Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 26.504
Truy câp trong tháng 78.631
Truy câp trong năm 959.505
Truy câp tổng 4.455.580
Truy câp hiện tại 6.410
PEP- THUỐC DỰ PHÒNG "SAU PHƠI NHIỄM HIV"
Ngày cập nhật 18/12/2020

PEP – dự phòng sau phơi nhiễm HIV có hiệu quả nhất trọng việc ngăn ngừa nhiễm HIV trong vòng 72 giờ ngay sau khi tiếp xúc với nguồn lây (máu, dịch tiết của người nhiễm HIV). PEP cần được tuân thủ đủ số liều trong vòng 28 ngày.

PEP là dùng thuốc kháng vi rút (ARV) sau khi có khả năng tiếp xúc với nguồn lây HIV để tránh bị nhiễm.

PEP phải được bắt đầu trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc, càng sớm càng tốt. Liệu trình điều trị trong vòng 28 ngày, theo chỉ định của bác sĩ.

Các đối tượng sử dụng PEP: Người không có phản ứng với HIV hoặc không biết tình trạng HIV của bản thân và trong vòng 72 giờ qua có ít nhất 1 trong các nguy cơ sau:

+ Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm HIV hoặc nghi nhiễm HIV;

+ Dùng chung bơm kim tiêm;

+ Bị tấn công tình dục.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng PEP bao gồm buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi,…Những tác dụng phụ này có thể tự khỏi và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Mặc dù PEP có hiệu quả trong dự phòng lây nhiễm HIV, nhưng không phải 100%, đặc biệt đối với những người có nguy cơ phơi nhiễm HIV thường xuyên như thường quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình dương tính HIV, có thói quen dùng chung bơm kim tiêm,… Sử dụng bao cao su trong lúc quan hệ tình dục, dùng bơm kim tiêm sạch là phương pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV hiệu quả nhất.

Th.S Nguyễn Thị Kiều Mi - khoa KSBT&HIV/AIDS, TTYT huyện Phú Vang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.