Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 52.226
Truy câp trong tháng 156.048
Truy câp trong năm 1.432.927
Truy câp tổng 4.929.002
Truy câp hiện tại 853
Bệnh thủy đậu.
Ngày cập nhật 08/01/2018

  Bước vào mùa đông xuân thời tiết lạnh, độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh như sởi, ho gà, thủy đậu, cúm mùa… phát triển. Đặc biệt bệnh thủy đậu là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em từ 2 - 10 tuổi hay gặp nhất, là độ tuổi học sinh các trường học, nhà trẻ, mẫu giáo nên nguy cơ lây lan rất cao. Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sẩy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi.

   Bệnh thủy đậu là một bệnh cấp tính do nhiễm virus Varicella Zoter gây ra (bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh Zona ở người lớn). Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Khi người bị bệnh Thủy đậu nói, hắt hơi (nhảy mũi) hoặc ho... thì các vi rút theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi này sẽ bị lây bệnh, vì vậy bệnh dễ bùng phát thành dịch và bệnh còn lây lan qua sự đụng chạm đến ban ngứa, bóng nước từ người bị thuỷ đậu. Bệnh thuỷ đậu có thể lây từ 1 - 2 ngày trước khi nổi ban ngứa cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy (thông thường trong vòng 7 ngày từ khi những vết phồng nổi lên).

Bản chất của bệnh thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan… Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời. Phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sẩy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em từ 2 - 10 tuổi hay gặp nhất, thường gặp vào mùa đông - xuân.

Các triệu chứng bệnh thủy đậu

Bệnh khởi phát đột ngột, sốt nhẹ, ban mọc ngay ngày đầu của bệnh. Ban chỉ có nốt phỏng nước, không có mủ (nếu không bị nhiễm khuẩn). Ban mọc không tuần tự, trên một vùng da ban mọc thành nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng từ 3 - 4 ngày.

Phòng lây bệnh

Khi trong gia đình hay nhà trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ mắc bệnh thủy đậu, cần cách ly trẻ bệnh với trẻ lành (cho trẻ ở nhà với gia đình không nên đến lớp học). Những người lớn chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu cũng cần tránh tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu.

Để tránh bệnh thủy đậu lan ra nhiều vùng da trên cơ thể và lây cho người khác thì khi bị bệnh, cần giữ vệ sinh da sạch sẽ không để nhiễm khuẩn và lây lan ra các dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi làm lây nhiễm cho trẻ khác. Sau mỗi lần lau, tắm cho trẻ xong cần thấm khô, bôi thuốc nơi tổn thương rồi mặc quần, áo rộng, thoáng.

Trẻ bị bệnh cần được cắt móng tay và giữ móng tay trẻ sạch, nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da do trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.Cho bệnh nhân ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả. Vệ sinh phòng ở của người bệnh hằng ngày bằng nước Javel, hoặc dung dịch Cloramin B 2% sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Khi có nhiều nốt phỏng vỡ hoặc có dấu hiệu bất thường, cần cho trẻ đi bệnh viện để được điều trị đề phòng nhiễm khuẩn, nhiễm độc và biến chứng nguy hiểm.

 Chủ động phòng bệnh

Hiện nay vắc xin phòng bệnh thủy đậu chưa được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, chỉ mới có vắc xin dịch vụ do đó độ phủ vắc xin không cao nên miễn dịch cộng đồng không nhiều, số người mắc bệnh rất lớn. Mặc dù bệnh có thể lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, nhưng hiện tại đã có biện pháp chủ động để phòng ngừa bệnh thủy đậu, đó là chủng ngừa bằng vắc-xin.

Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi, tiêm 1 liều và liều thứ 2 nên tiêm thêm cách liều thứ nhất 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 - 6 tuổi để gia tăng hiệu quả phòng bệnh và giảm việc mắc bệnh thuỷ đậu trở lại mặc dù trước đó đã tiêm ngừa.

Đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn, tiêm 2 liều cách nhau tốt nhất là sau 6 tuần.

Tại phòng tiêm dịch vụ Trung tâm Y tế huyện Phú Vang đã và đang triển khai tiêm các loại vắc xin phòng bệnh dại, cúm mùa, rubella, quai bị, thủy đậu... để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng phòng bệnh của nhân dân./.

Một số hình ảnh minh họa về Bệnh Thủy đậu:

 

(Thủy đậu là một bệnh lành tính nhưng cần được phát hiện sớm và chăm sóc chu đáo nếu không biến chứng sẽ rất nguy hiểm)

(Khi cần tiếp xúc người bệnh thủy đậu thì phải đeo khẩu trang )

 

Bs Đặng Văn Tuấn - Phó giám đốc - TTYT huyện Phú Vang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.