Tìm kiếm
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Mô hình Bác sỹ gia đình ở một số nước trên thế giới
Ngày cập nhật 20/07/2015

Hiệp hội Bác sỹ gia đình toàn cầu (WONCA) được thành lập năm 1972 và đến nay đã có gần 100 quốc gia thành viên. 

BSGĐ là những bác sĩ đa khoa, tốt nghiệp chuyên khoa y học gia đình, có trình độ tương đối toàn diện, được đào tạo bài bản, có thể giải quyết được những vấn đề sức khỏe ban đầu, đồng thời có kỹ năng tư vấn tâm lý, quản lý xã hội để có thể khám, chẩn đoán, tiên lượng và tư vấn, hướng dẫn cho người dân chăm sóc sức khỏe của chính mình. Ngoài ra, BSGĐ còn góp phần vào công tác dự phòng bệnh tật bằng cách tư vấn, hướng dẫn người dân về chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, các biện pháp vệ sinh phòng dịch.

Mô hình Bác sỹ gia đình (BSGĐ) là mô hình chăm sóc sức khỏe tuyến đầu khá phổ biến ở nước ngoài, không chỉ phát triển mạnh ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Canada, Úc mà ở cả các nước đang phát triển như Philippines, Malaysia...

 

 

1. Mỹ

Để trở thành một bác sỹ gia đình tại Mỹ, các bác sỹ sau khi tốt nghiệp trường y cần phải trải qua chương trình đào tạo nội trú kéo dài 3 năm, chủ yếu thực hành tại các bệnh viện của vùng, về chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sau đó, họ còn phải tham gia các khóa đào tạo liên tục suốt đời và phải trải qua kỳ kiểm tra 7 đến 10 năm.

Các bác sỹ gia đình tại Mỹ hoạt động theo nhiều mô hình khác nhau, từ phòng khám tư tới các khoa cấp cứu, hoạt động độc lập hoặc theo hệ thống các bệnh viện. 

Mỹ chưa có hệ thống bảo hiểm toàn dân, với khoảng 50 triệu người hiện không có bảo hiểm y tế. Hai hệ thống bảo hiểm nổi tiếng của chính phủ là Medicare dùng cho người già trên 65 tuổi, là Medicaid dùng cho người nghèo có thu nhập thấp dưới ngưỡng quy định. Luật cải tổ y tế Obamacare mới có hiệu lực khuyến khích các bác sĩ gia đình nhận chăm sóc bệnh nhân có Medicare, bằng cách thưởng thêm họ 10% tổng số tiền thanh toán theo chương trình Medicare.

 

2. Anh

Tại Anh, các bác sỹ muốn trở thành bác sỹ gia đình phải trải qua ít nhất 5 năm đào tạo về tất cả các chuyên khoa: nhi khoa, lão khoa, sản phụ khoa, chấn thương - chỉnh hình… Trong quá trình đào tạo, các bác sỹ phải trải qua hàng loạt các đánh giá để được phép hành nghề độc lập với tư cách bác sỹ gia đình. 

Thông thường, mỗi bác sĩ phụ trách một danh sách từ 1.500 đến 2.000 bệnh nhân. Các bệnh nhân được đăng ký một bác sỹ gia đình cụ thể sẽ chăm sóc sức khỏe cho họ. Việc thăm khám cho bệnh nhân hầu hết được thực hiện tại nhà. Để được đến khám tại tuyến trên, các bệnh nhân phải được sự giới thiệu của bác sĩ gia đình.

Với việc đa số người dân Anh đều có bảo hiểm y tế, hầu hết các bác sỹ gia đình tại nước này được Cơ quan dịch vụ y tế quốc gia (NHS) trả lương. Mức lương này được trả được tính trên cơ sở hiệu suất làm việc của các bác sỹ, ví dụ như số bệnh nhân mà họ điều trị, tính chất của phác đồ điều trị cho bệnh nhân và địa điểm làm việc của các bác sỹ. 

 

3. Pháp

Ở Pháp, mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) xuất hiện từ thế kỷ 19 nhưng mãi đến năm 2004 luật cải cách số 2004-810 (được Hội đồng hiến pháp thông qua) mới bắt buộc những người trên 16 tuổi phải chọn cho mình một bác sĩ điều trị riêng (được gọi là BSGĐ) để được hưởng đúng quyền lợi của bảo hiểm y tế Pháp.

BSGĐ thường là các bác sĩ đa khoa, đảm bảo là người chăm sóc y tế đầu tiên cho bệnh nhân; chuyển bệnh nhân đến các bác sĩ chuyên khoa và thông báo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cho người có liên quan; tham gia việc xây dựng phác đồ điều trị; tóm tắt bệnh án để đưa vào hồ sơ bệnh án của bệnh nhân khi cần nhập viện...

Thường thì các BSGĐ chọn khám chữa bệnh ở phòng mạch riêng theo kiểu bác sĩ tự do. Lương của BSGĐ phụ thuộc vào số lượng bệnh nhân mà họ khám hằng ngày. Ngoài ở phòng mạch riêng, một số BSGĐ làm việc tự do nói trên cũng phải thay phiên trực cấp cứu và trực cuối tuần ở các bệnh viện, viện dưỡng lão, trung tâm kế hoạch hóa gia đình, trung tâm bảo vệ bà mẹ và trẻ em... Họ cũng có thể cấp một số loại giấy chứng nhận như giấy chống chỉ định hoạt động thể thao hoặc giấy khai tử.

 

4. Tây Ban Nha

Để trở thành một bác sỹ gia đình, các bác sỹ phải trải qua chương trình đại học kéo dài 6 năm, phải vượt qua một cuộc thi quốc gia có tên gọi MIR và phải trải qua thêm một chương trình đào tạo kéo dài 4 năm. Chương trình này gồm các vấn đề tổng quát về chăm sóc sức khỏe cộng đồng như: nhi khoa, chỉnh hình, tâm thần học, tai-mũi-họng, bệnh truyền nhiễm…

Tại Tây Ban Nha, hầu hết các bác sỹ gia đình đều làm việc cho các cơ quan y tế được nhà nước tài trợ qua chính quyền khu vực và được chi trả lương theo hệ thống lương của nhà nước.

 Đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, Tây Ban Nha hiện đang tiến hành thực hiện phân chia theo khu vực địa lý, với mỗi nhóm chăm sóc sức khỏe cơ bản cho từng vùng. Mỗi nhóm này thường gồm các bác sỹ gia đình, các bác sỹ nhi khoa cộng đồng, các y tá, bác sỹ vật lý trị liệu và nhân viên phụ tá. Tại các khu vực đô thị, tất cả các dịch vụ đều được tập trung ở một trung tâm y tế trong khi ở các vùng nông thôn, trung tâm chính được hỗ trợ bởi các nhánh y tế nhỏ hơn.

 

5. Cu Ba

Từ những năm 1980, Cuba đã đưa ra chương trình bác sĩ gia đình, trong đó các nhân viên y tế, bác sĩ phụ trách từng khu vực dân cư và chịu trách nhiệm về các vấn đề giáo dục y tế và y tế dự phòng cho khu vực này, với tỷ lệ 1 nhân viên y tế trên 159 người dân!

Hệ thống y tế Cuba tập trung mạnh vào phòng bệnh, sử dụng các phương tiện kỹ thuật thấp nhưng đặc biệt hiệu quả. Giáo dục được ưu tiên hàng đầu, nhất là giáo dục về chăm sóc sức khỏe ban đầu và sức khỏe tình dục, thuốc tránh thai được miễn phí. Chăm sóc y tế phổ thông được miễn phí, mọi người đều có y tá và hộ lý gia đình.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hệ thống y tế của Cuba được công nhận trên thế giới là xuất sắc và hiệu quả, đáng để mọi đất nước học hỏi. Chính chiến lược tập trung vào giáo dục và y tế dự phòng, tận dụng các nguồn lực này đã khiến y tế Cuba trở thành nền y tế hiệu quả nhất, bảo đảm mọi công dân nghèo nhất đều tiếp cận được với dịch vụ y tế.

 

6. Thổ Nhĩ Kỳ

 Mô hình bác sỹ gia đình là một điểm sáng của ngành y tế Thổ Nhĩ Kỳ, được Tổ chức Y tế Thế giới(WHO) công nhận là mô hình đáng chia sẻ và học tập.

Bác sĩ gia đình tại Thổ Nhĩ Kỳ được đào tạo theo hệ đa khoa và làm việc ở trung tâm y tế xã, trong đó, 80% các bác sĩ gia đình làm việc cho các cơ sở y tế công lập, 20% làm việc cho các cơ sở y tế ngoài công lập.

Trung tâm bác sĩ gia đình có các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu khá toàn diện, từ tiêm chủng, kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em đến sàng lọc ung thư...Tại các trung tâm này, bác sĩ gia đình khám bệnh, kê đơn thuốc và yêu cầu xét nghiệm khi cần thiết. Các bệnh phẩm xét nghiệm được gửi đến các trung tâm xét nghiệm tuyến tỉnh, thành phố đối với các khu vực đô thị và gửi đến bệnh viện đa khoa tuyến huyện đối với khu vực nông thôn để phân tích và cho kết quả. Từ đó sẽ xác định bệnh nhân điều trị ở tuyến nào.

Các hoạt động khám chữa bệnh được gắn kết chặt chẽ với hệ thống bảo hiểm y tế, các dịch vụ y tế được bảo hiểm y tế chi trả, do đó người dân được miễn phí hoàn toàn khi sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế. Một điểm khác biệt đáng lưu ý trong hệ thống y tế ở Thổ Nhĩ Kỳ là không có nhà thuốc tại các bệnh viện. Tiền mua thuốc theo đơn do các bác sĩ kê được bảo hiểm thanh toán nên người mua không phải trả tiền tại quầy thuốc.

Bs Đặng Văn Tuấn (Tổng hợp)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 16/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa, phòng ngoại cảnh
11:00: Họp hội đồng thuốc và điều trị
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Chiều: Giám sát công tác DS-PT
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ ba ngày 17/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Chiều: Kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại các TYT xã, thị trấn
07:30: Gặp mặt Người học thực hành Điều dưỡng ( phổ biến nội quy,quy chế bệnh viện)
16:15: Tổng vệ sinh toàn bệnh viện
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: giám sát thực hiện quy trình KSNK, phân loại chất thải
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát các chỉ số véc tơ PC SXH
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Cả ngày: Giám sát công tác DS-PT 9 tháng
15:30: Phát quà trung thu cho bệnh nhân nhi
Thứ tư ngày 18/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Chiều: Kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại các TYT xã, thị trấn
14:00: Làm việc với Hội đồng chấm điểm đánh giá xếp hạng lại TTYT huyện Phú Vang
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ năm ngày 19/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Tập huấn cán bộ chăm sóc PHCN (Dự án ACDC)
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh bệnh nhân
15:30: Sinh hoạt khoa học (bình bệnh án khoa Nhi) và Báo cáo tiến độ số hóa bệnh án
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát các chỉ số véc tơ PC SXH
Sáng: Khám sàng lọc bệnh Tăng huyết áp và Đái tháo đường
Chiều: Tập huấn cộng tác viên sốt xuất huyết 02 xã trọng điểm (Vinh Thanh, Phú Diên)
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ sáu ngày 20/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Tập huấn cán bộ chăm sóc PHCN (Dự án ACDC)
07:15: giám sát công tác vệ sinh ngoại cảnh
07:15: giám sát công tác vệ sinh ngoại cảnh
08:00: Tham dự lễ khai giảng năm học 2024-2025
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Khám sàng lọc bệnh Tăng huyết áp và Đái tháo đường
Chiều: Giám sát trước tiêm chủng thường xuyên tháng 9
Cả ngày: Tập huấn truyền thông về kháng thuốc cho cán bộ tỉnh, huyện 2024
Cả ngày: Phối hợp truyền thông CSSKSS VTN/TN
13:30: Tham dự Hội nghị giao ban công tác phòng chống HIV/AIDS 9 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024
Thứ bảy ngày 21/09/2024
Chủ nhật ngày 22/09/2024
Dạng 1
Truy câp trong tuần 44.408
Truy câp trong tháng 96.535
Truy câp trong năm 977.409
Truy câp tổng 4.473.484
Truy câp hiện tại 9.390