Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 33.061
Truy câp trong tháng 85.188
Truy câp trong năm 966.062
Truy câp tổng 4.462.137
Truy câp hiện tại 2.911
Những điều cần biết về bệnh Cúm A(H1N1)
Ngày cập nhật 13/06/2018

  Cúm A(H1N1) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm A(H1N1) gây nên. Hiện nay cúm A(H1N1) dễ dàng lây bệnh từ người sang người như các chủng cúm mùa thông thường khác. 

  Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên ghi nhận ngày 26/5/2009 và bùng phát mạnh vào những tháng cuối năm 2009, sau khi triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, dịch bệnh được đẩy lùi trong các tháng đầu năm 2010, đến tháng 7/2010 Việt Nam đã cơ bản khống chế dịch cúm A(H1N1) trên phạm vi toàn quốc. Từ năm 2010 đến nay, cúm A(H1N1) 2009 lưu hành thường xuyên và rộng khắp ở nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực trong đó có Việt Nam như các chủng vi rút cúm mùa khác. Kết quả giám sát trọng điểm qua các năm ghi nhận khoảng 10% số mẫu bệnh nhân cúm dương tính với cúm A(H1N1).Tuy không nguy hiểm như nhiễm cúm A(H5N1), cúm A(H7N9), nhưng những người nhiễm cúm A(H1N1) hay vi rút cúm mùa khác cũng cần hết sức cẩn trọng bởi bệnh có thể gây bội nhiễm, viêm phổi nặng, thậm chí có thể gây suy đa tạng, tử vong ở một số người có bệnh mạn tính.

Vi rút cúm A(H1N1) có thể dễ dàng lây lan từ người sang người giống như cách lây lan của cúm thường qua không khí có chứa các hạt nước nhỏ li ti khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện. Người bệnh cũng có thể nhiễm vi rút cúm do tiếp xúc, chạm tay vào bề mặt vật dụng bị nhiễm vi rút, chạm vào khăn giấy đã dụng có nhiễm vi rút sau đó đưa tay lên mũi, miệng hoặc dụi mắt. Việc dùng chung đồ dùng, ly uống nước, hoặc bàn chải đánh răng với người bệnh cũng có thể lây nhiễm vi rút cúm A(H1N1). Virus bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 70oC.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo: Cúm A(H1N1) khác với cúm mùa thông thường, chỉ tấn công vào các tế bào thuộc phần trên của hệ hô hấp. Cúm A(H1N1) có khả năng tấn công sâu vào tế bào phổi, gây viêm phổi, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vi rút cúm A(H1N1) tồn tại khá lâu ngoài môi trường, có thể sống từ 24 đến 48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ, tay vịn cầu thang...; tồn tại trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và duy trì được năm phút trong lòng bàn tay. Loại vi rút này đặc biệt sống lâu trong môi trường nước; có thể sống được đến bốn ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 220C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 00 C. Do đó hồ bơi trong các khách sạn cũng có thể tạo ra môi trường cho vi rút phát triển, nhất là vào tiết trời mưa dầm, thiếu ánh nắng để diệt vi rút. Những người mắc Cúm A(H1N1) có thể lây lan bệnh 01 ngày trước khi khởi bệnh và kéo dài 07 ngày sau khi khởi bệnh.

            Giống như các chủng cúm mùa khác, khi nhiễm cúm A(H1N1) người bệnh thường có các triệu chứng sau: Sốt, thường trên 38oC và ớn lạnh; Đau viêm họng; Nhức đầu; Đau mình và nhức cơ; Ho khan; Sổ mũi; Mệt mỏi và suy nhược; Tiêu chảy và ói mửa. Ngoài các biểu hiện trên, yếu tố quan trọng nghi ngờ mình nhiễm vi rút cúm A(H1N1) là từ vùng dịch trở về hay tiếp xúc với người mà sau đó được xác định là mang bệnh cúm A(H1N1). Những người bị bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, bệnh tiểu đường và ung thư hiện đang nằm trong số những người được coi là có nguy cơ cao chịu các biến chứng nghiêm trọng của bệnh cúm. Phụ nữ có thai cũng chịu nguy cơ cao, đặc biệt những người đang ở thai kỳ thứ hai và thứ ba; Béo phì cũng có thể là một nhân tố nguy cơ khác khiến bệnh trở nên nghiêm trọng. Những ai có một trong những bệnh nguy cơ cao nêu trên cần đi khám ngay nếu có các triệu chứng giống cúm.

Để phòng chống cúm A(H1N1), Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo cần sử dụng các biện pháp đối với cúm mùa thông thường:

·   Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; không khạc nhổ bừa bãi; hàng ngày sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt; tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người nghi nhiễm cúm.

·   Ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm vi rút  cúm.

·   Thường xuyên vệ sinh, lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc

·   Bên cạnh đó, người dân có thể đi tiêm vắc xin để phòng bệnh.

·   Những trường hợp sốt cao, khó thở cần chủ động cách ly, đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, xử lý, phòng tránh lây lan.

Việc nhận biết và phát hiện sớm các dấu hiệu mắc bệnh có thể giúp điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong./.

Bs Đặng Văn Tuấn - Phó giám đốc - TTYT huyện Phú Vang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.