Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 11.190
Truy câp trong tháng 172.506
Truy câp trong năm 1.449.385
Truy câp tổng 4.945.460
Truy câp hiện tại 1.491
Những việc cần thực hiện để phòng chống dịch bệnh trong trường học
Ngày cập nhật 20/10/2018

   Hiện nay vào mùa thu - đông, thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện cho dịch bệnh phát triển, một số bệnh thường gặp vào mùa thu - đông như viêm tai - mũi - họng, viêm phế quản, viêm phổi, cúm, các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, thủy đậu, quai bị....nhất là các dịch bệnh sốt xuất huyết, tay- chân- miệng, sởi trong thời điểm hiện nay. Trường học là nơi tập trung đông người nên rất dễ trở thành môi trường thuận lợi (nhất là các trường mầm non, tiểu học và THCS) để các dịch bệnh phát sinh và lây lan nếu không triển khai triệt để các biện pháp phòng bệnh cũng như kiểm soát tốt tình hình sức khỏe học sinh.

  Để phòng chống dịch bệnh, bảo đảm sức khỏe cho các em học sinh trong tình hình hiện nay, đặc biệt là một số bệnh thường gặp mùa thu - đông như bệnh tiêu chảy, sởi - rubella, quai bị, thủy đậu, các bệnh đường hô hấp…nhất là bệnh tay - chân - miệng và sốt xuất huyết.

Nhà trường chủ động phối hợp với trạm y tế địa phương tổ chức các buổi giáo dục, truyền thông phòng, chống dịch bệnh; sưu tầm tranh ảnh, bổ sung góc tuyên truyền của trường và các lớp; tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục kiến thức, ý thức phòng chống dịch bệnh cho giáo viên, học sinh, tổ chức tuyên truyền thường xuyên trên loa, bảng tin nhà trường, các buổi sinh hoạt tập thể về phòng chống một số dịch bệnh như: bệnh tay - chân - miệng, sốt xuất huyết… tuyên truyền về vấn đề an toàn thực phẩm trong trường học, các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

 Phối hợp với ngành y tế mở các lớp tập huấn, tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm cho người quản lý, nhân viên y tế trường học và nhân viên phục vụ ở các trường có tổ chức bán trú và bếp ăn tập thể; Tổ chức khám sức khỏe định kỳ để nắm được tình trạng sức khỏe của học sinh nhằm phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời; Tổ chức tốt các chiến dịch tiêm phòng vắc xin, chăm sóc răng miệng, xổ giun ... cho học sinh.

Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất ở các trường học có tổ chức ăn trưa; các bếp ăn tập thể trong trường phải đảm bảo điều kiện vệ sinh: Nguồn nước sạch, hệ thống nước rửa tay, điều kiện vệ sinh bếp, dụng cụ đồ dùng chứa đựng thức ăn.. Thực phẩm cung cấp cho bếp ăn tập thể phải được ký hợp đồng, có nguồn gốc, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo thực phẩm sạch. Thực hiện chế độ giao nhận thực phẩm hằng ngày tại trường theo đúng quy định. Thực phẩm tươi sống phải được sử dụng hết trong ngày. Nghiêm túc thực hiện chế độ lưu mẫu thức ăn sau 24 giờ. Nhân viên phục vụ trong bếp ăn tập thể trường học phải là người lao động khoẻ mạnh, không mắc bệnh truyền nhiễm, phải khám sức khoẻ định kỳ theo quy định và có chứng nhận về sức khoẻ của cơ quan y tế có thẩm quyền.

Thực hiện các biện pháp phòng bệnh, trong lớp học, giáo viên chú ý giữ ấm cho trẻ, che chắn cửa tránh gió lùa khi thời tiết thay đổi đột ngột, nhắc nhở, hướng dẫn trẻ các thói quen vệ sinh cá nhân như vệ sinh thân thể sạch sẽ, rửa tay xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chú trọng công tác vệ sinh môi trường xung quanh khu vực lớp học, thường xuyên vệ sinh bếp ăn để đảm bảo công tác an toàn thực phẩm. Tăng cường vệ sinh môi trường trường học, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ trường lớp, khu vệ sinh, chú ý các bề mặt, vật dụng hay tiếp xúc (tay nắm cửa, mặt bàn...)và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; giáo viên phụ trách các lớp tăng cường vệ sinh, khử khuẩn đồ chơi, dụng cụ sinh hoạt và sàn nhà nơi trẻ sinh hoạt để phòng ngừa các bệnh lây truyền qua tiếp xúc, trong đó có bệnh tay - chân - miệng.

Trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Cần đảm bảo các cơ sở giáo dục có đủ các phương tiện rửa tay xà phòng và có vị trí thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho người chăm sóc trẻ và trẻ em rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, làm sạch bề mặt. Hằng tuần, tổ chức vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, không để rác tồn đọng trong khu vực trường học, đảm bảo đủ nước sinh hoạt, vệ sinh sạch sẽ khu vệ sinh, lớp học, đảm bảo thông thoáng.

 Thường xuyên nhắc nhở giáo viên theo dõi, giám sát diễn biến tình hình sức khỏe học sinh hằng ngày tại trường học, thông báo kịp thời tình hình sức khỏe của trẻ cho phụ huynh qua việc đón, trả trẻ hằng ngày. Khi có các trường hợp học sinh có biểu hiện sốt, nghỉ học do dịch, bệnh phải thông tin, báo cáo kịp thời cho y tế trường học biết để nhà trường cùng với Trạm Y tế xã, thị trấn, Trung tâm Y tế huyện tổ chức xử lý môi trường trường học kịp thời, tránh lây lan.

Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên kiểm tra các lớp học, các cơ sở lẽ, bếp ăn tập thể tại trường về phòng chống dịch bệnh và bảo đảm an toàn thực phẩm, nhắc nhỡ và chấn chỉnh kịp thời các thiếu sót để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh trong trường học./.

BsCKI Đặng Văn Tuấn - Phó Giám đốc TTYT huyện Phú Vang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.