Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 30/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
10:00: Họp xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng 4 lên hạng 3
14:00: Tham dự Hội nghị Huyện ủy lần thứ 19 (khoá XV)
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Cả ngày: Quan trắc môi trường lao động
Thứ ba ngày 01/10/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
07:30: Vận hành máy nổ pccc
10:00: Họp lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm lại viên chức quản lý
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: Giám Sát thực hiện quy trình KSNK, phân loại chất thải
15:30: Họp hội đồng mua sắm
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Sáng: Giám sát chỉ số véc tơ phòng chống sốt xuất huyết
Thứ tư ngày 02/10/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
Cả ngày: Phối hợp dự án ACDC tổ chức tập huấn cán bộ chăm sóc cho người khuyết tật
14:00: Quyết toán chi phí KCB BHYT và thanh toán thủ thuật Tháng 9/2024
14:30: Giao ban nhiệm vụ trọng tâm tháng 10
15:30: Kiểm tra an toàn điện, pccc tại các khoa, phòng
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: Giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Chiều: Giao ban công tác phòng chống HIV/AIDS 9 tháng đầu năm 2024
Thứ năm ngày 03/10/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Chiều: Kiểm tra công tác sẵn sàng ứng phó với thiên tai, bão lụt tại các trạm y tế
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
Cả ngày: Phối hợp dự án ACDC tổ chức tập huấn cán bộ chăm sóc cho người khuyết tật
10:00: Giao ban KCB BHYT Tháng 9/2024
15:30: Giao ban công tác Dược của Trạm y tế
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh phục vụ bệnh nhân
15:00: Tập huấn quy trình KSNK và phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát chỉ số véc tơ phòng chống sốt xuất huyết
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Thứ sáu ngày 04/10/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
08:00: Vận hành máy nổ pccc, máy phát điện dự phòng
08:00: Tham dự Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc năm 2024
15:00: Giao ban trạm y tế tháng 10
16:00: Họp Ban chấp hành Đoàn thanh niên tháng 10/2024
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
Cả ngày: Tham gia giải cầu lông huyện Phú vang
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Thứ bảy ngày 05/10/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
08:00: Tham dự Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc năm 2024
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: Tham gia giải cầu lông huyện Phú vang
Chủ nhật ngày 06/10/2024
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: Tham gia giải cầu lông huyện Phú vang
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 15.646
Truy câp trong tháng 11.624
Truy câp trong năm 1.051.570
Truy câp tổng 4.547.645
Truy câp hiện tại 6.389
Thầm lặng.
Ngày cập nhật 21/06/2016

TTH - Để có môi trường sạch sẽ, giúp người bệnh phần nào thoải mái khi điều trị, những hộ lý ở bệnh viện (BV) đã miệt mài với công việc dù rất bình thường nhưng không kém phần cao cả.

 

Chị Hoàng Thị Mỹ thu xếp chăn gối, đồ dùng sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân khi đến điều trị ở BV Phong Điền

Việc “không tên”

Với 12 năm làm việc ở BV Phú Vang, chị Trương Thị Thanh Nhàn được đồng nghiệp đánh giá là hộ lý nhiệt tình. Hiện, mỗi ngày chị Nhàn được nhóm trưởng phân công vệ sinh ở Khoa Khám bệnh, khu nhà tiếp đón bệnh nhân của BV. Với công việc ấy, đòi hỏi chị thường đến sớm hơn đồng nghiệp để dọn dẹp, lau chùi các phòng khám, trước khi bắt đầu ngày làm việc mới của các y, bác sĩ. Sau khi hoàn tất vệ sinh phòng, chị lau chùi các hành lang, làm sạch nền nhà và kiểm tra các công tắc điện, nước, thu gom rác ở khu nhà vệ sinh. Công việc không vất vả lắm nhưng chị Nhàn ít khi được ngơi tay.

12 năm gắn bó với nghề, chị Nhàn có nhiều kỷ niệm buồn, vui, nhưng vượt lên tất cả là tình yêu nghề, biết đồng cảm và chia sẻ.  Chị trải lòng: “Yêu cầu của BV là phải luôn giữ môi trường sạch sẽ, khu vực nào càng nhiều người qua lại càng phải được dọn dẹp, vệ sinh kỹ. Cực nhất vẫn là khâu dọn dẹp nhà vệ sinh, nhiều khi chứng kiến nhiều người thiếu ý thức xả rác xuống bồn nhưng nhắc nhở họ lại có những lời lẽ xúc phạm. Tủi lắm nhưng phải bấm bụng để vượt qua”.

Cũng như chị Nhàn, hộ lý Võ Thị Sim được lãnh đạo đơn vị đánh giá cao về công việc đang làm ở Khoa Sản nhi, BV Phú Vang. Trước đây, chị Sim làm việc ở Phòng khám Đa khoa Diên Đại (Phú Vang), năm 2006 được chuyển công tác đến BV Phú Vang nhờ đức tính chăm làm ham việc.. Công việc của chị Sim một ngày quay đều, từ quét dọn, vệ sinh, lau chùi ở các phòng, khoa; thu gom phân loại rác thải từ bông băng, kim tiêm, chai lọ... chuyển đi xử lý. Chị Sim chia sẻ: “Công việc dọn vệ sinh ở Khoa Sản nếu không kiên nhẫn sẽ khó làm được. Ngày nào cũng tiếp xúc với môi trường sinh nở, máu mủ; hoặc trường hợp mổ xẻ, phẫu thuật, nhân viên ở khoa rất vất vả. Nhiều ca mổ xong, đồ bảo hộ, dụng cụ bết máu, nếu ai không quen dễ bị buồn nôn, khó thở vì mùi đặc trưng khó chịu”.

“Không tên” nhưng không thể thiếu

Hàng ngày, những hộ lý âm thầm hoàn thành công việc ở BV rồi lặng lẽ ra về. Mọi người đến khám, điều trị ở BV ít ai lưu tâm đến công việc của các nhân viên hộ lý. Âm thầm là thế, nhưng nhìn những hành lang sạch sẽ, những phòng bệnh không vết bẩn mới thấy được sự đóng góp của nhân viên hộ lý thật đáng trân trọng. Tranh thủ lúc dừng việc lau chùi ở khu hành lang, chị Sim trải lòng: “Có nhiều lúc người nhà vào khoa để thăm bệnh đông, nền vừa lau xong có nhiều người đi lại, giày dép làm sàn bẩn, ố rất khó chịu. Có người còn nhìn mình với ánh mắt không mấy thiện cảm. Những khi đó, tôi thầm nghĩ vì bệnh nhân mà vui vẻ, cố làm tốt để không thẹn với lương tâm, với đồng nghiệp, đơn vị”.

Tại BV Phong Điền, lượng bệnh nhân đến thăm khám điều trị bình quân mỗi ngày từ 200-250 lượt. Ngoài vai trò của đội ngũ y, bác sĩ, công việc của các nhân viên hộ lý ở đây cũng luôn tất bật. Từ việc vệ sinh sạch sẽ khuôn viên sân vườn, đến lau chùi, dọn dẹp ngăn nắp các khoa, phòng; thu gom rác thải, thay chăn màn nệm gối cho bệnh nhân... Cứ sáng sớm, trước khi các y, bác sĩ làm việc, nhân viên hộ lý trong trang phục của mình đã thoắt ẩn, thoắt hiện theo nhiệm vụ phân công.

Chị Hoàng Thị Mỹ, nhân viên hộ lý có tuổi nghề lớn nhất ở BV Phong Điền, được ông Hoàng Văn Thắng, Trưởng phòng Điều dưỡng đánh giá là người tận tụy với công việc. Trao đổi với chúng tôi, chị Mỹ cho rằng, nghề gì cũng có vui, buồn nhưng cái để nhớ, đi vào kỷ niệm rất ít được chia sẻ. Hơn 30 năm theo nghề, đến giờ chị có thể đúc kết rằng, làm hộ lý là một công việc thầm lặng. Công việc ấy dẫu không gọi thành tên nhưng rất quan trọng. Đằng sau sự thành công của đội ngũ y, bác sĩ, tạo thương hiệu cho BV có sự đóng góp rất lớn của nhân viên hộ lý...

“Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong BV là một trong những yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân mau bình phục. Vì vậy, công việc của hộ lý trong BV tuy thầm lặng, nhưng không thể thiếu, dù chỉ một ngày. Mỗi bộ phận trong BV giống như một thành phần tạo ra cỗ máy và cỗ máy muốn chạy tốt thì không thể thiếu đi sự đóng góp của bất kỳ một thành phần nào dù là rất nhỏ”- bác sĩ CK II, Nguyễn Hữu Lợi, Giám đốc BV Phong Điền nói.

Chị Hoàng Thị Mỹ thu xếp chăn gối, đồ dùng sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân khi đến điều trị ở BV Phong Điền

Việc “không tên”

Với 12 năm làm việc ở BV Phú Vang, chị Trương Thị Thanh Nhàn được đồng nghiệp đánh giá là hộ lý nhiệt tình. Hiện, mỗi ngày chị Nhàn được nhóm trưởng phân công vệ sinh ở Khoa Khám bệnh, khu nhà tiếp đón bệnh nhân của BV. Với công việc ấy, đòi hỏi chị thường đến sớm hơn đồng nghiệp để dọn dẹp, lau chùi các phòng khám, trước khi bắt đầu ngày làm việc mới của các y, bác sĩ. Sau khi hoàn tất vệ sinh phòng, chị lau chùi các hành lang, làm sạch nền nhà và kiểm tra các công tắc điện, nước, thu gom rác ở khu nhà vệ sinh. Công việc không vất vả lắm nhưng chị Nhàn ít khi được ngơi tay.

12 năm gắn bó với nghề, chị Nhàn có nhiều kỷ niệm buồn, vui, nhưng vượt lên tất cả là tình yêu nghề, biết đồng cảm và chia sẻ.  Chị trải lòng: “Yêu cầu của BV là phải luôn giữ môi trường sạch sẽ, khu vực nào càng nhiều người qua lại càng phải được dọn dẹp, vệ sinh kỹ. Cực nhất vẫn là khâu dọn dẹp nhà vệ sinh, nhiều khi chứng kiến nhiều người thiếu ý thức xả rác xuống bồn nhưng nhắc nhở họ lại có những lời lẽ xúc phạm. Tủi lắm nhưng phải bấm bụng để vượt qua”.

Cũng như chị Nhàn, hộ lý Võ Thị Sim được lãnh đạo đơn vị đánh giá cao về công việc đang làm ở Khoa Sản nhi, BV Phú Vang. Trước đây, chị Sim làm việc ở Phòng khám Đa khoa Diên Đại (Phú Vang), năm 2006 được chuyển công tác đến BV Phú Vang nhờ đức tính chăm làm ham việc.. Công việc của chị Sim một ngày quay đều, từ quét dọn, vệ sinh, lau chùi ở các phòng, khoa; thu gom phân loại rác thải từ bông băng, kim tiêm, chai lọ... chuyển đi xử lý. Chị Sim chia sẻ: “Công việc dọn vệ sinh ở Khoa Sản nếu không kiên nhẫn sẽ khó làm được. Ngày nào cũng tiếp xúc với môi trường sinh nở, máu mủ; hoặc trường hợp mổ xẻ, phẫu thuật, nhân viên ở khoa rất vất vả. Nhiều ca mổ xong, đồ bảo hộ, dụng cụ bết máu, nếu ai không quen dễ bị buồn nôn, khó thở vì mùi đặc trưng khó chịu”.

“Không tên” nhưng không thể thiếu

Hàng ngày, những hộ lý âm thầm hoàn thành công việc ở BV rồi lặng lẽ ra về. Mọi người đến khám, điều trị ở BV ít ai lưu tâm đến công việc của các nhân viên hộ lý. Âm thầm là thế, nhưng nhìn những hành lang sạch sẽ, những phòng bệnh không vết bẩn mới thấy được sự đóng góp của nhân viên hộ lý thật đáng trân trọng. Tranh thủ lúc dừng việc lau chùi ở khu hành lang, chị Sim trải lòng: “Có nhiều lúc người nhà vào khoa để thăm bệnh đông, nền vừa lau xong có nhiều người đi lại, giày dép làm sàn bẩn, ố rất khó chịu. Có người còn nhìn mình với ánh mắt không mấy thiện cảm. Những khi đó, tôi thầm nghĩ vì bệnh nhân mà vui vẻ, cố làm tốt để không thẹn với lương tâm, với đồng nghiệp, đơn vị”.

Tại BV Phong Điền, lượng bệnh nhân đến thăm khám điều trị bình quân mỗi ngày từ 200-250 lượt. Ngoài vai trò của đội ngũ y, bác sĩ, công việc của các nhân viên hộ lý ở đây cũng luôn tất bật. Từ việc vệ sinh sạch sẽ khuôn viên sân vườn, đến lau chùi, dọn dẹp ngăn nắp các khoa, phòng; thu gom rác thải, thay chăn màn nệm gối cho bệnh nhân... Cứ sáng sớm, trước khi các y, bác sĩ làm việc, nhân viên hộ lý trong trang phục của mình đã thoắt ẩn, thoắt hiện theo nhiệm vụ phân công.

Chị Hoàng Thị Mỹ, nhân viên hộ lý có tuổi nghề lớn nhất ở BV Phong Điền, được ông Hoàng Văn Thắng, Trưởng phòng Điều dưỡng đánh giá là người tận tụy với công việc. Trao đổi với chúng tôi, chị Mỹ cho rằng, nghề gì cũng có vui, buồn nhưng cái để nhớ, đi vào kỷ niệm rất ít được chia sẻ. Hơn 30 năm theo nghề, đến giờ chị có thể đúc kết rằng, làm hộ lý là một công việc thầm lặng. Công việc ấy dẫu không gọi thành tên nhưng rất quan trọng. Đằng sau sự thành công của đội ngũ y, bác sĩ, tạo thương hiệu cho BV có sự đóng góp rất lớn của nhân viên hộ lý...

“Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong BV là một trong những yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân mau bình phục. Vì vậy, công việc của hộ lý trong BV tuy thầm lặng, nhưng không thể thiếu, dù chỉ một ngày. Mỗi bộ phận trong BV giống như một thành phần tạo ra cỗ máy và cỗ máy muốn chạy tốt thì không thể thiếu đi sự đóng góp của bất kỳ một thành phần nào dù là rất nhỏ”- bác sĩ CK II, Nguyễn Hữu Lợi, Giám đốc BV Phong Điền nói.

(Theo http://baothuathienhue.vn/)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.