Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 16/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa, phòng ngoại cảnh
11:00: Họp hội đồng thuốc và điều trị
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Chiều: Giám sát công tác DS-PT
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ ba ngày 17/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Chiều: Kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại các TYT xã, thị trấn
07:30: Gặp mặt Người học thực hành Điều dưỡng ( phổ biến nội quy,quy chế bệnh viện)
16:15: Tổng vệ sinh toàn bệnh viện
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: giám sát thực hiện quy trình KSNK, phân loại chất thải
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát các chỉ số véc tơ PC SXH
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Cả ngày: Giám sát công tác DS-PT 9 tháng
15:30: Phát quà trung thu cho bệnh nhân nhi
Thứ tư ngày 18/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Chiều: Kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại các TYT xã, thị trấn
14:00: Làm việc với Hội đồng chấm điểm đánh giá xếp hạng lại TTYT huyện Phú Vang
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ năm ngày 19/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Tập huấn cán bộ chăm sóc PHCN (Dự án ACDC)
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh bệnh nhân
15:30: Sinh hoạt khoa học (bình bệnh án khoa Nhi) và Báo cáo tiến độ số hóa bệnh án
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát các chỉ số véc tơ PC SXH
Sáng: Khám sàng lọc bệnh Tăng huyết áp và Đái tháo đường
Chiều: Tập huấn cộng tác viên sốt xuất huyết 02 xã trọng điểm (Vinh Thanh, Phú Diên)
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ sáu ngày 20/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Tập huấn cán bộ chăm sóc PHCN (Dự án ACDC)
07:15: giám sát công tác vệ sinh ngoại cảnh
07:15: giám sát công tác vệ sinh ngoại cảnh
08:00: Tham dự lễ khai giảng năm học 2024-2025
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Khám sàng lọc bệnh Tăng huyết áp và Đái tháo đường
Chiều: Giám sát trước tiêm chủng thường xuyên tháng 9
Cả ngày: Tập huấn truyền thông về kháng thuốc cho cán bộ tỉnh, huyện 2024
Cả ngày: Phối hợp truyền thông CSSKSS VTN/TN
13:30: Tham dự Hội nghị giao ban công tác phòng chống HIV/AIDS 9 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024
Thứ bảy ngày 21/09/2024
Chủ nhật ngày 22/09/2024
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 39.372
Truy câp trong tháng 91.499
Truy câp trong năm 972.373
Truy câp tổng 4.468.448
Truy câp hiện tại 6.569
Xử trí khi bị rắn độc cắn
Ngày cập nhật 03/05/2017
(Ảnh minh hóa)

Ở Nước ta có khoảng 135 loài rắn, trong đó có 25% là rắn độc, chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn. Độc tính của nọc rắn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loài rắn, vị trí bị cắn, rắn non hay già, tình trạng nọc độc của rắn( lượng chất độc, thành phần chất độc), kích thước cơ thể, sức khoẻ và tuổi của nạn nhân. Rắn độc cắn là một trong những tai nạn thương tích phổ biến, đặc biệt xảy ra nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 11 hàng năm là mùa sinh sôi, phát triển của rắn độc.

1. Các loại rắn độc thường gặp là:

            1. 1. Họ rắn hổ:

            + Đặc điểm rắn:

            - Rắn hổ mang (Naja siamensis): có cổ bạnh và phát ra âm thanh đặc trưng khi đe doạ hoặc tấn công. Có ở vùng rừng núi, trung du, đồng bằng, thậm chí gần khu dân cư.

            - Rắn hổ mang chúa(Ophiophagus hannah, KingCobra): cổ cũng bạnh nhưng không bạnh rộng, có hai vảy lớn ở đỉnh đầu, có ở vùng rừng núi, trung du, đồng bằng, hiện nay còn được nuôi ở nhiều nơi. Kích thước lớn (có thể nặng hàng chục kilôgam), dài tới vài mét.

            - Rắn cạp nong(Bungarus íasciatus); cạp nia (Bungarus candidus): khoang đen-trắng rõ (rắn cạp nia), khoang đen-vàng (rắn cạp nong), thường ở vùng trung du, đồng bằng, khu vực gần nước.

            + Biểu hiện nhiễm độc:

            - Tại vùng vết cắn: đau, sưng nề, có thể có hoại tử đen da vùng bị cắn (da bị chết do nọc độc), nhiễm trùng (sưng đỏ, sốt, có mủ). Vết cắn do rắn cạp nia, cạp nong cắn thường không có gì đặc biệt.

            - Toàn thân: đau nhiều, nói khó, mờ mắt, yếu chân tay, khó thở, liệt toàn thân, loạn nhịp tim, đái ít,…dễ tử vong hoặc tàn phế. Nguyên nhân tử vong chủ yếu do liệt các cơ gây khó thở.

(Hình ảnh minh họa)

            1. 2.  Họ rắn lục:

            + Đặc điểm rắn: đặc điểm nổi bật chung của họ rắn lục là đầu hình tam giác, mắt có con ngươi hình elíp dựng đứng.

            - Rắn lục xanh: có màu xanh lá cây các mức độ khác nhau, thường ở vùng rừng núi cả ba miền.Việt Nam có rắn lục xanh đầu và đuôi đỏ.

            - Rắn lục đất(Trimeresurus albolabris), rắn lục mũi hếch(Agkistrodon acutus): thân màu nâu hoặc giống như màu cành cây khô, thường ở vùng rừng núi phía Bắc.

            - Rắn choàm quạp(Agkistrodon rhodostoma): thân màu nâu, thường ở vùng rừng phía Nam.

            + Biểu hiện nhiễm độc:

            - Tại vùng vết cắn:  Dấu hiệu tại chỗ rất dữ dội mặc dù vết cắn nhỏ, phù to, phù cứng, chảy thành dịch đỏ. Sau 6 giờ, toàn chi bị sưng to, tím. Sau 12 giờ chi bị hoại tử, da phồng rộp lên chứa đầy nhóc đỏ. Tổn thương nặng dần lên, 2 - 3 ngày sau có thể dẫn đến hoại thư,  nhiễm khuẩn, loét mục.

            - Toàn thân: chóng mặt, ngất, lo lắng, sợ hãi, tình trạng sốc. Rốì loạn đông máu: đông máu rải rác trong lòng mạch, tan máu xuất huyết khắp nơi, rối loạn tiêu hoá, rối loạn thân nhiệt và vô niệu. Tử vong do chảy máu, mất máu.

2. Sơ cấp cứu bị rắn cắn:

            Thông thường có đủ thời gian để đưa nạn nhân tới bệnh viện trước khi tình trạng nguy kịch xảy ra trong những giờ đầu tiên sau khi bị rắn cắn. Các triệu chứng thường thể hiện rõ ngay sau khi bị rắn cắn, nên việc quan sát nạn nhân là cực kỳ quan trọng.

2.1.  Những điều nên làm ngay:

            - Cố gắng xác định được loài rắn đã cắn; màu sắc, kích thước, hình dạng đầu, cách thức tấn công nếu có thể.

            - Để nạn nhân nằm yên và trấn an họ nếu thấy họ lo lắng.

            - Bất động nạn nhân và các chi bị rắn cắn.

            - Nới lỏng quần áo của nạn nhân và  tháo các đồ trang sức (nhẫn, vòng tay, đồng hồ...) ở vùng bị cắn.

            - Trường hợp bị phun nọc độc vào mắt ( rắn Hổ mang đất), phải rửa mắt càng sớm càng tốt với nhiều nước sạch hoặc một số chất lỏng khác( như nước giải khát).

            - Cần phải theo dõi sát tình trạng hô hấp của bệnh nhân, nếu bệnh nhân thở nhanh > 30 lần/phút, yếu, hoặc xuất hiện tím môi phải hô hấp nhân tạo ngay. Vì nguyên nhân tử vong hàng đầu là suy hô hấp do liệt cơ hô hấp, nên nếu không được hô hấp nhân tạo kịp thời, có thể bệnh nhân sẽ chết trước khi đến được bệnh viện.

            - Đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, cần đưa đến bệnh viện lớn, nơi có sẵn huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu, vì huyết thanh kháng nọc rắn nên dùng sớm, tốt nhất trong 4 giờ đầu. Tuy nhiên nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê hay yếu liệt nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Có thể mang theo con rắn đã cắn bệnh nhân đến cơ sở y tế để bác sĩ xác định thuốc kháng nọc rắn phù hợp. Trong khi vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu nên để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.

            - Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu trễ sau 24-48 giờ, việc điều trị hiệu quả rất kém hoặc không hiệu quả.

2.2.  Những điều không nên làm:

            - Không nên buộc garo sau khi bị rắn cắn

            - Tuyệt đối không được đắp đá, chườm lạnh và tuyệt đối không bôi hóa chất, thuốc, lá cây, nhổ nước bọt… lên vết cắn.

            - Không nên cố để hút nọc độc ra,

            - Không rạch vết thương ở vị trí rắn cắn.

            - Không nên chà xát hoặc xoa bóp lên vết cắn.

            - Không nên để nạn nhân tự đi, tự chạy.

3. Phòng ngừa rắn cắn

- Cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, lũ lụt, mùa thu hoạch và ban đêm.

- Không đến gần nơi đống gạch vụn, đống rác, tổ mối, nơi nuôi các động vật.

- Đêm tối nên đi ủng, giày cao cổ, mặc quần dài và dùng đèn.

- Đội mũ rộng vành nếu đi trong rừng, khu vực nhiều cây cỏ.

- Không nằm ngủ trực tiếp trên nền đất. Nên quan sát kỹ nơi ngồi hay nằm nghỉ.

- Thường xuyên kiểm tra nhà ở xem có rắn không. Tránh xây kiểu nhà tạo điều kiện cho rắn ở (như lợp nhà mái tranh, tường xây bằng rơm, bùn với nhiều hốc, nền nhà nhiều vết nứt…)

- Không trêu chọc, sờ vào miệng rắn, kể cả rắn chết hay đầu rắn đã cắt rời.

- Khi bắt rắn nên dùng gậy có móc nâng rắn lên rồi nắm nhẹ thân rắn, không để miệng rắn tiếp xúc với cơ thể.

BS Đặng Văn Tuấn - PGĐ TTYT huyện Phú Vang( Tổng hợp)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.