Tìm kiếm
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Cách phòng và điều trị bệnh quai bị
Ngày cập nhật 23/02/2017

         Trong thời điểm hiện nay vào mùa xuân, khí hậu ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virut phát triển mạnh và gây bệnh, trong đó có bệnh quai bị, là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp. Trẻ em, thanh thiếu niên dễ mắc bệnh do chưa có kháng thể. Bệnh có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, thậm chí gây vô sinh. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng thường thành dịch ở nước ta vào mùa này.

           Bệnh quai bị (còn được gọi là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai do virut quai bị) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut có tên khoa học là Mumpsvirus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Hơn 80% trường hợp mắc quai bị xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, thường gặp nhất là trẻ từ 6-10 tuổi. Người lớn cũng có thể bị mắc bệnh nếu không tiêm ngừa phòng bệnh trước đó. Trẻ dưới 2 tuổi và người già rất hiếm bị bệnh. Sau khi mắc bệnh, bệnh nhân có miễn dịch vững bền tồn tại nhiều năm, có thể tái phát, nhưng rất hiếm. Miễn dịch mẹ truyền cho con tồn tại khoảng 1 năm.

         Nguồn bệnh là những người đang mắc quai bị cấp tính. Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp, chủ yếu do tiếp xúc với nước bọt hoặc các giọt chất tiết mũi họng của người bệnh bị văng ra khi người bệnh ho hoặc chảy mũi. Người mắc quai bị có thể lây lan cho người khác 1 tuần trước khi sưng tuyến mang tai và kéo dài 2 tuần sau khi sưng tuyến mang tai. Thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai.

          Các biểu hiện và biến chứng của bệnh

          Virut quai bị có hướng tính gây bệnh với các tuyến ngoại tiết và thần kinh. Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ (sốt và sưng, đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt). Ngoài ra, các tuyến nước bọt khác (viêm ở tuyến nước bọt dưới lưỡi hoặc tuyến dưới hàm), tinh hoàn, tụy và hệ thần kinh trung ương cũng có thể bị tổn thương.

          Viêm tuyến nước bọt mang tai là thể điển hình hay gặp nhất, chiếm 70% các thể có khu trú rõ. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 18-21 ngày. Khởi phát bệnh người bệnh sẽ bị sốt 38-39oC, đau đầu, đau mỏi toàn thân, ăn ngủ kém. Giai đoạn toàn phát: sau sốt 24- 48 giờ sẽ xuất hiện viêm tuyến mang tai. Lúc đầu sưng một bên, sau 1-2 ngày sưng tiếp bên kia (thường sưng cả hai bên, ít gặp sưng chỉ một bên). Hai bên sưng thường không đối xứng (bên sưng to, bên sưng nhỏ). Da vùng má bị sưng căng, bóng, không đỏ, ấn không lõm, sờ nóng, đau, nước bọt ít, quánh. Có 3 vị trí đau điển hình của bệnh quai bị trong dấu hiệu viêm tuyến nước bọt là góc thái dương - hàm, điểm mỏm xương chũm và góc xương hàm dưới. Giai đoạn lui bệnh: Người bệnh thường hết sốt sau 3-4 ngày, tuyến nước bọt mang tai hết sưng trong vòng 8-10 ngày, hạch sưng kéo dài hơn tuyến một chút. Đa số bệnh tự khỏi trong vòng 10 ngày (nếu không có biến chứng). Tuyến nước bọt không bao giờ hóa mủ (trừ khi bội nhiễm vi khuẩn) và cũng không bao giờ bị teo.

           Ngoài viêm tuyến nước bọt, virut còn gây tổn thương cho một số bộ phận khác của cơ thể như viêm tinh hoàn (nam giới), viêm buồng trứng (nữ giới). Viêm tinh hoàn do virut quai bị hay gặp nhất ở lứa tuổi đang dậy thì và lứa tuổi trưởng thành (thanh thiếu niên). Sau khi viêm tuyến nước bọt từ 5 - 7 ngày thì xuất hiện biến chứng viêm tinh hoàn. Tỷ lệ bị viêm tinh hoàn từ 10 - 30%. Đặc điểm nổi bật của viêm tinh hoàn là thường xảy ra một bên, tỷ lệ viêm tinh hoàn 2 bên ít gặp hơn. Khi bị viêm tinh hoàn, xuất hiện sốt trở lại, đôi khi thân nhiệt còn tăng hơn lúc ban đầu của viêm tuyến nước bọt. Tinh hoàn sưng to, đau. Khi sờ vào tinh hoàn thấy mật độ chắc và nhìn thấy da bìu bị phù nề rõ rệt, căng, bóng, đỏ. Ngoài ra, có thể xuất hiện viêm mào tinh hoàn, viêm thừng tinh hoàn, thậm chí xuất hiện tràn dịch màng tinh hoàn trong những trường hợp bệnh nặng. Viêm tinh hoàn kéo dài từ 3 - 5 ngày sẽ hết sốt. Tinh hoàn cũng giảm dần độ sưng nề và giảm đau cho đến 3 - 4 tuần lễ sau đó mới hết sưng và hết đau hẳn.

            Đáng lo ngại nhất của viêm tinh hoàn là biến chứng teo tinh hoàn (phải theo dõi một thời gian dài khoảng vài tháng mới có thể biết chắc chắn), tuy vậy, tỷ lệ teo tinh hoàn do virut quai bị rất thấp (0,5%). Nếu teo tinh hoàn một bên, chức năng của tinh hoàn còn lại vẫn hoạt động bình thường, nhưng khi đã bị teo cả 2 bên sẽ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tình dục và sinh sản (vô sinh). Ngoài biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới, ở nữ giới khi bị quai bị cũng có thể bị biến chứng viêm buồng trứng tuy rằng chỉ chiếm tỷ lệ thấp.

           Biến chứng viêm tụy cấp tính, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, giảm bạch cầu cũng có thể gặp do biến chứng của bệnh quai bị nhưng không nhiều. Mặc dù những biến chứng này của bệnh quai bị gặp với tỷ lệ thấp nhưng rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh cho nên cần hết sức cảnh giác

          Điều trị và phòng bệnh

          Khi nghi là bị bệnh quai bị, nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Có thể súc họng, miệng bằng các dung dịch nước muối sinh lý và một số dung dịch sát khuẩn khác. Dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau. Ngoài ra, người bệnh cần uống nhiều nước vì sốt làm mất nước, mất chất điện giải, tốt nhất là uống dung dịch oresol. Cần nghỉ ngơi tại giường, tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ cao mắc bệnh quai bị (lứa tuổi thanh thiếu niên) tối thiểu 10 ngày.

          Đối với thể bệnh có viêm tinh hoàn, cần nghỉ ngơi tại giường khi tinh hoàn vẫn còn sưng, đau. Cần thiết mặc quần lót để treo nhẹ tinh hoàn lên. Đối với nam giới có viêm tinh hoàn hoặc nữ giới bị viêm buồng trứng thì rất cần có ý kiến tư vấn của bác sĩ khám bệnh. Khi nghi ngờ có biến chứng, cần vào viện để được theo dõi chặt chẽ.

         Cần cách ly người bệnh với người lành. Người bệnh và người chăm sóc bệnh nhân cần đeo khẩu trang y tế đúng tiêu chuẩn để hạn chế đến mức tối đa virut lây sang người chăm sóc, từ đó chúng lây cho người lành khác.

         Biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh quai bị là tiêm vắc- xin phòng bệnh quai bị, bắt đầu từ 12 tháng tuổi trở lên. Trường hợp người đã tiếp xúc với bệnh nhân mắc quai bị mà chưa tiêm vắc-xin phòng quai bị thì cần phải tiêm ngay để có thể bảo vệ bản thân tránh lây nhiễm. Lưu ý cần tiêm vắc-xin phòng quai bị không quá 72 giờ sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh./.

 

BS Đặng Văn Tuấn - PGĐ TTYT huyện Phú Vang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 23/12/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát tiêm chủng thường xuyên tháng 12
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
14:30: Duyệt báo cáo tổng kết cuối năm bằng Slide thuyết trình
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Chiều: Hội nghị tổng kết và trao giải cuộc thi trực tuyến" Tìm hiểu kiến thức về ATTP" ngành Y tế năm 2024
08:30: Tham dự cuộc họp phổ biến các nội dung thuộc lĩnh vực Dự phòng
tại Nghị định số 141/2024/NĐ-CP ngày 28/10/2024 của Chính phủ
và hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ điều trị
nghiện chất dạng thuốc phiện tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Thứ ba ngày 24/12/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
08:00: Dự hội nghị trực tuyến triển khai công tác y tế năm 2025
10:30: Sinh hoạt chi bộ YHCT-PHCN
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Chiều: Tham dự Hội nghị tổng kết công tác Dân số - phát triển năm 2024
và triển khai nhiệm vụ năm 2025
Cả ngày: Giám sát thực hiện quy trình KSNk, phân loại chất thải
07:30: Vận hành máy nổ pccc
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát ATTP
Chiều: Tham dự hội nghị tổng kết công tác Y tế, Dân số năm 2024
Thứ tư ngày 25/12/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
09:00: Họp xét tặng kỷ niệm chương
10:30: Thống nhất kê khai tài sản hiện có và tài sản thanh lý để cập nhật tài sản lên hệ thống, tài sản liên quan đến ánh xạ bảo hiểm y tế
14:00: Tham dự hội nghị huyện ủy để đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng bộ huyện năm 2024
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: Giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh bệnh trọng điểm
08:30: Hội nghị trực tuyến góp ý dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một
số điều Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
14:00: Tham dự hội nghị tổng kết công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2024 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2025
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát ATTP
Cả ngày: Hội thảo xin ý kiến sửa đổi Quyết định số 170/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 17/01/2006 về việc hướng dẫn xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích
10:00: Họp BCH Đoàn TNCS HCM TTYT chuẩn bị công tác tổng kết
Thứ năm ngày 26/12/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Tổng kết công tác Y tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh phục vụ bệnh nhân
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát ATTP
Chiều: Làm việc với Đoàn Giám sát công tác chuẩn bị cấp phát sản phẩm dinh dưỡng
Thứ sáu ngày 27/12/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
07:30: Vận hành máy nổ pccc, máy phát điện dự phòng
14:00: Thu hồi dấu các Trạm Y tế để thực hiện quy trình đổi dấu
14:00: Tham dự hội nghị triển khai công tác năm 2025 và lê công bố quyết định bổ nhiệm chức vụ Chán án toad án nhân đan huyện Phú Vang
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát ATTP
08:00: Tham dự Hội nghị Tổng kết công tác kinh tế - hạ tầng và công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025
14:00: Tổng kết chương trình Suy dinh dưỡng
Thứ bảy ngày 28/12/2024
Chủ nhật ngày 29/12/2024
Dạng 1
Truy câp trong tuần 57.157
Truy câp trong tháng 201.937
Truy câp trong năm 1.672.515
Truy câp tổng 5.168.590
Truy câp hiện tại 5.249