Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 18/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
14:00: Hội ý chuẩn bị nội dung phục vụ công tác kiểm tra bệnh viện
16:30: Tham dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ y tế
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
15:00: Dự gặp mặt - tọa đàm kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Chiều: Giám sát chỉ số côn trùng tại các xã nguy cơ
Chiều: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế
08:00: Dự hội nghị trực tuyến toàn quốc về giảm cầu ma túy
Thứ ba ngày 19/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
08:00: Tặng hoa nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
14:00: Tham dự hội nghị huyện ủy
14:00: Kiểm tra bệnh án chăm sóc cấp I
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Chiều: Giám sát thực hiện quy trình KSNK, phân loại chất thải
07:30: Vận hành máy nổ pccc
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Quan trắc môi trường lao động
Sáng: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế.
Cả ngày: Giám sát công tác chuẩn bị trước tiêm chủng vắc xin Td
Thứ tư ngày 20/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
14:00: Họp chuyển xếp lương HĐ 111
14:00: Kiểm tra bệnh án chăm sóc cấp I
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: Giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm
09:00: Gặp mặt Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
15:30: Kiểm tra điện nước các khoa, phòng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát chỉ số côn trùng tại các xã nguy cơ
Chiều: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế.
Cả ngày: Giám sát trước chiến dịch cân đo và cho trẻ uống vitamin A
15:00: Giao ban công tác Dân số
Thứ năm ngày 21/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh phục vụ bệnh nhân
14:30: Thực hiện quy trình bổ nhiệm Trưởng khoa Phục hồi chức năng
15:30: Hội nghị ban chấp hành Đảng ủy mở rộng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Chiều: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế.
Cả ngày: Giám sát trước chiến dịch cân đo và cho trẻ uống vitamin A
Cả ngày: Triển khai tiêm chủng vắc xin Td cho trẻ 7 tuổi
Thứ sáu ngày 22/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
15:30: Thực hiện quy trình bổ nhiệm Phó trưởng khoa Nhi
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Vận hành máy nổ pccc, máy phát điện dự phòng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Cả ngày: Giám sát Tiêm chủng vắc xin thường xuyên tháng 11
Cả ngày: Giám sát trước chiến dịch cân đo và cho trẻ uống vitamin A
Thứ bảy ngày 23/11/2024
Chủ nhật ngày 24/11/2024
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 33.632
Truy câp trong tháng 137.454
Truy câp trong năm 1.414.333
Truy câp tổng 4.910.408
Truy câp hiện tại 3.350
Dùng thuốc cho hiệu quả
Ngày cập nhật 26/12/2013

Nhiễm khuẩn răng miệng là một vấn đề khá thường gặp. Nó không chỉ là bệnh lý của răng mà còn nhiều bệnh lý khác liên quan đến phần mềm như viêm quanh răng, viêm nướu, ổ áp-xe… Vậy dùng thuốc nào, lựa chọn kháng sinh hoặc phối hợp ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào dạng bệnh nhiễm khuẩn, loại vi khuẩn gây bệnh.

Nhiễm khuẩn răng miệng là một vấn đề khá thường gặp. Nó không chỉ là bệnh lý của răng mà còn nhiều bệnh lý khác liên quan đến phần mềm như viêm quanh răng, viêm nướu, ổ áp-xe… Vậy dùng thuốc nào, lựa chọn kháng sinh hoặc phối hợp ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào dạng bệnh nhiễm khuẩn, loại vi khuẩn gây bệnh.

Thuốc nào có thể dùng?

Căn cứ vào các loại vi khuẩn gây bệnh mà chúng ta có thể dùng các loại kháng sinh sau: amoxicillin, phenoxymethylpenicillin, metronidazol, erythromycin, doxycyclin, spiramycin. Trong đó, 3 thuốc amoxicillin, phenoxymethylpenicillin và doxycycline là những kháng sinh có phổ rất rộng, tức là có thể diệt được nhiều loại vi khuẩn cùng một lúc.


Dùng thuốc chống nhiễm khuẩn răng miệng cho hiệu quả.

Amoxicillin và phenoxymethylpenicillin là hai kháng sinh thuộc nhóm beta lactam. Đây là dòng kháng sinh đa dụng và có hoạt tính diệt khuẩn tốt đồng thời cũng là dòng kháng sinh tương đối an toàn và ít có tác dụng phụ với người dùng. Hai kháng sinh này có tác dụng tiêu diệt với vi khuẩn tụ cầu, liên cầu.

Kháng sinh tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gram (+) và các vi khuẩn tụ cầu liên cầu tương tự như amoxicillin là các kháng sinh spiramycin, erythromycin, doxycycline. Những kháng sinh này đều có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn cư trú ở vùng răng miệng và hầu họng. Chúng có tác dụng điều trị và dự phòng các bệnh răng miệng.

Trường hợp nếu người bệnh có nguy cơ dị ứng cao và bị dị ứng với các kháng sinh dòng beta lactam thì chúng ta có thể dùng kháng sinh dòng doxycycline. Doxycycline là một kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin nên có sức mạnh tiêu diệt được cả vi khuẩn gram (-) và gram (+). Nó hết sức nhạy cảm với vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn đường ruột nên khá hữu dụng để điều trị bệnh nhiễm trùng răng miệng.

Thuộc nhóm tetracyclin nhưng doxycycline có ưu điểm đặc biệt hơn là nó không gây nhiễm độc gan mạnh cho người dùng nên khá an toàn. Nó là kháng sinh được lựa chọn thay thế trong trường hợp người dùng bị dị ứng với amoxicillin. Điều lưu ý cực kỳ quan trọng ở đây chỉ là biến cố làm hỏng men răng ở những răng non, do đó không dùng thuốc với trẻ em.

Nếu chúng ta không có hai kháng sinh trên thì việc dùng spiramycin và erythromycin thay thế là một biện pháp có thể chấp nhận được. Chỉ có hai lưu ý ở đây là không nên dùng erythromycin nếu như người bệnh đang bị tiền đình, người cao tuổi, người có vấn đề về thận. Người hay bị đầy bụng, khó tiêu cũng không nên dùng kháng sinh này vì chúng gây trướng bụng vô cùng khó chịu. Nếu người bệnh là người hay bị kích ứng dạ dày, hay buồn nôn cũng không nên dùng vì erythromycin có thể gây buồn nôn.

Kháng sinh đáng lưu ý cuối cùng là metronidazol. Đây là kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn đường ruột và vi khuẩn kỵ khí đặc biệt mạnh. Thường thì người ta hay phối hợp metronidazol với spiramycin thành một loại biệt dược có tên là rodogyl. Loại thuốc này rất nổi tiếng và hay được dùng trong lâm sàng răng miệng.

Và những lưu ý

Trước khi dùng kháng sinh cần kiểm tra tình trạng nhiễm trùng răng miệng tại chỗ của người bệnh. Nếu như ổ nhiễm khuẩn có màng bao phủ, có mủ, có bọc thì điều tốt nhất bạn nên làm là chích ổ mủ đó ra và dẫn lưu chảy ra ngoài. Làm được điều này là bạn đã trực tiếp thải bỏ một lượng vô cùng lớn vi khuẩn gây nhiễm trùng tại chỗ. Sau đó chỉ cần dùng một đợt kháng sinh ngắn ngày là có thể lành bệnh.

Khi dùng các kháng sinh phổ rộng bạn cần lưu ý là nó làm giảm nồng độ thuốc tránh thai dạng viên uống dài ngày. Vì thế mà trong trường hợp dùng cả hai loại thuốc này, bạn cần dùng bao cao su tránh thai thêm 7 ngày kể từ khi dừng điều trị kháng sinh.

Khi dùng kháng sinh nhưng nếu thấy bệnh không tiến triển, răng vẫn đau như cũ, miệng lưỡi vẫn loét không liền, nướu răng sưng phồng lên thì tốt nhất cần đến bác sĩ khám lại.

Không giống như nhiễm khuẩn nội tạng, cần đòi hỏi dùng kháng sinh kéo dài, với nhiễm khuẩn răng miệng chúng ta chỉ cần dùng một liệu trình khoảng 5 ngày với các bệnh thông thường là đủ. Bạn hoàn toàn yên tâm là bệnh đã được điều trị đủ.

BS. Vũ Huy Hiệu

Nguồn: http://suckhoedoisong.vn

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.