Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 18/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
14:00: Hội ý chuẩn bị nội dung phục vụ công tác kiểm tra bệnh viện
16:30: Tham dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ y tế
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
15:00: Dự gặp mặt - tọa đàm kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Chiều: Giám sát chỉ số côn trùng tại các xã nguy cơ
Chiều: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế
08:00: Dự hội nghị trực tuyến toàn quốc về giảm cầu ma túy
Thứ ba ngày 19/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
08:00: Tặng hoa nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
14:00: Tham dự hội nghị huyện ủy
14:00: Kiểm tra bệnh án chăm sóc cấp I
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Chiều: Giám sát thực hiện quy trình KSNK, phân loại chất thải
07:30: Vận hành máy nổ pccc
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Quan trắc môi trường lao động
Sáng: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế.
Cả ngày: Giám sát công tác chuẩn bị trước tiêm chủng vắc xin Td
Thứ tư ngày 20/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
14:00: Họp chuyển xếp lương HĐ 111
14:00: Kiểm tra bệnh án chăm sóc cấp I
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: Giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm
09:00: Gặp mặt Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
15:30: Kiểm tra điện nước các khoa, phòng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát chỉ số côn trùng tại các xã nguy cơ
Chiều: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế.
Cả ngày: Giám sát trước chiến dịch cân đo và cho trẻ uống vitamin A
15:00: Giao ban công tác Dân số
Thứ năm ngày 21/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh phục vụ bệnh nhân
14:30: Thực hiện quy trình bổ nhiệm Trưởng khoa Phục hồi chức năng
15:30: Hội nghị ban chấp hành Đảng ủy mở rộng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Chiều: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế.
Cả ngày: Giám sát trước chiến dịch cân đo và cho trẻ uống vitamin A
Cả ngày: Triển khai tiêm chủng vắc xin Td cho trẻ 7 tuổi
Thứ sáu ngày 22/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
15:30: Thực hiện quy trình bổ nhiệm Phó trưởng khoa Nhi
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Vận hành máy nổ pccc, máy phát điện dự phòng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Cả ngày: Giám sát Tiêm chủng vắc xin thường xuyên tháng 11
Cả ngày: Giám sát trước chiến dịch cân đo và cho trẻ uống vitamin A
Thứ bảy ngày 23/11/2024
Chủ nhật ngày 24/11/2024
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 52.196
Truy câp trong tháng 156.018
Truy câp trong năm 1.432.897
Truy câp tổng 4.928.972
Truy câp hiện tại 852
Những dịch bệnh nguy hiểm hiện nay trên thế giới
Ngày cập nhật 25/06/2015

Dịch bệnh Ebola

Virus Ebola gây ra vụ dịch đầu tiên trên thế giới tại Sudan vào năm 1976 với hơn 600 người mắc. Đặc biệt từ tháng 12/2013 đến 30/7/2014, thế giới đã ghi nhận 1.323 người mắc, trong đó có 729 người tử vong tại 4 quốc gia vùng Tây Phi là: Guinea, Leberia, Sierra Leone và Nigeria

Năm 2014 dịch bệnh Ebola  được nhận định là vụ dịch lớn nhất của căn bệnh này trong lịch sử gần 4 thập kỷ qua. Hiện chưa có loại thuốc đặc trị cho loại bệnh nguy hiểm này. Tính đến đầu tháng 4/2015, có 25.616 trường hợp mắc bệnh, trong đó 10.636 trưởng hợp tử vong do Ebola.

Dịch bệnh MERS-CoV

Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV) gây nên. Bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người chủ yếu trong nhóm người có tiếp xúc gần. Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính: sốt, ho, viêm phổi nặng và nhanh chống dẫn đến suy hô hấp, ngoài ra có thể kèm theo triệu chứng đường tiêu hóa như tiêu chảy và có thể gây suy tạng đặc biệt là suy thận, nguy cơ tử vong cao, tỷ lệ 35-40%.

 

Dịch bệnh MERS-CoV đang bùng phát tại 9 quốc gia vùng Trung Đông và đã lan đến 17 quốc gia khác, trong đó đáng chú ý có những quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines với 1.285 trường hợp mắc trong đó có 453 trường hợp tử vong( tính đến ngày 11/6/2015).

Dịch SARS

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) là một chứng bệnh hô hấp ở con người gây ra bởi một loại virus mang tên virus SARS.  Các triệu chứng ban đầu giống như bệnh cúm và có thể bao gồm: sốtđau cơ, triệu chứng hôn mêhođau họng và một số triệu chứng không đặc hiệu.

Giữa tháng 11 năm 2002 và tháng 7 năm 2003, dịch SARS bùng phát ở Hồng Công lan tỏa gần như trở thành một đại dịch, với 8422 trường hợp và 916 trường hợp tử vong trên toàn thế giới(10,9% tử vong) theo Tổ chức Y tế Thế giới. Chỉ trong vòng vài tuần lễ, SARS lan từ Hồng Kông sang lây nhiễm nhiều người khác tại 37 quốc gia trên thế giới vào đầu năm 2003.

Căn bệnh thế kỷ - HIV/AIDS

HIV/AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, viết tắt từ Human immunodeficiency virus infection / acquired immunodeficiency syndrome của tiếng Anh) là một bệnh do bị nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người(HIV/AIDS) được lưu ý lần đầu tiên ở những người đàn ông đồng tính luyến ái và những người tiêm ma tuý vào tĩnh mạch vào thập niên 1980. Sang thập niên 1990 hội chứng này đã trở thành một  dịch  toàn cầu vào năm 2004.  HIV/AIDS làm mất hết khả năng miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ thể mệt mõi, nhiễm trùng kéo dài, sốt.... lây nhiễm chủ yếu qua quan hệ tình dục,đường máu, mẹ sang con.

Cho đến nay vẫn chưa có thuốc và vắc xin điều trị đặc hiệu, là nỗi ám ảnh trên toàn cầu.

Cúm A (H7N9, H1N1, H5N1, H5N6)

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A chủng H1N1, H5N1 và H7N9 gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng. Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.

Bệnh có sốt, khó thở là biểu hiện phổ biến và chung nhất cho các loại cúm nêu trên. Một số trường hợp nặng có thể bị suy hô hấp và dẫn đến tử vong.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tính đến tháng 3/2015 đã có 631 ca nhiễm bệnh, trong đó có 221 tử vong do H7N9 tại Trung Quốc, Malaysia, Canada. Có 90 trường hợp mắc bệnh và 27 ca tử vong ở Trung Quốc và Ai Cập do H5N1. Có 22.240 trường hợp nhiễm bệnh, 1.198 người tử vong trên 13 bang của Ấn Độ do H1N1 hoành hành.

Sốt xuất huyết

Sốt Dengue (DF), Sốt xuất huyết Dengue(DHF) và biểu hiện nặng nề nhất của bệnh là Hội chứng sốc Dengue (DSS) đều được gây nên bởi một trong bốn loại huyết thanh virus gần gũi nhưng lại khác nhau về mặt kháng nguyên là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Virus này thuộc chi Flavivirus

Có thể nói Dengue là một bệnh do virus lây truyền do muỗi thường gặp nhất ở người. Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh, đây là loại muỗi sống ở những nơi nước đọng chung quanh nhà, hoặc các nơi ẩm thấp tối tăm trong nhà. Biểu hiện là xuất huyết da, niêm mạc và trụy tim mạch, dễ đưa đến tử vong nếu điều trị không kịp thời và không đúng mức. Trên toàn thế giới có khoảng 2,5 tỷ người hiện đang sống trong vùng có lưu hành bệnh.

Viêm não Nhật Bản

Bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh gây nên do vi rut VNNB, lây truyền qua muỗi đốt. Bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản với biểu hiện viêm não - màng não tuỷ, nhiều người mắc, tử vong rất cao.

Bệnh VNNB cho tới nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Tiêm vắc xin là biện pháp gây miễn dịch đặc hiệu và lâu bền cho mọi người. Các chế phẩm vắc xin VNNB hiện nay có hiệu quả bảo vệ trên 90%  số người được tiêm ngừa.

Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay-chân-miệng (HFMD) là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do vi rút đường ruột gây ra, thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối.

 Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71 có thể gây tử vong. Các đợt bùng phát của bệnh tay chân miệng diễn ra vài năm một lần ở những khu vực khác nhau trên thế giới, nhưng phần lớn là ở châu Á trong những năm gần đây. Các nước ghi nhận sự tăng lên nhanh chóng của số ca nhiễm bệnh ở châu Á bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc) và Việt Nam.

Bệnh sởi

Là căn bệnh không mấy xa lạ vì đã có mặt ở nhiều Quốc gia trên thế giới nhiều năm trước đây. Bệnh sởi do virus sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác. Đây là bệnh lây nhiễm từ người sang người. Không có trường hợp người lành mang virus. Những người đã có miễn dịch với virus sởi do tiêm văcxin trước đó hoặc từng mắc sởi sẽ không bị mắc bệnh nữa. Tất cả người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Tại nước ta năm 2014 có hơn 5800 trường hợp xác định mắc sởi, 147 trường hợp tử vong. Đây là năm dịch sởi lớn ở nước ta trong những năm trở lại đây.

Bệnh dịch hạch

Dịch hạch là một loại bệnh do vi khuẩn Yersinia pestis hình que thuộc họ Enterobacteriaceae gây ra. Căn bệnh đã gây nhiều trận dịch hạch kinh hoàng với tỉ lệ tử vong rất cao trong lịch sử nhân loại (nếu không được điều trị, tử vong ở thể hạch là 75%, và ở thể phổi là gần 100%). Bệnh dịch hạch lây truyền chủ yếu bằng đường máu (do bọ chét đốt). Bệnh cảnh lâm sàng là tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân nặng. Tổn thương hạch đặc hiệu, phổi và một số cơ quan khác.

Năm 2014 WHO đã thống kê có 119 người mắc bệnh dịch hạch và 40 trường hợp tử vong tại Madagascar. Theo nhận định của WHO thì đây là căn bệnh sẽ có nhiều tiến triển phức tạp trong tương lai.

 

 

BS Đặng Văn Tuấn (Tổng hợp)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.