Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 13.094
Truy câp trong tháng 174.410
Truy câp trong năm 1.451.289
Truy câp tổng 4.947.364
Truy câp hiện tại 237
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức họp bàn về việc tạo lập và quản lý hồ sơ điện tử sức khỏe toàn dân
Ngày cập nhật 04/05/2018

         Sáng ngày 03/5/2018,  UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức cuộc họp bàn về việc tạo lập và quản lý hồ sơ điện tử sức khỏe toàn dân do đồng chí  Phan Ngọc Thọ - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì. Về phía Sở Y tế có đồng chí Nguyễn Nam Hùng – Giám đốc Sở Y tế và đại diện lãnh đạo các phòng chuyên môn của Sở Y tế; cùng Ban Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế; đại diện lãnh đạo, các cơ sở KCB triển khai mô hình bác sĩ gia đình và cán bộ chuyên trách của TTYT huyện Phú Vang, TTYT huyện Phong Điền, TTYT thị xã Hương Thủy. Đồng thời, tham dự họp có đại diện lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp; Bảo hiểm xã hội tỉnh, UBND thành phố Huế, Đại học Y dược Huế, Bệnh viện Trung ương Huế, Giám đốc Chi nhánh Viettel Thừa Thiên Huế.

Toàn cảnh buổi họp

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2018 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử; Quyết định 1568/QĐ-BYT ngày 27/04/2016 của Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại việt nam giai đoạn 2016-2020; Quyết định 831/QĐ-BYT ngày 11/03/2017 của Bộ Y tế về mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Trong thời gian vừa qua nhìn chung việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế trên tất cả các lĩnh vực đã đạt được những kết quả bước đầu rất cơ bản, góp phần tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đặc biệt là trong công tác KCB và thanh toán BHYT. Tuy nhiên, vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi triển khai tạo lập và quản lý hồ sơ điện tử sức khỏe toàn dân như: Một số lãnh đạo các đơn vị vẫn chưa chủ động triển khai, đẩy mạnh ứng dụng CNTT; Kinh phí đầu tư hàng năm cho CNTT quá ít, chưa đáp ứng để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và chuyên môn; Nhân lực CNTT theo Thông tư 53/2014/TT-BYT về kiện toàn hệ thống tổ chức công nghệ thông tin trong các đơn vị sự nghiệp y tế, nhưng không quy định đơn vị quản lý nhà nước; Hạ tầng và trang thiết bị CNTT vẫn chưa đáp ứng việc triển khai các hệ thống phần mềm. Tốc độ đường truyền mạng CPNET còn thấp và chi phí cao; Khả năng sử dụng tin học của cán bộ chưa đồng điều giữa các đơn vị; Việc liên thông, liên kết dữ liệu trong các hệ thống phần mềm của các nhà cung cấp vẫn chưa đảm bảo. Đặc biệt là các hệ thống khám chữa bệnh, y tế dự phòng chưa kết nối và truy xuất được từ cơ sở dữ liệu mã định danh dân cư trong toàn quốc. Gây khó khăn trong việc triển khai Hồ sơ sức khỏe, Bệnh án điện tử,...; Vấn đề an toàn, an ninh mạng vẫn còn nhiều yếu tố nguy cơ và thách thức.

BSCKI. Hoàng Văn Đức - Chánh Văn phòng Sở Y tế báo cáo về việc tạo lập và quản lý hồ sơ điện tử sức khỏe toàn dân 

Từ đó Sở Y tế có một số kiến nghị và đề xuất UBND tỉnh là: Ưu tiên kinh phí cho ngành để triển khai ứng dụng CNTT trong thời gian tới. Đặc biệt, tập trung triển khai Hồ sơ sức khỏe (theo Quyết định số 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu), Bệnh án điện tử nhằm đảm bảo và nâng cao công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong tình hình mới; UBND tỉnh đề xuất Bộ Y tế sớm triển khai các gói dịch theo Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ và các chủ trương, chính sách, quy định về thuê dịch vụ công nghệ thông tin; khuyến khích đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) trong ứng dụng công nghệ thông tin. Theo hướng thuê gói dịch vụ triển khai phần mềm quản lý tại các cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến xã, đến tuyến huyện và tuyến tỉnh dùng chung toàn ngành giá tính trong gói dịch vụ y tế; Có chính sách hỗ trợ về kinh phí để triển khai kết nối mạng diện rộng của tỉnh bằng mạng truyền số liệu chuyên dùng CPNET, đặc biệt là triển khai 152 Trạm Y tế xã/phường/thị trấn; Quan tâm và chỉ đạo hỗ trợ Sở Y tế sớm thông qua Đề án Hệ sinh thái Y tế thông minh; Ưu tiên về công tác đào tạo về tin học văn phòng cho công chức, viên chức và người lao động và các lớp về an toàn, an ninh thông cho cán bộ chuyên trách CNTT tại các đơn vị.

Đồng chí  Phan Ngọc Thọ - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo và kết luận buổi họp

Đồng thời tại buổi họp, sau khi lắng nghe các ý kiến của các đồng chí đại diện của các Sở, Ban, Ngành và các đơn vị tham dự họp, đồng chí Phan Ngọc Thọ - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh kết luận một số nội dung như sau:

- Sự xuất hiện của  “công nghệ 4.0” đang diễn ra có tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội và nó thực sự là động lực khiến xây dựng đô thị thông minh nói chung và hệ sinh thái y tế thông minh nói riêng trở thành một xu hướng phổ biến phù hợp với thực tế tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Mặc dù kinh phí đầu tư cho CNTT còn khiêm tốn, nhưng tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai và đạt được những kết quả rất quan trọng, với những sản phẩm ứng dụng triển khai trong toàn tỉnh, đảm bảo liên thông, liên kết. Ngày càng phát triển vững chắc, bền vững và hiện đại hóa công sở.

- Xác định việc triển khai đẩy mạnh ứng dụng CNTT và ISO là công cụ để nâng cao công tác quản lý chỉ đạo và điều hành và đây là một quá trình xuyên suốt.

- Triển khai và phát triển các ứng dụng phần mềm phải trên cơ sở nền tảng là Khung chính quyền điện tử của tỉnh và chỉ đạo của Bộ Y tế.

- Giao Sở Y tế xây dựng đề án về “Xây dựng và tạo lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”, trong đó chú ý một số nội dung như sau:

+ Phải đánh giá hiện trạng về con người, cơ sở vật chất, các ứng dụng hiện có. Để từ đó đưa ra yêu cầu, lộ trình và xác định cập nhật những thông tin gì.

+ Hình thành đề cương để lấy ý kiến.

+ Song song là chọn đơn vị làm thí điểm, ưu tiên lãnh đạo địa phương và lãnh đạo đơn vị quyết tâm, con người vận hành tốt, cơ sở vật chất đảm bảo.

+ Thành lập ban điều hành để thực hiện triển khai đề án “Xây dựng và tạo lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.

+ Đồng thời trong đề án phải nêu giải pháp kết nối và chia sẽ dữ liệu; sự phối hợp giữa các đơn vị KCB, cơ quan bảo hiểm và các đơn vị KCB TW đóng trên địa bàn; vấn đề an toàn, an ninh và bảo mật thông tin; xây dựng quy chế vận hành hệ thống; lộ trình thực hiện cụ thể (triển khai từ tuyến xã lên tuyến huyện và tuyến tỉnh).

- Giao Sở Thông tin & Truyền thông phối hợp với Sở Y tế để xác định lựa chọn mã định danh. Nghiên cứu và tích hợp một số loại thẻ hiện nay của tỉnh đang phát hành.

- Chọn đơn vị tư vấn đáp ứng yêu cầu của tỉnh, ưu tiên những đơn vị có giải pháp tổng thể, có chính sách và hỗ trợ tài chính tốt.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo khi triển khai đề án.

- Về thời gian thông qua đề án phấn đầu hoàn thiện và trình Hội đồng nhân dân tỉnh trong tháng 7/2018.

- Về kinh phí triển khai đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm, ưu tiên kinh phí xã hội hóa và huy động các nguồn lực khác.

- Trong quá trình triển khai nếu có khó khăn và vướng mắc báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh.

Tin, ảnh: Hoàng Văn Đức, Nguyễn Đào, Công Khanh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.