Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 18/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
14:00: Hội ý chuẩn bị nội dung phục vụ công tác kiểm tra bệnh viện
16:30: Tham dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ y tế
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
15:00: Dự gặp mặt - tọa đàm kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Chiều: Giám sát chỉ số côn trùng tại các xã nguy cơ
Chiều: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế
08:00: Dự hội nghị trực tuyến toàn quốc về giảm cầu ma túy
Thứ ba ngày 19/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
08:00: Tặng hoa nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
14:00: Tham dự hội nghị huyện ủy
14:00: Kiểm tra bệnh án chăm sóc cấp I
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Chiều: Giám sát thực hiện quy trình KSNK, phân loại chất thải
07:30: Vận hành máy nổ pccc
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Quan trắc môi trường lao động
Sáng: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế.
Cả ngày: Giám sát công tác chuẩn bị trước tiêm chủng vắc xin Td
Thứ tư ngày 20/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
14:00: Họp chuyển xếp lương HĐ 111
14:00: Kiểm tra bệnh án chăm sóc cấp I
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: Giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm
09:00: Gặp mặt Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
15:30: Kiểm tra điện nước các khoa, phòng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát chỉ số côn trùng tại các xã nguy cơ
Chiều: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế.
Cả ngày: Giám sát trước chiến dịch cân đo và cho trẻ uống vitamin A
15:00: Giao ban công tác Dân số
Thứ năm ngày 21/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh phục vụ bệnh nhân
14:30: Thực hiện quy trình bổ nhiệm Trưởng khoa Phục hồi chức năng
15:30: Hội nghị ban chấp hành Đảng ủy mở rộng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Chiều: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế.
Cả ngày: Giám sát trước chiến dịch cân đo và cho trẻ uống vitamin A
Cả ngày: Triển khai tiêm chủng vắc xin Td cho trẻ 7 tuổi
Thứ sáu ngày 22/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
15:30: Thực hiện quy trình bổ nhiệm Phó trưởng khoa Nhi
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Vận hành máy nổ pccc, máy phát điện dự phòng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Cả ngày: Giám sát Tiêm chủng vắc xin thường xuyên tháng 11
Cả ngày: Giám sát trước chiến dịch cân đo và cho trẻ uống vitamin A
Thứ bảy ngày 23/11/2024
Chủ nhật ngày 24/11/2024
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 31.756
Truy câp trong tháng 135.578
Truy câp trong năm 1.412.457
Truy câp tổng 4.908.532
Truy câp hiện tại 2.973
Hướng dẫn viết và trình bày sáng kiến kinh nghiệm
Lượt xem 90268Ngày cập nhật 01/12/2016

A. Cấu trúc của một bài sáng kiến kinh nghiệm:

Các phần chính gồm:

Trang bìa

Mục lục

Danh mục chữ viết tắt (nếu có)

I. Đặt vấn đề

II. Giải quyết vấn đề

1. Cơ sở lí luận của vấn đề

2. Thực trạng của vấn đề

3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

4. Hiệu quả SKKN

III. Kết luận, kiến nghị

Tài liệu tham khảo.

Lưu ý: Chỉ đánh số trang bắt đầu phần đặt vấn đề đến hết phần kết luận, kiến nghị

B. Nội dung các phần chính của SKKN:

I. Đặt vấn đề

Phần này  tác giả chủ yếu trình bày lí do chọn chủ đề. Cụ thể tác giả cần trình bày được các ý chính sau đây

- Nêu rõ hiện tượng (vấn đề) trong thực tiễn mà tác giả đã chọn để viết SKKN.

- Ý nghĩa và tác dụng ( về mặt lí luận) của hiện tượng ( vấn đề)

- Những mâu thuẫn giữa thực trạng ( có những bất hợp lí, có những điều cần cải tiến, sửa đổi….) với yêu cầu mới đòi hỏi phải được giải quyết. Những SKKN này đã áp dụng và mang lại hiêu quả rõ rệt.

Từ những ý đó, tác giả khẳng đinh lí do mình chọn vấn đề để viết SKKN

II. Giải quyết vấn đề:

Đây là phần quan trọng, cốt yếu nhất của một SKKN, do vậy người viết trình bày theo 4 mục chính sau đây:

1 Cơ sở lí luận của vấn đề: Trong mục này người viết cần trình bày tóm tắt những lí luận, lí thuyết đã được tổng kết, bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản về vấn đề được chọn để viết SKKN. Đó chính là những cơ sở lí luận có tác dụng định hướng cho việc nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp, biện pháp nhằm khắc phục nhứng mâu thuẫn, khó khăn tác giả đã trình bày trong phần đặt vấn đề.

2. Thực trạng vấn đề: Trong phần này người viết mô tả, làm nổi bật những khó khăn, những mâu thuẫn trong thực tế mà người viết đang tìm các giải quyết, cải tiến.

3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Trình bày trình tự những biện pháp, các bước cụ thể, trong đó có nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả của từng biện pháp hoặc từng bước đó.

4. Hiệu quả SKKN: trong mục này cần trình bày đươc các ý:

- Đã áp dụng sáng kiến trên ở đâu, đối tượng cụ thể nào?

- Trình bày rõ kết quả cụ thể khi áp dụng SKKN  ( có đối chiếu, so sánh với  kết quả khi tiến hành công việc theo cách cũ)

Việc đặt tiêu đề cho các ý chính trên đây cần được cân nhắc, chọn lọc sao cho phù hợp với SKKN đã chọn và diễn đạt được nội dung chủ yếu mà người viết muốn trình bày trong SKKN.

III. Kết luận, kiến nghị:

1. Kết luận: Cần trình bày đươc:

- Ý nghĩa của SKKN đối với công việc.

- Những nhận định chung của người viết về việc áp dụng và khả năng phát triển SKKN.

- Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng SKKN của bản thân.

2. Những ý kiến đề xuất: (với các cấp lãnh đạo) để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả.

C. (Dự kiến)

1. Điểm hình thức (10 điểm)

- Trình bày đúng qui định (Văn bản SKKN được in (font unicode, cỡ chữ 13 hoặc 14, đóng quyển (đóng bìa, dán gáy), không có lỗi chính tả, lỗi cú pháp), tên của SKKN phù hợp với nội dung trình bày(05 điểm)

- Kết cấu hợp lý: Gồm 3 phần (đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận và khuyến nghị)(05 điểm)

2. Điểm nội dung (90 điểm)

a. Đặt vấn đề

     - Nêu được rõ ràng lý do lựa chọn vấn đề để giải quyết; giới hạn phạm vi vấn đề cần giải quyết; nêu ý nghĩa của vấn đề: Vấn đề đưa ra được giải quyết có tính thực tiễn, tính phổ biến, tính thời sự,… như thế nào? (10 điểm)

b. Nội dung giải quyết vấn đề (70 điểm)

- Đưa ra các giải pháp, biện pháp (lưu ý: các giả pháp biện pháp đưa ra phải có tính khả thi) hoặc đúc rút được những kinh nghiệm đã thực hiện mang lại hiệu quả trong giải quyết vấn đề đặt ra(10 điểm)

- Mô tả trình bày từng giải pháp, biện pháp kinh nghiệm đã thực hiện; phân tích, so sánh đối chiếu trước và sau khi thực hiện các giải pháp, biện pháp, kinh nghiệm để chứng minh, thuyết phục về hiệu quả mà giải pháp, biện pháp, kinh nghiệm mang lại trong thực tế triển khai (20 điểm)

- Đánh giá được hiệu quả mà các giải pháp, kinh nghiệm mang lại; ý nghĩa của nó đối với thực tiễn(10 điểm)

-  Chỉ rõ được tính mới, tính sáng tạo của giải pháp, biện pháp, kinh nghiệm đã đúc rút từ thực tế đảm bảo tính khoa học, phù hợp với lý luận, phù hợp với chủ trương, chính sách hiện hành của Nhà nước(30 điểm)

c. Kết luận và khuyến nghị (10 điểm)

- Khẳng định kết quả mà SKKN mang lại;

- Nêu vắn tắt điều kiện, yêu cầu và hoàn cảnh áp dụng;

- Gợi mở những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu;

- Khuyến nghị và đề xuất với các cấp quản lý về các vấn đề có liên quan đến áp dụng và phổ biến SKKN.

      Lưu ý: Mỗi SKKN từ 10 đến 20 trang

- Giấy khổ A4 (21,0 x 29,7cm)

- Phông chữ: Time New Roman

- Lề trên: 3 cm

- Lề dưới: 2,5 cm

- Lề trái: 2,5 cm

- Lề phải: 2,5 cm

- Khoảng cách dòng: 1,5 cm

- Số trang ở trung tâm lề dưới

Tập tin đính kèm:
BS Đặng Văn Tuấn( ST)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.