Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 45.422
Truy câp trong tháng 97.549
Truy câp trong năm 978.423
Truy câp tổng 4.474.498
Truy câp hiện tại 9.715
Một số vấn đề cần lưu ý để bảo đảm an toàn tiêm chủng trong quá trình thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella
Ngày cập nhật 01/10/2014

 Trong quá trình tổ chức triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella, để bảo đảm an toàn tiêm chủng trong quá trình thực hiện chiến dịch, một số vấn đề cần lưu ý:

 Trong quá trình tổ chức triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi – Rubella, để bảo đảm an toàn tiêm chủng trong quá trình thực hiện chiến dịch, một số vấn đề cần lưu ý:

 Trước hết là nắm kỹ đối tượng, không để xãy ra tình trạng trẻ không được tiêm. Qua mỗi buổi tiêm cần rà soát lại đối tượng chưa tham gia tiêm, đối tượng trong diện hoãn tiêm và trẻ vãng lai tại địa phương trong thời điểm triển khai chiến dịch để tiến hành tiêm vét, lưu ý các trường hợp trẻ đã có tiêm vắc xin Sởi và vắc xin tổng hợp phòng 3 bệnh: Sởi, Quai bị, Rubella ( MMR) trong vòng 1 tháng thì không tiêm trong chiến dịch lần này.

Thứ hai là công tác tổ chức,  giấy mời gửi đến đối tượng chỉ trước ngày tiêm 2- 3 ngày, trong giấy mời phải ghi rõ ngày, giờ tiêm cụ thể tránh tình trạng đối tượng đến đông trong một thời điểm dẫn đến tình trạng chờ đợi cho đối tượng, gây trở ngại cho việc thực hiện tiêm chủng tại điểm tiêm. Đối với đối tượng là học sinh cần sự có mặt của giáo viên chủ nhiệm lớp, cán bộ y tế trường học hổ trợ cho trạm y tế trong quá trình tiêm cho các em học sinh.

Thứ ba là khâu bảo quản vắc xin tại các trạm y tế trong quá trình tiêm chủng, lưu ý việc sử dụng phích vắc xin có đủ bình tích lạnh và tấm xốp theo đúng quy định, nhiệt kế theo dỏi nhiệt độ bảo quản vắc xin trong qúa trình tiêm. Trước khi mở lọ vắc xin phải kiểm tra chỉ thị nhiệt độ (VVM) lọ vắc xin xem vắc xin có bị hỏng bởi nhiệt độ không.

Thứ tư là khâu khám sàng lọc trước tiêm cần bảo đảm đối tượng được cặp nhiệt kế theo dỏi nhiệt độ trước khi khám sàng lọc, để thuận lợi tại phòng khám sàng lọc bố trí cán bộ y tế cặp nhiệt ghi vào phiếu khám sàng lọc sau đó chuyển cho bác sĩ khám sàng lọc.

Thứ năm là tuân thủ theo đúng kỹ thuật tiêm dưới da, lưu ý kỹ thuật sát trùng vùng tiêm và dùng bông khô, sạch ( không dùng bông có thấm cồn) để ấn nhẹ lên vết tiêm khi có chảy máu sau tiêm.

Thứ sáu là tư vấn cho bà mẹ, đối tượng theo dỏi trong 24 giờ sau tiêm tại nhà một cách rõ ràng và cụ thể, bố trí cán bộ y tế đã được tập huấn công tác tư vấn về tiêm chủng. Việc tư vấn có thể thực hiện tại phòng theo dỏi 30 phút sau tiêm tại trạm y tế, tại phòng chờ sau tiêm có bảng ghi chép cập nhật trẻ được theo dõi sau tiêm đầy đủ./.

BS Đặng Văn Tuấn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.