Tìm kiếm
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Bệnh Quai bị và cách phòng tránh
Ngày cập nhật 27/01/2015

Bệnh quai bị là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi-rút có tên là Myxo virus gây nên. Bệnh dễ lan truyền từ người này sang người khác một cách dễ dàng. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc với các giọt nước bọt, hoặc các giọt chất tiết mũi họng của người bệnh được văng ra khi người bệnh ho hoặc nhảy mũi. Một người bị quai bị có khả năng lây truyền vi-rút 3 ngày trước khi có biểu hiện bệnh (trước khi tuyến nước bọt bị sưng) và 9 ngày sau khi khởi phát bệnh. Thời gian ủ bệnh (thời gian từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh đến khi khởi phát bệnh) là 12 đến 25 ngày, virút phát triển ở niêm mạc miệng sau đó xâm nhập vào máu gây viêm các cơ quan. Bệnh phổ biến ở trẻ 3 - 14 tuổi, thường 5 - 9 tuổi và thanh niên 18 - 20 tuổi. Miễn dịch sau khi bị bệnh quai bị khá bền vững. Biến chứng do bệnh quai bị ít, tuy nhiên rất nặng nề. Có thể gây vô sinh đối với bé trai sau này do viêm tinh hoàn, gây đái tháo đường do viêm tụy kéo dài.

1. Những người dễ bị mắc bệnh quai bị:

Tất cả những ai chưa từng bị quai bị lúc còn bé hoặc chưa được tiêm phòng vắc-xin ngừa quai bị đều có khả năng bị nhiễm bệnh. Đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất là trẻ em trong lứa tuổi đi học và tuổi vị thành niên (thường là trẻ em nam).

2. Triệu chứng lâm sàng:

Những triệu chứng xuất hiện rất sớm ngay cả trước khi các tuyến nước bọt bắt đầu sưng lên. Bệnh nhân mắc bệnh quai bị sẽ cảm thấy mệt mỏi, ăn không ngon, mất vị giác, và thông thường nhất là sốt và chứng đau đầu. Bệnh nhân bị quai bị có thể bị :

* Đau và sưng ở 1 bên hoặc cả 2 bên cổ, ở trước lỗ tai và góc hàm.

* Khó nuốt hoặc khó nói chuyện.

* Sốt

* Phát ban.

* Biến chứng: viêm tinh hoàn với xác suất 1/5 nếu bệnh xảy ra ở trẻ lớn và người lớn, tình trạng này có thể dẫn đến vô sinh về sau nhưng với một tỷ lệ rất nhỏ. Ngoài ra bệnh còn có thể gây viêm màng não, viêm tụy và gây chứng điếc vĩnh viễn. Đa số các trường hợp quai bị đều tự hồi phục không có biến chứng. Tuy nhiên vẫn có một số rất ít trường hợp có những biến chứng như: sẩy thai tự nhiên (nhất là ở giai đoạn đầu của thai kỳ), điếc, sưng phù nề tinh hoàn, buồng trứng v.v... Các biến chứng này thường gặp ở người lớn trẻ tuổi.

+ Viêm tuyến mang tai:

Là thể thường nhất và điển hình nhất, trẻ sốt 380C - 390C, nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém; viêm sưng tuyến mang tai, da căng phồng lên, không đỏ, đau, miệng khô và khó nuốt. Có khi viêm cả tuyến nước bọt dưới hàm, dưới lưỡi, nên mặt bạnh ra, nước bọt ít và quánh. Sau 4 - 5 ngày hết sốt, sưng đau, giảm dần và khỏi.

+ Viêm tinh hoàn:

- Hay gặp ở tuổi thanh niên (20% -30% các ca), thường xảy ra vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 8 sau khi viêm tuyến mang tai. Sốt cao trở lại, tinh hoàn sưng tấy, đỏ, bìu căng co khi kéo dài cả tuần. Sau 2 - 6 tháng tinh hoàn bị viêm nhỏ hơn bình thường.

- Xử trí: mặc quần áo chặt để treo tinh hoàn, chườm nóng; nằm nghỉ từ 5 - 7 ngày; dùng Prednisolone 1 - 2mg/kg/ngày trong 7 - 10 ngày, vitamine E từ 1 - 2 tháng để tạo khả năng tinh trùng sau viêm.

+ Viêm buồng trứng:

Chỉ gặp ở phụ nữ dậy thì, sốt, đau bụng dưới có thể xuất huyết tử cung nhẹ trong vài ngày.

+ Viêm tụy cấp:

- Thường chỉ gặp ở người lớn, rất hiếm ở trẻ em, sốt, đau bụng cấp, tiêu chảy, biếng ăn.

- Xử trí: ăn thức ăn lỏng, truyền Dextrose 10%, giảm đau bằng Atropine.

+ Viêm não - màng não:

Sốt 380C - 390C kèm theo rét run; có dấu hiệu màng não (nhức đầu, nôn ói, ly bì, cổ gượng); có thể co giật, hôn mê.

3. Điều trị bệnh:

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với quai bị. Việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng bệnh nhân.

- Cho bệnh nhân nằm nghỉ tuyệt đối (nhất là khi có biến chứng sưng tinh hoàn)

- Dùng thuốc hạ sốt giảm đau như Paracetamol, Aspirine.

- Súc miệng nước muối

- Cho bệnh nhân ăn chế độ ăn lỏng và nhẹ, uống nhiều nước, tránh sử dụng các thức ăn, nước uống có vị chua.

- Chườm ấm hoặc chườm mát vùng góc hàm để giảm đau và giảm sưng tuyến nước bọt. Có thể dùng bài thuốc nam sau đây để bôi tại chỗ: hạt gấc đập bỏ vỏ ngoài, giã nhuyễn, ngâm với rượu trắng bôi tại vùng má bị sưng 4 - 5 lần/ngày.

Vì quai bị là một bệnh nhiễm vi-rút nên không có chỉ định dùng kháng sinh nếu không có ý kiến của thầy thuốc.

4. Phòng bệnh:

Quai bị là một bệnh nhiễm trùng dễ lây, vì thể để dự phòng bệnh tốt cần phát hiện bệnh sớm, thực hiện cách ly bệnh nhân đúng cách bằng cách để bệnh nhân nghỉ ngơi tại phòng riêng từ 10 - 15 ngày. Trẻ em phải được nghỉ học, người lớn phải nghỉ làm trong thời gian kể trên để tránh lây lan bệnh.

- Không sử dụng chung các dụng cụ ăn uống (muỗng, nĩa, ly, chén, dĩa v.v...)

- Thường xuyên lau sạch sàn nhà, bàn ghế, rửa sạch các đồ chơi của trẻ.

- Rửa tay nhiều lần bằng xà phòng trong ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

- Che miệng khi ho, khi hắt hơi, sau đó phải rửa tay ngay bằng xà phòng.

- Thực hiện tiêm phòng vắc-xin để phòng bệnh. Hiện nay đã có loại vắc xin ngừa cùng lúc cả 3 bệnh Sởi - Quai bị - Rubella (MMR) được sử dụng cho trẻ từ 12 - 15 tháng tuổi và nhắc lại khi trẻ được 6 - 12 tuổi.

+ Các trẻ em trên 15 tháng có thể tiêm chủng phòng ngừa quai bị bằng vắc-xin MMR lần thứ nhất. Lần tiêm thứ hai được nhắc lại khi trẻ được 5 tuổi.

+ Trẻ em trên 5 tuổi và người lớn chỉ cần tiêm ngừa một mũi duy nhất.

+ Sau khi tiêm bệnh nhân sẽ được miễn dịch vĩnh viễn (suốt đời) với bệnh.

BS CKI Đặng Văn Tuấn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 16/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa, phòng ngoại cảnh
11:00: Họp hội đồng thuốc và điều trị
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Chiều: Giám sát công tác DS-PT
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ ba ngày 17/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Chiều: Kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại các TYT xã, thị trấn
07:30: Gặp mặt Người học thực hành Điều dưỡng ( phổ biến nội quy,quy chế bệnh viện)
16:15: Tổng vệ sinh toàn bệnh viện
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: giám sát thực hiện quy trình KSNK, phân loại chất thải
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát các chỉ số véc tơ PC SXH
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Cả ngày: Giám sát công tác DS-PT 9 tháng
15:30: Phát quà trung thu cho bệnh nhân nhi
Thứ tư ngày 18/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Chiều: Kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại các TYT xã, thị trấn
14:00: Làm việc với Hội đồng chấm điểm đánh giá xếp hạng lại TTYT huyện Phú Vang
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ năm ngày 19/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Tập huấn cán bộ chăm sóc PHCN (Dự án ACDC)
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh bệnh nhân
15:30: Sinh hoạt khoa học (bình bệnh án khoa Nhi) và Báo cáo tiến độ số hóa bệnh án
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát các chỉ số véc tơ PC SXH
Sáng: Khám sàng lọc bệnh Tăng huyết áp và Đái tháo đường
Chiều: Tập huấn cộng tác viên sốt xuất huyết 02 xã trọng điểm (Vinh Thanh, Phú Diên)
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ sáu ngày 20/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Tập huấn cán bộ chăm sóc PHCN (Dự án ACDC)
07:15: giám sát công tác vệ sinh ngoại cảnh
07:15: giám sát công tác vệ sinh ngoại cảnh
08:00: Tham dự lễ khai giảng năm học 2024-2025
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Khám sàng lọc bệnh Tăng huyết áp và Đái tháo đường
Chiều: Giám sát trước tiêm chủng thường xuyên tháng 9
Cả ngày: Tập huấn truyền thông về kháng thuốc cho cán bộ tỉnh, huyện 2024
Cả ngày: Phối hợp truyền thông CSSKSS VTN/TN
13:30: Tham dự Hội nghị giao ban công tác phòng chống HIV/AIDS 9 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024
Thứ bảy ngày 21/09/2024
Chủ nhật ngày 22/09/2024
Dạng 1
Truy câp trong tuần 45.245
Truy câp trong tháng 97.372
Truy câp trong năm 978.246
Truy câp tổng 4.474.321
Truy câp hiện tại 9.689