Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 16/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa, phòng ngoại cảnh
11:00: Họp hội đồng thuốc và điều trị
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Chiều: Giám sát công tác DS-PT
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ ba ngày 17/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Chiều: Kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại các TYT xã, thị trấn
07:30: Gặp mặt Người học thực hành Điều dưỡng ( phổ biến nội quy,quy chế bệnh viện)
16:15: Tổng vệ sinh toàn bệnh viện
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: giám sát thực hiện quy trình KSNK, phân loại chất thải
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát các chỉ số véc tơ PC SXH
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Cả ngày: Giám sát công tác DS-PT 9 tháng
15:30: Phát quà trung thu cho bệnh nhân nhi
Thứ tư ngày 18/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Chiều: Kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại các TYT xã, thị trấn
14:00: Làm việc với Hội đồng chấm điểm đánh giá xếp hạng lại TTYT huyện Phú Vang
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ năm ngày 19/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Tập huấn cán bộ chăm sóc PHCN (Dự án ACDC)
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh bệnh nhân
15:30: Sinh hoạt khoa học (bình bệnh án khoa Nhi) và Báo cáo tiến độ số hóa bệnh án
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát các chỉ số véc tơ PC SXH
Sáng: Khám sàng lọc bệnh Tăng huyết áp và Đái tháo đường
Chiều: Tập huấn cộng tác viên sốt xuất huyết 02 xã trọng điểm (Vinh Thanh, Phú Diên)
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ sáu ngày 20/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Tập huấn cán bộ chăm sóc PHCN (Dự án ACDC)
07:15: giám sát công tác vệ sinh ngoại cảnh
07:15: giám sát công tác vệ sinh ngoại cảnh
08:00: Tham dự lễ khai giảng năm học 2024-2025
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Khám sàng lọc bệnh Tăng huyết áp và Đái tháo đường
Chiều: Giám sát trước tiêm chủng thường xuyên tháng 9
Cả ngày: Tập huấn truyền thông về kháng thuốc cho cán bộ tỉnh, huyện 2024
Cả ngày: Phối hợp truyền thông CSSKSS VTN/TN
13:30: Tham dự Hội nghị giao ban công tác phòng chống HIV/AIDS 9 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024
Thứ bảy ngày 21/09/2024
Chủ nhật ngày 22/09/2024
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 39.079
Truy câp trong tháng 91.206
Truy câp trong năm 972.080
Truy câp tổng 4.468.155
Truy câp hiện tại 6.373
Bệnh dại ở người và cách điều trị dự phòng
Ngày cập nhật 28/09/2016

Bệnh dại(Rabies) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại(Rhabdovirus) thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus. Bệnh dại thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam. 

Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm vi rút dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong. Tuy vậy, bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc-xin dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó) là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại.

Bệnh có rất nhiều triệu chứng biểu hiện nhưng thường được chia ra làm 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Thời kì ủ bệnh của vi rút và là điều kiện, môi trường để cho vi rút phát triển. Thời kì ủ bệnh của vi rút khoảng từ 20-60 ngày cho đến 90 ngày, và thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào vết cắn, vết cắn càng gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn. Ngoài ra có một số trường hợp có thể có thời gian ủ bệnh đến hàng năm

Giai đoạn 2: Đây là thời kì khởi phát, thời gian trước khi phát bệnh từ 2 đến 4 ngày người bệnh có cảm giác đau nhức vết cắn, sưng tấy lên. Những dấu hiệu này lan rộng theo hệ thống thần kinh và hệ thống bạch huyết, đồng thời kèm theo một số triệu chứng như: bồn chồn, nóng nảy, cáu giận la hét vô cớ…

Giai đoạn 3: Thời kì toàn phát, đây là thời kì bệnh bắt đầu phát triển rất mạnh và có 2 thể lâm sàng như sau:

* Thể hung dữ :

Bệnh nhân tăng kích thích: sợ nước, hốt hoảng. Cơn co giật. Co thắt thanh quản và cơ hô hấp, Ngừng tim, ngừng thở. Rối loạn TK thực vật: sốt cao, đồng tử giãn không đều, tăng tiết, hạ huyết áp thế đứng. Triệu chứng điển hình: sợ gió, sợ nước, sợ ánh sáng. Giữa hai cơn, bệnh nhân vẫn tỉnh táo. Bệnh tiến triển nhanh chóng hôn mê, ngừng thở, ngừng tim.

Thường tử vong trong 2 đến 4 ngày sau khi lên cơn vì liệt cơ hô hấp.

* Thể bại liệt:

Thể này thường ít gặp hơn và nếu gặp thì sẽ xuất hiện hiện tượng liệt rất nhanh sau những cơn co thắt. Lúc đầu có thể dị cảm ngay vết cắn, đau cột sống, đau nơi bị cắn, liệt tiến triển lan toả lên chi trên, mất phản xạ gân xương, liệt cả cơ cổ, mặt lưỡi (gây sặc), liệt các cơ hô hấp.

Tử vong chậm hơn thể hung dữ, có thể kéo dài từ 2 - 20 ngày.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, điều trị dự phòng nên được tiến hành càng sớm càng tốt sau khi bị phơi nhiễm. Đối với những người chưa được tiêm phòng bệnh dại, việc chỉ định dùng vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại phải căn cứ theo tình trạng của động vật (kể cả động vật đã được tiêm phòng dại), mức độ và tình trạng vết thương như sau:

Mức độ 1:  khi cơ thể không bị tổn thương, người chỉ tiếp xúc với con vật bằng động tác sờ mó, vuốt ve; cho con vật ăn, để con vật liếm trên phần da lành không bị vết xước, vết cào thì không cần điều trị dự phòng.

Mức độ 2: khi cơ thể bị thương tổn với vết xước, vết cào; để con vật liếm trên phần da và niêm mạc bị tổn thương.

Tại thời điểm bị con vật cào cấu, nếu:

 - Con vật ở trong tình trạng bình thường (kể cả chó đã được tiêm phòng dại) thì phải điều trị dự phòng bằng cách tiêm ngay vắc-xin phòng dại và trong vòng 10 ngày sau đó tình trạng con vật vẫn ở tình trạng bình thường thì dừng tiêm vắc-xin sau ngày thứ 10 nhưng trong vòng 10 ngày sau đó con vật bị ốm, có xuất hiện triệu chứng dại hoặc bỏ chạy mất tích không theo dõi được thì phải tiếp tục tiêm đủ liều.

- Con vật đã có triệu chứng dại hoặc bỏ chạy mất tích không theo dõi được tình trạng thì ngay từ đầu phải điều trị dự phòng bằng cách tiêm ngay vắc-xin phòng dại và tiêm đủ liều.

Mức độ 3: Khi cơ thể bị những tổn thương do vết cắn, vết cào nguy hiểm.

* Nếu vết thương chảy máu ở vùng xa thần kinh trung ương

Tại thời điểm con vật cắn hay cào, nếu:

       - Con vật ở trong tình trạng bình thường thì phải điều trị dự phòng bằng cách tiêm ngay vắc-xin phòng dại và theo dõi 10 ngày sau đó con vật vẫn ở tình trạng bình thường thì có thể dừng tiêm vắc-xin sau ngày thứ 10 nhưng trong vòng 10 ngày sau đó con vật bị ốm, có xuất hiện triệu chứng dại hoặc bỏ chạy mất tích không theo dõi được thì phải tiêm đủ liều.

- Con vật có triệu chứng dại hoặc bỏ chạy mất tích không theo dõi được tình trạng thì phải điều trị dự phòng ngay từ đầu bằng cách tiêm ngay huyết thanh kháng dại và vắc-xin phòng dại.

* Nếu vết thương do con vật cắn hay cào gây tổn thương sâu, có nhiều vết thương; vết cắn, vết cào gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ hay ở vùng có nhiều dây thần kinh như các đầu chi, bộ phận sinh dục

 Tại thời điểm bị con vật cắn hay cào, nếu con vật ở trong tình trạng bình thường, có triệu chứng dại hoặc bỏ chạy mất tích không theo dõi được thì phải điều trị dự phòng ngay từ đầu bằng cách tiêm ngay huyết thanh kháng dại và vắc-xin phòng dại.

Hiện nay, tại phòng tiêm dịch vụ Trung tâm Y tế huyện Phú Vang đã và đang triển khai tiêm vắc xin dại tế bào Verorab, đây là vắc xin an toàn và hiệu lực bảo vệ cao./.

BS Đặng Văn Tuấn - PGĐ TTYT huyện Phú Vang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.