Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 30/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
10:00: Họp xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng 4 lên hạng 3
14:00: Tham dự Hội nghị Huyện ủy lần thứ 19 (khoá XV)
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Cả ngày: Quan trắc môi trường lao động
Thứ ba ngày 01/10/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
07:30: Vận hành máy nổ pccc
10:00: Họp lấy phiếu tín nhiệm bổ nhiệm lại viên chức quản lý
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: Giám Sát thực hiện quy trình KSNK, phân loại chất thải
15:30: Họp hội đồng mua sắm
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Sáng: Giám sát chỉ số véc tơ phòng chống sốt xuất huyết
Thứ tư ngày 02/10/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
Cả ngày: Phối hợp dự án ACDC tổ chức tập huấn cán bộ chăm sóc cho người khuyết tật
14:00: Tham dự hội nghị trực tuyến triển khai sổ sức khỏe điện tử cad cấp phiếu lý lịch tư pháp thông qua ứng dụng VNeID trên toàn quốc
14:00: Quyết toán chi phí KCB BHYT và thanh toán thủ thuật Tháng 9/2024
14:30: Giao ban nhiệm vụ trọng tâm tháng 10
15:30: Kiểm tra an toàn điện, pccc tại các khoa, phòng
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: Giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm
09:00: Làm việc với căn tin
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Chiều: Giao ban công tác phòng chống HIV/AIDS 9 tháng đầu năm 2024
Thứ năm ngày 03/10/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Chiều: Kiểm tra công tác sẵn sàng ứng phó với thiên tai, bão lụt tại các trạm y tế
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
Cả ngày: Phối hợp dự án ACDC tổ chức tập huấn cán bộ chăm sóc cho người khuyết tật
10:00: Giao ban KCB BHYT Tháng 9/2024
15:30: Giao ban công tác Dược của Trạm y tế
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh phục vụ bệnh nhân
15:00: Tập huấn quy trình KSNK và phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát chỉ số véc tơ phòng chống sốt xuất huyết
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Thứ sáu ngày 04/10/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
08:00: Vận hành máy nổ pccc, máy phát điện dự phòng
08:00: Tham dự Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc năm 2024
15:00: Giao ban trạm y tế tháng 10
16:00: Họp Ban chấp hành Đoàn thanh niên tháng 10/2024
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
Cả ngày: Tham gia giải cầu lông huyện Phú vang
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Thứ bảy ngày 05/10/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
08:00: Tham dự Hội nghị Khoa học Nội khoa Toàn quốc năm 2024
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: Tham gia giải cầu lông huyện Phú vang
Chủ nhật ngày 06/10/2024
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: Tham gia giải cầu lông huyện Phú vang
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 21.203
Truy câp trong tháng 17.181
Truy câp trong năm 1.057.127
Truy câp tổng 4.553.202
Truy câp hiện tại 739
Những điều cần biết về phản ứng có hại của Thuốc
Ngày cập nhật 28/07/2015
Ảnh minh họa

Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật tiên tiến và ngành Y học hiện đại, phần lớn các loại bệnh tật đã được con người kiểm soát và đưa ra các giải pháp để cứu chữa, điều trị, trong các giải pháp được áp dụng thì thuốc hay dược phẩm đã đóng góp đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, tác dụng có lợi và mong muốn của thuốc, khi vào cơ thể, một thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng nhưng thường chỉ có một trong số các tác dụng đó đáp ứng đúng mục đích sử dụng và được gọi là tác dụng chính, tác dụng có lợi. Phần lớn các tác dụng khác được gọi là tác dụng không mong muốn, tác dụng phụ hoặc phản ứng có hại do thuốc gây ra.

Phản ứng có hại của thuốc

Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng(Khoản 2, Điều 2 Luật Dược).

Theo Chương trình giám sát thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một phản ứng có hại của thuốc, viết tắt bằng tiếng Anh là ADR (Adverse Drug Reaction) được định nghĩa là "một phản ứng độc hại không được định trước và xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán hay chữa bệnh, hoặc làm thay đổi một chức năng sinh lý".  

Phản ứng có hại của thuốc là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ măc bệnh, tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện, giảm tuân thủ điều trị và tăng chi phi điêu tri cho bệnh nhân.

Các loại phản ứng có hại của thuốc

Khái niệm ADR ngày nay rộng hơn, bao gồm các phản ứng dạng A và B:

Phản ứng dạng A: Là các phản ứng tăng nặng bao gồm tác dụng độc nguyên phát hoặc tác dụng mở rộng của thuốc; tác dụng không mong muốn có liên quan đến đặc tính dược lý của thuốc; với các đặc điểm tiên lượng được (dự đoán trước được), thường phụ thuộc vào liều dùng, là tác dụng dược lý quá mức hoặc là biểu hiện của tác dụng dược lý ở một vị trí khác.

Phản ứng dạng B: Là phản ứng lạ bao gồm phản ứng dị ứng, phản ứng đặc ứng (là những phản ứng có hại của thuốc đặc biệt khác thường không liên quan đến tác dụng dược lý đã biết, do nhạy cảm cá nhân bẩm sinh) và hiện tượng phụ thuộc thuốc. Phản ứng dạng này có các đặc điểm không dự đoán trước được, không liên quan đến tác dụng dược lý đã biết của thuốc, là tác dụng lạ và không phụ thuộc rõ ràng vào liều dùng. Khi gặp phải phản ứng có hại của thuốc dạng này thường phải dừng thuốc ngay lập tức.

 

Các yếu tố liên quan đến sự phát sinh các phản ứng có hại của thuốc

ADR còn được gọi là tác dụng không mong muốn của thuốc. Hầu như tất cả các loại thuốc có hiệu lực tốt, dù được dùng thận trọng, khôn khéo cũng có thể gây ra phản ứng có hại không mong muốn. Nguyên nhân gây ra phản ứng có hại của thuốc có thể do nhiều yếu tố như: cơ địa, tính dị thường vốn có của người sử dụng thuốc, các dạng thuốc khác nhau, thuốc không tinh khiết, tương tác giữa các nhóm thuốc với nhau…

Các yếu tố thuộc về bệnh nhân: Trẻ sơ sinh và người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao; một số ADR hay gặp ở phụ nữ hơn nam giới; có các bệnh lý mắc kèm; tiền sử dị ứng hoặc phản ứng với thuốc; thiếu một số enzym chuyển hóa.

Các yếu tố liên quan đến thuốc: Đặc tính lý hóa và dược động học của thuốc; công thức bào chế, thành phần tá dược; liều dùng  thuốc, đường dùng và thời gian dùng.

Điều trị nhiều thuốc trong một phác đồ điều trị: Tần suất ADR tăng lên theo cấp số nhân với số lượng thuốc có trong một đợt điều trị, tương tác giữa các thuốc cũng là yếu tố làm tăng ADR.

 

Nguyên nhân gây nên những phản ứng có hại của thuốc

Các ADR dù ở dạng nào cũng liên quan đến 3 nhóm nguyên nhân cơ bản:

Nhóm nguyên nhân liên quan đến bào chế: Nhóm nguyên nhân này thường gặp ở cả hai týp, trong đó các nguyên nhân gây ra ADR ở týp A phải kể đến là hàm lượng thuốc và tốc độ giải phóng hoạt chất; trong khi đó các nguyên nhân về bào chế gây ra ADR týp B lại phải kể đến sự phân hủy các thành phần dược chất, tác dụng của các tá dược có trong thành phần dược phẩm, tác dụng của các sản phẩm phụ trong quá trình tổng hợp hóa học dược chất.

Nhóm nguyên nhân dược động học: Nguyên nhân này thường xảy ra ở týp A, trong đó nguyên nhân liên quan đến ADR ở týp A là tất cả các yếu tố dẫn đến thay đổi về khả năng hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ thuốc gây tăng nồng độ thuốc có trong huyết tương hoặc mô đích. Các yếu tố đó thường là tính chất dược học và hóa lý của thuốc, thức ăn ở trong đường tiêu hóa, nhu động của đường tiêu hóa, bệnh lý của đường tiêu hóa đi kèm, khả năng chuyển hóa thuốc ở gan, khả năng gắn thuốc vào protein huyết tương... trong khi đó yếu tố gây ra ADR týp B lại là khả năng chuyển hóa thuốc sinh ra các chất độc cho cơ thể.

Nhóm nguyên nhân dược lực học: Với týp A thường là sự tăng tính nhạy cảm của cơ quan đích với thuốc, còn với týp B thường là phản ứng dị ứng hoặc liên quan đến thiếu hụt di truyền.

Ngoài ra, chất lượng thuốc không đảm bảo do không đạt tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất hoặc bị biến đổi trong quá trình lưu thông do không được bảo quản đúng điều kiện cũng là nguyên nhân gây phản ứng khi sử dụng

Nhận biết các triệu chứng da quan trọng của phản ứng có hại của thuốc

Các phản ứng da với thuốc rất quan trọng cần nhận biết, một mặt vì tính chất nghiêm trọng của chúng, mặt khác đó là sự cảnh báo về những phản ứng thuốc nghiêm trọng hơn thậm chí đe dọa tính mạng.

  • Ban đỏ dát sần: Phản ứng ngứa và tróc vảy, có thể tự hết nếu ngừng thuốc, chiếm một tỷ lệ lớn trong tất cả những phản ứng da do thuốc.
  • Mày đay/phù mạch: Mày đay là một cảnh báo quan trọng vì có mối liên quan rất chặt chẽ với phản ứng phản vệ đầy đủ và hen nặng. Mày đay xuất hiện đột ngột, cùng với ban đỏ ngứa phân tán. Thường dịu đi trong vòng 24 giờ. Ban da bọng nước được tạo thành là do hậu quả giải phóng histamin, có thể do nhiều quá trình gây ra. Ðiều quan trọng cần nhớ: Phản ứng phản vệ là do sự hoạt hóa của các chất trung gian rất giống nhau. Phù mạch khác về mặt hóa sinh, tuy nhiên cũng có thể rất nặng khi liên can đến các niêm mạc đường hô hấp trên. Nó có thể đe dọa tính mạng bằng cách trực tiếp gây tắc nghẽn đường thở.
  • Ban cố định do thuốc: Phản ứng này có những ranh giới rõ rệt, tổn thương ban đỏ đau ở bàn tay, mặt, cẳng tay và bộ phận sinh dục. Tăng sắc tố cục bộ thường tồn tại sau khi hồi phục.
  • Phản ứng thuốc nhạy cảm ánh sáng: Phản ứng này giới hạn ở những vị trí tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và có thể do một phản ứng dị ứng ánh sáng qua trung gian miễn dịch.
  • Hồng ban đa dạng và hội chứng Stevens-Johnson: Phản ứng này tương đối thường gặp nhưng không phải luôn luôn là do thuốc gây nên. Các triệu chứng gồm: Xuất hiện đột ngột, thương tổn ban cả ở da và niêm mạc; các vị trí ưu tiên hay bị và các thương tổn tách biệt có thể phát triển dáng vẻ hoại tử hoặc dạng "bia bắn". Phản ứng này cũng phối hợp với sốt, khó chịu và viêm họng do liên quan đến niêm mạc (hội chứng Stevens - Johnson). Ðây là một thể bệnh nặng gây hoại tử biểu bì hội lưu.
  • Viêm da tróc vảy(erythroderma): Phản ứng này thể hiện viêm da ban đỏ và có vảy.
  • Hoại tử biểu bì độc (TEN): Xuất hiện nhanh với ban dạng sởi hoặc hội lưu kèm với hoại tử mụn nước rộng khắp và nhạy cảm đau ở da "kiểu vết thương bỏng". Cần phân biệt với các mụn nước nguyên vẹn riêng rẽ do bọng nước tự miễn.

 

Phòng ngừa những phản ứng có hại của thuốc

Để phòng tránh, Bác sỹ kê đơn cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

  • Hạn chế số thuốc dùng, chỉ kê đơn những thuốc thực sự cần thiết. Tránh những phối hợp thuốc không cần thiết.
  • Nắm vững thông tin về loại thuốc đang dùng cho bệnh nhân, xem xét kỹ có tương tác thuốc hay không.
  • Nắm vững thông tin về bệnh nhân, đặc biệt là các đối tượng bệnh nhân có nguy cơ cao (trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, bệnh lý gan thận, tiền sử dị ứng...).
  • Cung cấp những chỉ dẫn thật rõ ràng và giáo dục bệnh nhân, cả về bệnh và về cách sử dụng đúng thuốc đã kê đơn.
  • Khi có nguy cơ là các thuốc được kê đơn có thể gây phản ứng có hại, phải giáo dục người bệnh về cách nhận biết các triệu chứng sớm, như vậy vấn đề phản ứng có hại có thể được điều trị sớm ở mức có thể.
  • Theo dõi sát bệnh nhân, phát hiện sớm các biểu hiện của phản ứng bất lợi do thuốc và có những xử trí kịp thời.
  • Thông tin trở lại các trường hợp đã gặp ADR ở lâm sàng để các thầy thuốc có những chú ý khi sử dụng thuốc.

Để phòng tránh, người dùng thuốc nên lưu ý những điều sau:

  • Chỉ thật cần thiết mới mới dùng thuốc. Hoàn toàn không nên lạm dụng dù chỉ là vitamin.
  • Nếu được bác sĩ khám ghi đơn thuốc, phải dùng đúng, dùng đủ các thuốc ghi trong đơn và thực hiện tốt các lời chỉ dẫn.
  • Trước khi dùng một thuốc, cần đọc kỹ bản hướng dẫn hoặc hỏi dược sĩ tại nhà thuốc về những điều cần biết như tác dụng phụ tức phản ứng có hại của thuốc, những thận trọng khi dùng thuốc, chống chỉ định (những trường hợp không được dùng thuốc).
  • Khi đang dùng thuốc nếu bị phản ứng bất thường (buồn nôn, nổi ban, sẩn ngứa, chán ăn, mệt mỏi, khó thở, sốt) và bất cứ biểu hiện nào khác nghi liên quan đến sử dụng thuốc nên ngưng ngay thuốc và thông báo với bác sĩ để có hướng xử trí.

 

Tóm lại, khi sử dụng thuốc điều quan trọng là cần nhận rõ bất cứ thuốc nào, kể cả vitamin, ngoài tác dụng điều trị phòng bệnh là chính còn có tác dụng phụ hay còn gọi là tác dụng không mong muốn và nay gọi là phản ứng có hại của thuốc. Các phản ứng có hại của thuốc có thể gây cho người bệnh những bệnh mới, có thể rất nặng, gây tàn tật kéo dài thậm chí tử vong. Do đó điều quan trọng là phải tìm cách hạn chế càng nhiều càng tốt nguy cơ gặp phải những phản ứng này. Mỗi bác sĩ, nhân viên y tế hoặc dược sĩ có trách nhiệm nghề nghiệp với bệnh nhân của mình, giáo dục và cho lời khuyên nhằm mục đích hạn chế nguy cơ. Nguyên tắc chung để hạn chế các tác dụng phụ là sử dụng đúng liều cho từng người bệnh. Vai trò của người thầy thuốc rất quan trọng trong quá trình này, chẩn đoán đúng và kê đơn phù hợp căn cứ vào những hướng dẫn điều trị hợp lý và an toàn./.

BS Đặng Văn Tuấn – TTYT Phú Vang( Tổng hợp)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.