Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 18.726
Truy câp trong tháng 180.042
Truy câp trong năm 1.456.921
Truy câp tổng 4.952.996
Truy câp hiện tại 125
TTYT huyện Phú Vang triển khai "Quy trình báo động đỏ bệnh viện"
Ngày cập nhật 07/09/2017

“Quy trình báo động đỏ bệnh viện’’ là xử trí cấp cứu tối khẩn cấp, áp dụng cho những trường hợp cấp cứu cần can thiệp mới hy vọng cứu sống bệnh nhân . Mục đích cuối cùng khi thực hiện quy trình này là cứu sống được bệnh nhân , đưa bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nguy kịch.

Đối với quy trình cấp cứu truyền thống, các bước khi tiến hành một cuộc phẫu thuật sẽ luôn đi từ “khám bệnh, làm các xét nghiệm cận lâm sàng, chuẩn bị phòng mổ, sau đó mới đến bước phẫu thuật’’ quy trình này vô tình cướp mất sự sống của  rất nhiều bệnh nhân nặng. Do vậy “Quy trình báo động đỏ bệnh viện’’ra đời là bước ngoặt trong cấp cứu, làm tăng khả năng sống cho những bệnh nhân nguy kịch.

Các tình huống cần vận dụng quy trình báo động đỏ bao gồm:

1. Tai nạn thương tích: tình trạng nguy kịch, nguy cơ TV cao

- Đa chấn thương; VT mạch máu lớn; VT xuyên thấu cổ ngực, bụng có rối loạn huyết động (HA tâm thu ≤ 80 mmHg…).

- Tai biến sản khoa, …

2. Cấp cứu bệnh lý: chỉ định can thiệp hoặc dùng thuốc khẩn

- Đột quỵ thiếu máu có chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết

- Nhồi máu cơ tim có chỉ định can thiệp tái tưới máu …

3. Cấp cứu bệnh nhân điều trị nội trú đột ngột diễn tiến xấu đe dọa tính mạng.

Quy trình báo động đỏ nội viện được xây dựng căn cứ vào mô hình bệnh tật, năng lực chuyên môn kỹ thuật và điều kiện thực tế của từng bệnh viện. Phân định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của từng chuyên khoa, từng cá nhân, phân quyền cho bác sĩ trưởng kíp trực cấp cứu nơi tiếp nhận bệnh nhân ban đầu được quyền kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện. Quy trình báo động đỏ nội viện phải được phổ biến và tập huấn cho tất cả khoa, phòng trong toàn bệnh viện.

Người được quyền “phát tín hiệu đỏ” là bác sĩ cấp cứu và bác sĩ trực ngoại khoa mà không cần phải chờ xin ý kiến trưởng khoa hay trực lãnh đạo bệnh viện, nếu đánh giá cần phải mổ khẩn cấp. Các bác sĩ trong quy trình luôn mở điện thoại 24/24 giờ. Khi nhận được tín hiệu báo động, không cần biết là thời gian nào, đang ở đâu, không cần hỏi han dài dòng về tình trạng nhập viện của BN, phải ngay lập tức có mặt tại phòng mổ.

Khi hệ thống báo động đỏ được kích hoạt, ngay lập tức toàn bộ các khâu chẩn đoán hay thủ tục liên quan ban đầu đều được bỏ qua. Thay vào đó, bệnh nhân sẽ nhanh chóng được chuyển thẳng lên phòng mổ. Cùng lúc đó, nhân viên vận chuyển, các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên đều phải làm việc với tinh thần cao nhất, đồng thời mọi thiết bị cần thiết và máu dự phòng phải được sẵn sàng cho phẫu thuật…Nếu phát lệnh “báo động đỏ”, huy động tốc lực tối đa thì tất cả đã sẵn sàng trong vòng chưa tới 5 phút, khi bệnh nhân được chuyển thẳng từ phòng cấp cứu lên phòng mổ.

(Bệnh nhân nặng đang được các Bác sĩ cấp cứu kịp thời tại bệnh viện Phú Vang)

Quy trình báo động đỏ bệnh viện ra đời đã tỏ rõ sự ưu việt trong quá trình cứu sống bệnh nhân. Có thể nói, mô hình “báo động đỏ” là sự sáng tạo xuất phát từ thực tiễn, là mô hình của lương tâm, trách nhiệm và tinh thần tận tụy vì nhân dân phục vụ của ngành y tế, phát triển ngành y tế đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.

Năm 2016 Bộ Y tế đưa "Báo động đỏ nội viện và liên viện" vào Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng Bệnh viện.Thực hiện theo chỉ đạo của ngành và đáp ứng nhu cầu thực tế trong công tác khám chữa bệnh hiện nay tại đơn vị, đầu tháng 7 năm 2017, Giám đốc TTYT huyện Phú Vang đã ban hành Quy trình Báo động đỏ triển khai cho toàn thể viên chức trong đơn vị và thực tế trong thời gian qua đã có nhiều trường hợp cấp cứu nặng được giải quyết kịp thời, hiệu quả góp phần cứu sống bệnh nhân khi thực hiện quy trình này ./. 

Bs Đặng Văn Tuấn - PGĐ TTYT huyện Phú Vang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.