Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Cần thực hiện:
1. Đối với các cơ quan quản lý:
- Cần tăng cường thanh kiểm tra chống sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng.
- Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
- Tiếp tục tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới
2. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần:
- Tuân thủ các quy định của Pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Tuyệt đối không sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm không nguồn gốc, xuất xứ, kém chất lượng, không an toàn.
- Không quảng cáo sai về bản chất, tác dụng của thực phẩm
3. Đối với người tiêu dùng:
- Chỉ chọn mua những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, kiểm tra kỹ nhãn mác.
- Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng.
- Tham gia phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm
* Thực hiện 10 nguyên tắt vàng trong chế biến thực phẩm
1. Chọn thực phẩm tươi, sạch, an toàn.
2. Thực hiện “ăn chín uống sôi”. Ngâm kỹ rửa sạch, gọt vỏ quả tươi trước khi sử dụng.
3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín.
4. Che đậy bảo quản cẩn thận thức ăn sau khi nấu chín.
5. Đun kỹ lại thức ăn cũ trước khi sử dụng.
6. Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín, không dùng chung dụng cụ chế biến thực phẩm sống và chín.
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm đặc biệt sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với các nguồn dễ ô nhiễm khác.
8. Bảo đảm dụng cụ, nơi chế biến thực phẩm phải khô ráo, gọn gàng, sạch sẽ, hợp vệ sinh.
9. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng, quá hạn.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn trong chế biến thực phẩm.
THÔNG ĐIỆP TẾT TÂN SỬU:
"VÌ TẾT TÂN SỬU AN KHANG, HẠNH PHÚC - VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG - HÃY ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM"