàm, người có những triệu chứng trên đã mắc lao phổi. Nếu không tìm thấy vi khuẩn lao, thầy thuốc chuyên khoa lao sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân những điều cần thiết tiếp theo.

Điều trị

Bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phác đồ, đủ thời gian. Thuốc điều trị bệnh lao được cấp miễn phí. Người bệnh không được tự ý bỏ điều trị vì như vậy bệnh không khỏi mà còn sinh ra lao kháng thuốc, điều trị càng khó khăn. Trong quá trình điều trị người bệnh cần thực hiện nguyên tắc đúng - đủ - đều (đúng phác đồ; đủ thuốc, đủ thời gian; đều đặn hàng ngày).

Phòng bệnh

Phòng bệnh lao là áp dụng các biện pháp nhằm giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn lao và giảm nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang bệnh lao

Các biện pháp giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn lao gồm:

  • Kiểm soát vệ sinh môi trường, thông gió tốt
  • Thay đổi hành vi của người bệnh: đeo khẩu trang, khạc đờm đúng nơi, đúng quy định.
  • Cán bộ y tế tiếp xúc người bệnh lao cần sử dụng trang phục phòng hộ đúng chuẩn.
  • Giảm tiếp xúc nguồn lây: người bệnh lao phổi AFB (+) cần phải có nơi chăm sóc điều trị riêng, đặc biệt người lao đa kháng thuốc.

Các biện pháp giảm nguy cơ chuyển từ nhiễm lao sang mắc lao

  • Tiêm vắc xin BCG cho trẻ sơ sinh
  • Điều trị lao tiềm ẩn bằng INH: những đối tượng nhiễm lao tiềm ẩn cần phải khám loại trừ mắc bệnh lao hoạt động trước khi điều trị dự phòng với INH
    • Trẻ em dưới 5 tuổi; trẻ 0-14 tuổi nhiễm HIV sống cùng nhà với người bệnh lao phổi.
    • Tất cả người nhiễm HIV.
Ths. Bs Hoàng Như Dũng – Trưởng khoa Truyền Nhiễm TTYT huyện Phú Vang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.