Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 54.463
Truy câp trong tháng 158.285
Truy câp trong năm 1.435.164
Truy câp tổng 4.931.239
Truy câp hiện tại 1.347
Nhiễm lao tiềm ẩn(Latent Tuberculosis Infection, LTBI)
Ngày cập nhật 01/09/2015
(Ảnh minh họa)

Nhiễm lao tiềm ẩn là một trạng thái đáp ứng miễn dịch kéo dài đối với kích thích của kháng nguyên trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) mà không có bằng chứng bệnh lao biểu hiện về mặt lâm sàng. Hiện nay chưa có công cụ trực tiếp để lượng giá trực tiếp nhiễm Mycobacterium tuberculosis  ở người

. Ước tính có một phần ba dân số thế giới là nhiễm lao tiềm ẩn, những người này không có bệnh lao hoạt động nhưng có thể xuất hiện bệnh trong tương lai gần hoặc xa, một quá trình gọi là “tái hoạt trực khuẩn lao” (TB reactivation). Nguy cơ suốt đời tái hoạt đối với một người có bằng chứng NLTA ước tính là 5-10%, với phần lớn phát triển thành bệnh lao trong 5 năm đầu sau khi nhiễm khuẩn ban đầu. Tuy nhiên nguy cơ được cho là cao hơn trong trường hợp có các yếu tố thúc đẩy.

Chẩn đoán NLTA như thế nào?

Test tuberculin da (Tuberculin Skin Test, TST) và Thử nghiệm Phóng thích Interferon-Gamma (Interferon-Gamma Release Assays, IGRAs) là những xét nghiệm chính đang có hiện nay dùng để chẩn đoán NLTA. Người NLTA có xét nghiệm vi khuẩn học âm tính: chẩn đoán dựa trên kết quả dương tính hoặc TST hoặc IGRA chỉ ra rằng đáp ứng miễn dịch đối với người NLTA có xét nghiệm âm tính về vi khuẩn học: chẩn đoán dựa trên kết quả dương tính của hoặc da (test tuberculin da) hoặc máu  (thử nghiệm phóng thích interferon-gamma IGRA) cho thấy một đáp ứng miễn dịch với M. tuberculosis. Tuy nhiên những xét nghiệm này có những hạn chế do nó không thể phân biệt được giữa NLTA có vi khuẩn lao đang tồn tại và nhiễm khuẩn đã được điều trị/đã lành bệnh; các xét nghiệm cũng dự đoán kém ai sẽ tiến triển thành bệnh lao hoạt động.

Hoặc TST hoặc IGRAs đều có thể sử dụng để xác định người nào cần điều trị NLTA tại các nước có mức thu nhập cao hoặc trên trung bình với tỷ lệ mắc bệnh lao ước tính thấp hơn 100.000. IGRAs không nên thay thế TST tại các nước có mức thu nhập trung bình và thấp.

Người nào nên xét nghiệm và điều trị NLTA

Nguy cơ tiến triển thành bệnh lao hoạt động cao hơn đáng kể ở những người nhiễm lao thuộc vào quần thể có nguy cơ đặc biệt cao. Các yếu tố nguy cơ chính để hoạt hóa trực khuẩn lao gồm:

 - Nhiễm HIV

 - Mới tiếp xúc với một bệnh nhân truyền nhiễm.

                       - Bắt đầu điều trị bằng yếu tố kháng hoại tử mô (anti-tumour necrosis factor, TNF)

 - Đang lọc máu

 - Ghép tạng hoặc ghép tế bào máu

 - Bệnh bụi phổi

 - Đang ở trại giam

 - Nhập cư từ các nước có gánh nặng lao cao.

 - Người vô gia cư

 - Người sử dụng ma túy bất hợp pháp.

NLTA được điều trị như thế nào?

NLTA có thể điều trị một cách hiệu quả nhằm mục đích ngăn ngừa tiến triển thành bệnh lao hoạt động, nhờ vậy đem lại một lợi ích đáng kể cho cả cá nhân và cộng đồng. Các lựa chọn điều trị hiện có cho phép giảm ít nhất 60% nguy cơ phát triển thành bệnh lao. Những phác đồ sau được WHO khuyến cáo cho điều trị NLTA

 - 6 tháng hoặc 9 tháng isoniazid hằng ngày.

 - 3 tháng rifapentine và isoniaizid hằng tuần.

 - 3 hoặc 4 tháng isoniazid và rifampicin hằng ngày

 - 3 hoặc 4 tháng chỉ với rifampicine dùng hằng ngày.

(theo tài liệu của WHO  http://www.who.int/tb/challenges/ltbi/en/)

 

Th.S BS Hoàng Như Dũng-TTYT Phú Vang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.