Tìm kiếm
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Niềm tin đến ngày không cần mặc bộ đồ bảo hộ
Ngày cập nhật 24/06/2021

  Trong đại dịch COVID-19, sự hy sinh, cống hiến thầm lặng của đội ngũ nhân viên y tế đáng được trân trọng hơn bao giờ hết. Đó không chỉ là trách nhiệm của những “chiến sĩ áo trắng”, mà còn là tình cảm giữa người với người, với Tổ quốc, với nhân dân…

"Bông hồng khoác blouse trắng" nơi tuyến đầu chống dịch

  Kể từ lúc dịch COVID-19 bùng phát ở nước ta, các y bác sĩ nơi tuyến đầu dường như không có giây phút thảnh thơi. Họ luôn phải làm việc, chiến đấu để bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân, cho cộng đồng. Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, từ khi đợt dịch đầu tiên xuất hiện cho tới nay, những "chiến sĩ áo trắng" thuộc Trung tâm Y tế huyện Phú Vang luôn trong tư thế sẵn sàng lên đường đi chống dịch.

  Nữ bác sĩ Đoàn Nguyễn Hoài Lê - Trưởng khoa Xét nghiệm, Trung tâm Y tế huyện Phú Vang là gương điển hình trong công cuộc chống dịch nơi đây. Là cán bộ đứng đầu một khoa, lại là khoa quan trọng trong việc phát hiện bệnh nhân COVID-19, chị luôn ở trong một tâm thế sẵn sàng để bất cứ khi nào có lệnh là lên đường.

Niềm tin đến ngày không cần mặc bộ đồ bảo hộ - Ảnh 1.

(Y bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Phú Vang phục vụ các công dân trong khu cách ly tập trung T3)

Theo lời kể của chị Lê, đợt dịch này, chị lên tuyến đầu từ tối 29/4, khi Huế truy vết F1 của ca bệnh đầu tiên ở Hà Nam. Cũng trong tối hôm đó, những công dân F1 được đưa về khu cách ly và được lấy mẫu gửi đi ngay trong đêm. "Tôi đi làm về đến nhà lúc 18h thì nhận thông tin các đội đáp ứng nhanh lên đường truy vết F1, chuẩn bị về khu cách ly T3, thế là tôi lên đường. Mặc dù nhận lệnh muộn, nhưng trước đó tỉnh đã thông báo sẵn sàng kích hoạt khu cách ly T3 rồi, nên tôi sẵn sàng tâm thế chứ không hề thụ động khi có lệnh", chị Lê kể.

Niềm tin đến ngày không cần mặc bộ đồ bảo hộ - Ảnh 2.

(Ths BS Đoàn Nguyễn Hoài Lê lấy mẫu xét nghiệm cho công dân)

   Theo chị Lê, làm việc ở khu cách ly nơi có nguy cơ cao nhiễm bệnh, ban đầu mọi người cũng lo ngại, nhưng đã xác định là nhân viên y tế thì sức khỏe cộng đồng mới là quan trọng nhất. Do đó, mọi người cùng nắm tay nhau quyết tâm cố gắng để hoàn thành mọi nhiệm vụ. "Có những ngày số lượng công dân từ vùng dịch về nhiều, chúng tôi phải làm việc liên tục, quên ăn, quên ngủ. Những lúc mệt quá mọi người động viên nhau nhắm mắt một lúc rồi lại tiếp tục công việc", chị Lê chia sẻ.

   Công việc của chị Lê mỗi đợt dịch đều rất nặng nề, có khi ở lại khu cách ly một vài ngày để lấy mẫu xét nghiệm, có khi lại theo chân đội truy vết đến nhiều nơi, làm việc liên tục nhiều giờ để lấy mẫu xét nghiệm cho các công dân ở trong cộng đồng. Vất vả, khó khăn như vậy, nhưng bằng sự nhiệt huyết, ngọn lửa nghề luôn bùng cháy trong con người nữ bác sĩ nhỏ bé nhưng đầy kiên cường.

 Công việc đặc thù luôn phải tiếp xúc với nhiều người từ vùng dịch, do đó chị Lê và đồng nghiệp luôn ý thức được việc bảo vệ bản thân và cho mọi người. "Chỉ cần mặc lên bộ đồ bảo hộ ngồi yên trong 20 phút sẽ cảm nhận được người mình như vừa được xông hơi xong vậy, mũi cay, mắt kèm nhèm. Mồ hôi chảy ròng ròng, áo quần ướt sũng như vừa tắm xong. Niềm vui của tôi và đồng nghiệp là đến một ngày không cần phải mặc lên mình những bộ đồ bảo hộ nữa…", chị Lê tâm sự.

   Theo chị Lê, do đặc thù công việc nên chị vừa thực hiện nhiệm vụ tại 2 khu cách ly lớn của tỉnh Thừa Thiên - Huế (khu cách ly T3, T4) vừa phải phục vụ cho phòng chống dịch ở địa phương. Ở đâu cũng có khó khăn riêng. Tại khu cách ly thì đôi khi phải đón người liên tục, mặc đồ bảo hộ cả ngày, trong khi đi lấy mẫu xét nghiệm cộng đồng phải di chuyển liên tục trong mọi điều kiện thời tiết. "Những ngày Tết Nguyên đán vừa qua, tôi và đồng nghiệp phải lấy gần 500 mẫu xét nghiệm đến tận 12h đêm. Bước chân về đến nhà cũng là lúc mọi người vui vẻ đón Giao thừa. Thấy mọi người vui vẻ chúc mừng năm mới như tạo thêm niềm vui cho chúng tôi", chị Lê nói.

     Nói về việc bảo vệ bản thân, chị Lê chia sẻ rằng: "Với một nhân viên y tế, việc bình tĩnh, không lo sợ và cẩn trọng trong đại dịch là điều cực kỳ quan trọng. Bình tĩnh không phải là thờ ơ, mà bình tĩnh là để xử lý vấn đề một cách tốt nhất. Chỉ khi chúng ta bình tĩnh mới giúp người dân không hoang mang, lo lắng. Như vậy, chúng ta mới có thể chung sức, đồng lòng để có thể đẩy lùi được dịch bệnh".

   Gác lại niềm hạnh phúc

   BS Đoàn Nguyễn Hoài Lê có hai con. Cháu bé đang sống cùng ông bà ngoại ở Đắk Lắk. Cháu lớn học lớp 7, hiện sống cùng mẹ ở TP Huế. Vì đặc thù công việc, trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, dường như những ngày bên con của chị Lê rất ít.

   Từ lúc đợt dịch đầu tiên xuất hiện, để đảm bảo công việc của mình cũng như sinh hoạt hàng ngày cho con nhỏ, chị Lê chuẩn bị lương thực, thực phẩm đầy đủ sẵn có cho con ở nhà. Cùng với đó, chị phải tập cho con tính tự lập trong những ngày mẹ đi vắng. Chị bảo, rất may con chị hiểu được công việc của mẹ nên mọi việc cũng quen dần.

Niềm tin đến ngày không cần mặc bộ đồ bảo hộ - Ảnh 4.

Các “chiến sĩ áo trắng” thuộc Trung tâm Y tế huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế) luôn trong tư thế sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ

Bác sĩ Đoàn Nguyễn Hoài Lê nói: Chỉ khi chúng ta bình tĩnh mới giúp người dân không hoang mang, lo lắng. Như vậy, chúng ta mới có thể chung sức, đồng lòng để có thể đẩy lùi được dịch bệnh.

Nguồn: Báo GiadinhNet
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 16/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa, phòng ngoại cảnh
11:00: Họp hội đồng thuốc và điều trị
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Chiều: Giám sát công tác DS-PT
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ ba ngày 17/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Chiều: Kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại các TYT xã, thị trấn
07:30: Gặp mặt Người học thực hành Điều dưỡng ( phổ biến nội quy,quy chế bệnh viện)
16:15: Tổng vệ sinh toàn bệnh viện
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: giám sát thực hiện quy trình KSNK, phân loại chất thải
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát các chỉ số véc tơ PC SXH
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Cả ngày: Giám sát công tác DS-PT 9 tháng
15:30: Phát quà trung thu cho bệnh nhân nhi
Thứ tư ngày 18/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Chiều: Kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại các TYT xã, thị trấn
14:00: Làm việc với Hội đồng chấm điểm đánh giá xếp hạng lại TTYT huyện Phú Vang
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ năm ngày 19/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Tập huấn cán bộ chăm sóc PHCN (Dự án ACDC)
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh bệnh nhân
15:30: Sinh hoạt khoa học (bình bệnh án khoa Nhi) và Báo cáo tiến độ số hóa bệnh án
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát các chỉ số véc tơ PC SXH
Sáng: Khám sàng lọc bệnh Tăng huyết áp và Đái tháo đường
Chiều: Tập huấn cộng tác viên sốt xuất huyết 02 xã trọng điểm (Vinh Thanh, Phú Diên)
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ sáu ngày 20/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Tập huấn cán bộ chăm sóc PHCN (Dự án ACDC)
07:15: giám sát công tác vệ sinh ngoại cảnh
07:15: giám sát công tác vệ sinh ngoại cảnh
08:00: Tham dự lễ khai giảng năm học 2024-2025
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Khám sàng lọc bệnh Tăng huyết áp và Đái tháo đường
Chiều: Giám sát trước tiêm chủng thường xuyên tháng 9
Cả ngày: Tập huấn truyền thông về kháng thuốc cho cán bộ tỉnh, huyện 2024
Cả ngày: Phối hợp truyền thông CSSKSS VTN/TN
13:30: Tham dự Hội nghị giao ban công tác phòng chống HIV/AIDS 9 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024
Thứ bảy ngày 21/09/2024
Chủ nhật ngày 22/09/2024
Dạng 1
Truy câp trong tuần 40.573
Truy câp trong tháng 92.700
Truy câp trong năm 973.574
Truy câp tổng 4.469.649
Truy câp hiện tại 7.166