Tìm kiếm
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Bệnh dại ở người và điệu trị dự phòng
Ngày cập nhật 23/05/2018

  Bệnh dại(Rabies) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại(Rhabdovirus) thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus. Bệnh dại thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam. Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. 

    Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm vi rút dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong. Tuy vậy, bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc-xin dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó) là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại.

Bệnh có rất nhiều triệu chứng biểu hiện nhưng thường được chia ra làm 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Thời kì ủ bệnh của vi rút và là điều kiện, môi trường để cho vi rút phát triển. Thời kì ủ bệnh của vi rút khoảng từ 20-60 ngày cho đến 90 ngày, và thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào vết cắn, vết cắn càng gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Ngoài ra có một số trường hợp có thể có thời gian ủ bệnh đến hàng năm

Giai đoạn 2: Đây là thời kì khởi phát, thời gian trước khi phát bệnh từ 2 đến 4 ngày người bệnh có cảm giác đau nhức vết cắn, sưng tấy lên. Những dấu hiệu này lan rộng theo hệ thống thần kinh và hệ thống bạch huyết, đồng thời kèm theo một số triệu chứng như: bồn chồn, nóng nảy, cáu giận la hét vô cớ…

Giai đoạn 3: Thời kì toàn phát, đây là thời kì bệnh bắt đầu phát triển rất mạnh và có 2 thể lâm sàng như sau:

* Thể hung dữ :

Bệnh nhân tăng kích thích: sợ nước, hốt hoảng. Cơn co giật. Co thắt thanh quản và cơ hô hấp, Ngừng tim, ngừng thở. Rối loạn TK thực vật: sốt cao, đồng tử giãn không đều, tăng tiết, hạ huyết áp thế đứng. Triệu chứng điển hình: sợ gió, sợ nước, sợ ánh sáng. Giữa hai cơn, bệnh nhân vẫn tỉnh táo. Bệnh tiến triển nhanh chóng hôn mê, ngừng thở, ngừng tim.

Thường tử vong trong 2 đến 4 ngày sau khi lên cơn vì liệt cơ hô hấp.

* Thể bại liệt:

Thể này thường ít gặp hơn và nếu gặp thì sẽ xuất hiện hiện tượng liệt rất nhanh sau những cơn co thắt. Lúc đầu có thể dị cảm ngay vết cắn, đau cột sống, đau nơi bị cắn, liệt tiến triển lan toả lên chi trên, mất phản xạ gân xương, liệt cả cơ cổ, mặt lưỡi (gây sặc), liệt các cơ hô hấp.

Tử vong chậm hơn thể hung dữ, có thể kéo dài từ 2 - 20 ngày.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, điều trị dự phòng nên được tiến hành càng sớm càng tốt sau khi bị phơi nhiễm. Đối với những người chưa được tiêm phòng bệnh dại, việc chỉ định dùng vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại phải căn cứ theo tình trạng của động vật (kể cả động vật đã được tiêm phòng dại), mức độ và tình trạng vết thương như sau:

Mức độ 1:  khi cơ thể không bị tổn thương, người chỉ tiếp xúc với con vật bằng động tác sờ mó, vuốt ve; cho con vật ăn, để con vật liếm trên phần da lành không bị vết xước, vết cào thì không cần điều trị dự phòng.

Mức độ 2: khi cơ thể bị thương tổn với vết xước, vết cào; để con vật liếm trên phần da và niêm mạc bị tổn thương.

Tại thời điểm bị con vật cào cấu, nếu:

 - Con vật ở trong tình trạng bình thường (kể cả chó đã được tiêm phòng dại) thì phải điều trị dự phòng bằng cách tiêm ngay vắc-xin phòng dại và trong vòng 10 ngày sau đó tình trạng con vật vẫn ở tình trạng bình thường thì dừng tiêm vắc-xin sau ngày thứ 10 nhưng trong vòng 10 ngày sau đó con vật bị ốm, có xuất hiện triệu chứng dại hoặc bỏ chạy mất tích không theo dõi được thì phải tiếp tục tiêm đủ liều.

- Con vật đã có triệu chứng dại hoặc bỏ chạy mất tích không theo dõi được tình trạng thì ngay từ đầu phải điều trị dự phòng bằng cách tiêm ngay vắc-xin phòng dại và tiêm đủ liều.

Mức độ 3: Khi cơ thể bị những tổn thương do vết cắn, vết cào nguy hiểm.

* Nếu vết thương chảy máu ở vùng xa thần kinh trung ương

Tại thời điểm con vật cắn hay cào, nếu:

     - Con vật ở trong tình trạng bình thường thì phải điều trị dự phòng bằng cách tiêm ngay vắc-xin phòng dại và theo dõi 10 ngày sau đó con vật vẫn ở tình trạng bình thường thì có thể dừng tiêm vắc-xin sau ngày thứ 10 nhưng trong vòng 10 ngày sau đó con vật bị ốm, có xuất hiện triệu chứng dại hoặc bỏ chạy mất tích không theo dõi được thì phải tiêm đủ liều.

- Con vật có triệu chứng dại hoặc bỏ chạy mất tích không theo dõi được tình trạng thì phải điều trị dự phòng ngay từ đầu bằng cách tiêm ngay huyết thanh kháng dại và vắc-xin phòng dại.

* Nếu vết thương do con vật cắn hay cào gây tổn thương sâu, có nhiều vết thương; vết cắn, vết cào gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ hay ở vùng có nhiều dây thần kinh như các đầu chi, bộ phận sinh dục

 Tại thời điểm bị con vật cắn hay cào, nếu con vật ở trong tình trạng bình thường, có triệu chứng dại hoặc bỏ chạy mất tích không theo dõi được thì phải điều trị dự phòng ngay từ đầu bằng cách tiêm ngay huyết thanh kháng dại và vắc-xin phòng dại.

Hiện nay, tại phòng tiêm dịch vụ Trung tâm Y tế huyện Phú Vang đã và đang triển khai tiêm vắc xin dại tế bào Verorab, đây là vắc xin an toàn và hiệu lực bảo vệ cao./.

Bs Đặng Văn Tuấn - Phó giám đốc - TTYT huyện Phú Vang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 23/12/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát tiêm chủng thường xuyên tháng 12
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
14:30: Duyệt báo cáo tổng kết cuối năm bằng Slide thuyết trình
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Chiều: Hội nghị tổng kết và trao giải cuộc thi trực tuyến" Tìm hiểu kiến thức về ATTP" ngành Y tế năm 2024
08:30: Tham dự cuộc họp phổ biến các nội dung thuộc lĩnh vực Dự phòng
tại Nghị định số 141/2024/NĐ-CP ngày 28/10/2024 của Chính phủ
và hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ điều trị
nghiện chất dạng thuốc phiện tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Thứ ba ngày 24/12/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
08:00: Dự hội nghị trực tuyến triển khai công tác y tế năm 2025
10:30: Sinh hoạt chi bộ YHCT-PHCN
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Chiều: Tham dự Hội nghị tổng kết công tác Dân số - phát triển năm 2024
và triển khai nhiệm vụ năm 2025
Cả ngày: Giám sát thực hiện quy trình KSNk, phân loại chất thải
07:30: Vận hành máy nổ pccc
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát ATTP
Chiều: Tham dự hội nghị tổng kết công tác Y tế, Dân số năm 2024
Thứ tư ngày 25/12/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
09:00: Họp xét tặng kỷ niệm chương
10:30: Thống nhất kê khai tài sản hiện có và tài sản thanh lý để cập nhật tài sản lên hệ thống, tài sản liên quan đến ánh xạ bảo hiểm y tế
14:00: Tham dự hội nghị huyện ủy để đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng bộ huyệnnăm 2024
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: Giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh bệnh trọng điểm
14:00: Tham dự hội nghị tổng kết công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2024 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2025
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát ATTP
Cả ngày: Hội thảo xin ý kiến sửa đổi Quyết định số 170/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 17/01/2006 về việc hướng dẫn xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
10:00: Họp BCH Đoàn TNCS HCM TTYT chuẩn bị công tác tổng kết
Thứ năm ngày 26/12/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Tổng kết công tác Y tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh phục vụ bệnh nhân
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát ATTP
Chiều: Làm việc với Đoàn Giám sát công tác chuẩn bị cấp phát sản phẩm dinh dưỡng
Thứ sáu ngày 27/12/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
07:30: Vận hành máy nổ pccc, máy phát điện dự phòng
14:00: Thu hồi dấu các Trạm Y tế để thực hiện quy trình đổi dấu
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát ATTP
14:00: Tổng kết chương trình Suy dinh dưỡng
Thứ bảy ngày 28/12/2024
Chủ nhật ngày 29/12/2024
Dạng 1
Truy câp trong tuần 18.143
Truy câp trong tháng 162.923
Truy câp trong năm 1.633.501
Truy câp tổng 5.129.576
Truy câp hiện tại 767