Sau khi sinh:
* Tiêm vắc xin VGB sơ sinh: Vắc xin viêm gan B là loại vắc xin giúp cơ thể con chống lại virus viêm gan B, lây truyền qua máu và dịch tiết cơ thể. Với trẻ chưa bị phơi nhiễm: tiêm đủ 3 liều đúng lịch sẽ tạo kháng thể bảo vệ 95%, với trẻ đã bị phơi nhiễm: Tiêm vắc xin VGB sơ sinh trong vòng 24 giờ có thể phòng được 90% việc lan truyền từ mẹ sang con.
* Tiêm phòng BCG, ngừa bệnh lao phổi: BCG là vắc xin phòng bệnh lao và cần được tiêm càng sớm càng tốt sau khi trẻ được sinh ra.
2- 6 tháng tuổi:
Bại liệt mũi 1,2,3; Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván 1,2,3; Viêm gan B mũi 1,2,3; Hib (Haemophilus cúm B) mũi 1,2,3
* Vắc-xin Quinvaxem (vắc xin 5 trong 1): phòng được 5 bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib. Vắc xin Quinvaxem được tiêm 3 mũi gồm:
+ Mũi tiêm thứ 1: khi trẻ đủ 2 tháng tuổi
+ Mũi tiêm thứ 2: khi trẻ đủ 3 tháng tuổi
+ Mũi tiêm thứ 3: khi trẻ đủ 4 tháng tuổi
* Vắc-xin Virus Rota (RV): ngăn ngừa virut gây bệnh tiêu chảy
RV là một loại virus gây ra bệnh tiêu chảy cấp cho trẻ, dùng thuốc phòng virus Rota khi trẻ được 2 tháng và 4 tháng tuổi. Khi cho trẻ uống thuốc phòng virus Rota, trẻ có thể bị tiêu chảy nhẹ hoặc nôn mửa.
6-11 tháng tuổi:
* Tiêm phòng cúm
Nên tiêm loại vắc xin này cho trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng tuổi trở lên. Khi tiêm, trẻ có thể gặp một vài tác dụng phụ như đau nhức, tấy đỏ, sưng tại vết tiêm hoặc sốt nhẹ.
12-15 tháng tuổi:
* Viêm não Nhật Bản B
Viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm trùng thần kinh cấp tính, xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm nguy cơ cao nhất là trẻ em ở lứa tuổi từ 2 đến 6.
Liều gây miễn dịch cơ bản: Tiêm đủ 3 mũi :
+ Mũi tiêm thứ 1 : ngày 0
+ Mũi tiêm thứ 2 : ngày thứ 7 đến 14
+ Mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 là 12 tháng.
Sau đó cứ ba-bốn năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi
* Thủy đậu
- Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi, tiêm 1 liều và liều thứ 2 nên tiêm thêm cách liều thứ nhất 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng 4 - 6 tuổi để gia tăng hiệu quả phòng bệnh và giảm việc mắc bệnh thuỷ đậu trở lại mặc dù trước đó đã tiêm ngừa.
* Sởi, quai bị, Rubella (MMR)
Loại vắc-xin MMR sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi 3 loại virus: sởi (gây sốt cao, phát ban toàn cơ thể trẻ); quai bị (gây đau mặt, sưng tuyến nước bọt, và đôi khi bìu sưng ở bé trai); và rubella hay bệnh sởi Đức (mà có thể gây dị tật bẩm sinh nếu có nhiễm trùng xảy ra trong thai kỳ).
Vắc-xin MMR cần được tiêm khi trẻ được 12 đến 15 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi trẻ được 4 đến 6 tuổi.
* Viêm gan A mũi 1
Virus viêm gan A có thể xâm nhập vào trẻ từ đồ ăn hay thức uống bị ô nhiễm. Bệnh sẽ gây tổn hại gan với những triệu chứng như sốt, mệt mỏi, vàng da, chán ăn. Vì thế khi trẻ được 12 đến 23 tháng tuổi nên đưa trẻ đi tiêm phòng viêm gan A. Mũi tiêm nhắc lại cách mũi đầu ít nhất 6 tháng.
16-23 tháng tuổi:
Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván (DPT) mũi 4, Bại liệt mũi 4, Hib mũi 4, Viêm gan B mũi 4, Viêm gan A mũi 2
Các bà mẹ cần biết sau khi tiêm chủng cho trẻ:
- Theo dõi trẻ tại trạm y tế 30 phút sau khi tiêm
- Theo dõi trẻ tại nhà ít nhất 1 ngày sau khi tiêm chủng
- Khi trẻ có sốt, cặp nhiệt độ và theo dõi sát, dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
- Cần đưa NGAY trẻ tới cơ sở y tế nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như: sốt cao, co giật, khóc thét, li bì, khó thở, bú kém, tím tái, phát ban, ...
- Liên lạc với cán bộ y tế để được tư vấn thêm.