Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 18/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
14:00: Hội ý chuẩn bị nội dung phục vụ công tác kiểm tra bệnh viện
16:30: Tham dự Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ y tế
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
15:00: Dự gặp mặt - tọa đàm kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Chiều: Giám sát chỉ số côn trùng tại các xã nguy cơ
Chiều: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế
08:00: Dự hội nghị trực tuyến toàn quốc về giảm cầu ma túy
Thứ ba ngày 19/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
08:00: Tặng hoa nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
14:00: Tham dự hội nghị huyện ủy
14:00: Kiểm tra bệnh án chăm sóc cấp I
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Chiều: Giám sát thực hiện quy trình KSNK, phân loại chất thải
07:30: Vận hành máy nổ pccc
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Quan trắc môi trường lao động
Sáng: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế.
Cả ngày: Giám sát công tác chuẩn bị trước tiêm chủng vắc xin Td
Thứ tư ngày 20/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
14:00: Họp chuyển xếp lương HĐ 111
14:00: Kiểm tra bệnh án chăm sóc cấp I
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: Giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm
09:00: Gặp mặt Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
15:30: Kiểm tra điện nước các khoa, phòng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát chỉ số côn trùng tại các xã nguy cơ
Chiều: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế.
Cả ngày: Giám sát trước chiến dịch cân đo và cho trẻ uống vitamin A
15:00: Giao ban công tác Dân số
Thứ năm ngày 21/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh phục vụ bệnh nhân
14:30: Thực hiện quy trình bổ nhiệm Trưởng khoa Phục hồi chức năng
15:30: Hội nghị ban chấp hành Đảng ủy mở rộng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Chiều: Giám sát KSNK quản lý chất thải tại Trạm Y tế.
Cả ngày: Giám sát trước chiến dịch cân đo và cho trẻ uống vitamin A
Cả ngày: Triển khai tiêm chủng vắc xin Td cho trẻ 7 tuổi
Thứ sáu ngày 22/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an năm 2025
15:30: Thực hiện quy trình bổ nhiệm Phó trưởng khoa Nhi
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Vận hành máy nổ pccc, máy phát điện dự phòng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Cả ngày: Giám sát Tiêm chủng vắc xin thường xuyên tháng 11
Cả ngày: Giám sát trước chiến dịch cân đo và cho trẻ uống vitamin A
Thứ bảy ngày 23/11/2024
Chủ nhật ngày 24/11/2024
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 52.838
Truy câp trong tháng 156.660
Truy câp trong năm 1.433.539
Truy câp tổng 4.929.614
Truy câp hiện tại 981
BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG
Ngày cập nhật 15/04/2015

A. Bệnh viêm não Nhật Bản:

Bệnh viêm não Nhật Bản (VNNB) là bệnh nhiễm vi rút cấp tính làm tổn thương hệ thần kinh trung ương, thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Bệnh gây nên do vi rut VNNB, lây truyền qua muỗi đốt.

Bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại Nhật Bản với biểu hiện viêm não – màng não tuỷ, nhiều người mắc, tử vong rất cao. Năm 1935 các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra căn nguyên bệnh là một loài vi rút. Năm 1938 cũng các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra vai trò truyền bệnh của loài muỗi Culextrita enior hynchus (Cu-lếc tri-tê-nio-rin-cút), và sau đó vào tìm ra vai trò vật chủ và ổ chứa chính của vi rút VNNB là loài lợn và chim.

Ở Việt Nam, bệnh VNNB được ghi nhận đầu tiên vào năm 1952. Bệnh VNNB lưu hành tản phát theo mùa, thường từ tháng 4 đến tháng 10 là mùa mưa ở Miền Bắc, đỉnh cao vào các tháng 6, 7. Hàng năm có khoảng từ 2000 đến 3000 người mắc bệnh. Từ năm 1997 sau khi có vắc xin VNNB của chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) số mắc và chết do bệnh VNNB có chiều hướng giảm đi.

1. Quá trình gây bệnh của vi rút VNNB trong cơ thể người:

Vi rút VNNB được truyền từ hạch nước bọt muỗi qua da do muỗi đốt người.

Sau khi qua da, hạt vi rút nhân lên tại tổ chức dưới da và tại các mạch lympho vùng, di chuyển tiếp đến các hạch lympho, tuyến ức và cuối cùng vào máu, gây nhiễm virut huyết của tổ chức ngoài thần kinh.

Virut đến hệ thần kinh trung ương gây xung huyết, phù nề và xuất huyết vi thể ở não. Gây các tổn thương vi thể như huỷ hoại tế bào thần kinh, thoái hoá tổ chức não, viêm tắc mạch; chủ yếu xảy ra ở chất xám, não giữa và thân não dẫn đến hội chứng não cấp.

Trong quá trình nhân lên và gây bệnh, vi rút VNNB cũng kích thích cơ thể vật chủ sinh kháng thể trong máu và dịch não tuỷ. Kháng thể kháng vi rút VNNB do cơ thể người sinh ra, sau khi nhiễm vi rút tự nhiên (mắc bệnh), hoặc sau khi sử dụng vắc xin VNNB.

-   Kháng thể IgM xuất hiện sớm, ngay sau khi nhiễm virut và tồn tại khoảng 60 ngày, được phát hiện bằng phản ứng MAC-ELISA và có giá trị trong chẩn đoán xác định bệnh VNNB.

 -  Kháng thể IgG xuất hiện muộn hơn nhưng tồn tại trong một thời gian dài, có thể suốt đời, có vai trò chính trong việc bảo vệ cơ thể. Các phân tử IgG có thể truyền qua nhau thai. Khi bị nhiễm virut lần 2 các phân tử IgG được tổng hợp tiếp nên hiệu giá kháng thể tăng nhanh và rất cao

2. Nguồn truyền nhiễm và đường lây truyền của bệnh VNNB:

Động vật nhiễm vi rút có vai trò là nguồn truyền nhiễm bệnh VNNB cho người.

- Nguổn tuyền nhiễm trong thiên nhiên là loài chim, trong đó có một số loài ăn quả vải quả nhãn như tu hú, liếu điếu.

- Nguồn truyền nhiễm gần người là một số loài gia súc, trong đó quan trọng nhất là lợn nhà.

Bệnh VNNB lây theo đường máu, do côn trùng (muỗi) đốt hút máu động vật nhiễm vi rút rồi  đốt người, qua đó truyền vi rút cho người. Muỗi truyền bệnh VNNB được gọi là véc tơ truyền bệnh.  Muỗi Cx. tritaeniorhynchus, véc tơ chính truyền bệnh VNNB cho người, rất ưa thích hút máu lợn. Ngoài ra một số loài Culex khác cũng có thể có vai trò truyền bệnh như Culex vishnui, Culex gelidus. Vi rút được truyền qua vết đốt của muỗi cái, từ tuyến nước bọt có chứa vi rút. Muỗi có thể truyền vi rút VNNB qua trứng, vì vậy bản thân muỗi cũng được coi là một loại vật chủ của vi rút VNNB trong thiên nhiên.

3. Những đặc điểm sinh lý-sinh thái chính của muỗi Cx. Tritaeniorhynchus:

Muỗi thường sinh sống ở vùng lúa nước (nên còn gọi là muỗi đồng ruộng), đặc biệt là các khu ruộng mạ, các chân ruộng cạnh khu dân cư, khu vườn chim, vùng bán sơn địa.

Ổ ấu trùng (bọ gậy/loăng quăng) của muỗi là ruộng nước, ao hồ đầm nông, các rãnh cấp thoát nước quanh khu dân cư có nước tù đọng hoặc chảy chậm.

Muỗi trưởng thành có thể sống bằng các chất hữu cơ, nhựa cây cỏ tự nhiên, tuy nhiên muỗi cái có thể đốt hút máu động vật máu nóng, đặc biệt ưa thích đốt các loài chim và gia súc. Một muỗi cái có thể đốt hút máu nhiều lần, ở nhiều động vật (nếu chưa no trong một bữa máu) trong một ngày.

Thông thường chiều tối đến đêm (6 giờ chiều đến 9 giờ tối), hoặc buổi sáng sớm muỗi từ cánh đồng bay vào các chuồng trại để hút máu súc vật. Nếu gặp người chúng có thể đốt hút máu và truyền bệnh.

Muỗi có thể bay xa tới 1,5 km và được phát hiện trên cây cao cách mặt đất 13-15m. Muỗi Culex triteaniorhychus có thể sinh sản rất nhanh trong mùa mưa ở điều kiện nhiệt độ thường xuyên cao trên 25 độ C và độ ẩm trên 80%              

4. Các thể bệnh VNNB lâm sàng thường gặp:

Bệnh VNNB thể hiện triệu chứng rất đa dạng như:

- Thể VNNB với viêm não- màng não tuỷ cấp tính, điển hình.

- Thể viêm màng não nước trong, thường có sốt và đau đầu.

- Thể nhẹ, thoảng qua với sốt nhẹ, mệt mỏi, có thể đau đầu.

- Nhiễm virut VNNB không có biểu hiện triệu chứng, thường ở những người đã có miễn dịch. Tại vùng lưu hành bệnh VNNB cứ 1 trường hợp bệnh điển hình có tới 20 đến 100 người mang vi rút VNNB không triệu chứng.

-  Biểu hiện của thể bệnh VNNB điển hình:

Sau thời gian ủ bệnh từ 5 đến 15 ngày, bệnh sẽ xuất hiện theo 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn khởi phát: khoảng từ 1 đến 6 ngày. Bệnh nhân có sốt đột ngột, thường kèm theo ớn lạnh, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và nôn.

+ Giai đoạn toàn phát: Tiếp tục sốt cao 380C- 400C, kéo dài; có biểu hiện của viêm màng não (đau đầu, cứng gáy, nôn và buồn nôn, táo bón); biểu hiện rối loạn ý thức (kích thích vật vã hoặc li bì, u ám, có thể đi vào hôn mê); biểu hiện tổn thương thần kinh trung ương khu trú (co giật, run giật tự nhiên ở ngón tay, lưỡi, mi mắt hoặc toàn  thân, liệt cứng); kèm theo rối loạn thần kinh thực vật. Tỷ lệ tử vong từ 0,3% - 60% tuỳ theo việc phát hiện bệnh  sớm hay muộn, trình độ kỹ thuật hồi sức cấp cứu chống phù não, suy hô hấp, trụy tim mạch và chống bội nhiễm vi khuẩn.

+ Giai đoạn hồi phục: Nếu qua khỏi, bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn. Một số trường hợp nặng có thể để lại di chứng liệt cứng ở chi trên hoặc chi dưới, liệt mặt và/hoặc di chứng rối loạn tinh thần, mất ổn định về tình cảm, thay đổi cá tính, chậm phát triển trí tuệ.

- Chẩn đoán bệnh: Chẩn đoán một trường hợp bệnh VNNB cần dựa vào 3 yếu tố:

+ Lâm sàng : với các thể bệnh và biểu hiện lâm sàng như mô tả ở trên.

+ Cận lâm sàng: dịch não tuỷ (DNT) tăng áp lực và nước trong; bạch cầu máu không tăng; xét nghiệm Mac-ELISA từ máu hoặc DNT dương tính với VNNB.

+  Dịch tễ: sống ở vùng lưu hành VNNB, nhất là vào mùa bệnh.

- Lấy mẫu xét nghiệm vi rút: Để có kết quả chính xác giúp chẩn đoán ca bệnh VNNB cần lấy mẫu xét nghiệm vào thời điểm thích hợp nhất:

+ Để phân lập vi rút : mẫu DNT hoặc máu toàn phần cần lấy sớm, trong 4 ngày đầu của bệnh kể từ khi có sốt.

+ Để xét nghiệm MAC-ELISA: mẫu DNT và máu lấy từ ngày thứ 3-4 của bệnh. Trường hợp lấy mẫu lần 2 để xác định mức độ tăng hiệu giá kháng thể cần  lấy sau lần 1 ít nhất  7 - 10 ngày, hoặc trước khi bệnh nhân ra viện.

B. Phòng ngừa bệnh Viêm não Nhật bản:

Bệnh VNNB cho tới nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Tiêm vắc xin VNNB là biện pháp dự phòng chủ động hiệu quả nhất.

Ngoài ra phối hợp các biện pháp phòng chống khác như: kiểm soát muỗi Culex  truyền bệnh; kiểm soát động vật mang vi rút gây bệnh; thực hiện vệ sinh môi trường thường xuyên, quy hoạch và cải tạo khu vực dân cư, khu chuồng trại chăn nuôi để giảm tác hại của véc tơ và vật chủ truyền bệnh.

1. Tiêm vắc xin VNNB:

Tiêm vắc xin là biện pháp gây miễn dịch đặc hiệu và lâu bền cho mọi người.

Các chế phẩm vắc xin VNNB hiện nay có hiệu quả bảo vệ trên 90%  số người được tiêm ngừa.

Việt Nam đã sản xuất được vắc xin VNNB bất hoạt từ não chuột kể từ năm 1993, có hiệu lực bảo vệ rất cao (cho 98% số trẻ được tiêm đủ 3 mũi vắc xin), tính an toàn cao và giá thành hạ. Vắc xin VNNB được đưa vào chương trình TCMR nước ta từ năm 1997.

- Chỉ định tiêm Vắc xin VNNB:

+  Vắc xin VNNB được khuyến khích dùng cho những người sống trong vùng có lưu hành bệnh VNNB, nhất là với trẻ em từ 1 đến 15 tuổi. Trẻ em từ 1 đến 5 tuổi được tiêm theo chương trình TCMR.

+ Khách du lịch/người đi lao động, công tác/ người nhập cư đến từ vùng không có miễn dịch, có thời gian lưu trú hơn 1 tháng ở vùng nông thôn và hơn 12 tháng ở thành phố nơi có bệnh VNNB lưu hành.

- Những trường hợp nào không được tiêm hoặc hoãn tiêm vắc xin VNNB:

+ Những người có cơ địa quá mẫn với thiomersal hoặc với các chế phẩm của não chuột, có dị ứng với vắc xin VNNB lần tiêm trước.

+ Những người đang sốt cao hoặc mắc bệnh nhiễm khuẩn đang tiến triển.

+ Những người đang mắc bệnh tim, gan, thận, đái tháo đưòng giai đoạn nặng, bệnh ung thư máu và các bệnh ác tính.

+ Không sử dụng cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi và phụ nữ có thai.

+ Người nhiễm HIV đã chuyển thành AIDS.

- Lịch tiêm chủng vắc xin VNNB:

+   Liều gây  miễn dịch cơ bản: Tiêm đủ 3 mũi :

  • Mũi tiêm thứ 1 : ngày 0
  • Mũi tiêm thứ 2 : ngày thứ 7 đến 14
  • Mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 là 12 tháng.

      + Liều lượng : với trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi tiêm 0,5 ml/mũi; với trẻ từ 3 tuổi trở lên tiêm liều 1 ml/mũi.

+ Đường tiêm : dưới da, mặt ngoài trên cánh tay.

+     Liều tiêm nhắc lại : Nên nhắc lại bằng 1 mũi vắc xin VNNB (liều 1 ml, dưới da) khoảng 5 năm sau liều gây miễn dịch cơ bản.

2. Phòng chống vectơ truyền bệnh:

- Biện pháp chống muỗi đốt cho người và gia súc

- Biện pháp diệt muỗi trưởng thành và ấu trùng muỗi: bằng các tác nhân sinh học, hoá chất, cơ học.

- Biện pháp hạn chế sự pháp triển của quần thể muỗi và tác hại của muỗi và của vật chủ, ổ chứa vi rút : cải tạo môi trường khu dân cư, vệ sinh môi trường, nguồn nước, di rời khu chăn nuôi xa nhà ở...

BS Đặng Văn Tuấn – PGĐ TTYT Phú Vang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.