Tìm kiếm
Tìm trên bản đồ
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 25/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: sơn các khoa, phòng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an
14:00: Hội ý về việc học thực hành cấp chứng chỉ hành nghề
15:30: Hội ý thông qua quy chế thi đua khen thưởng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: giám sát đảm bảo vệ sinh ăn toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Thứ ba ngày 26/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Sơn các khoa, phòng
07:30: Vận hành máy nổ pccc
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an
14:30: Thông qua Dự thảo Đề án Chuyển giao Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc Sở Y tế về trực thuộc UBND cấp huyện
17:30: Gặp mặt đồng chí Nguyễn Đức Lợi - GĐ TTYT huyện Phong Điền đã hoàn thành sự nghiệp công tác (nghỉ công tác theo chế độ)
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
15:00: Rà soát, đánh giá các nội dung phục vụ công tác kiểm tra cuối năm của SYT
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: giám sát đảm bảo vệ sinh ăn toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Sáng: giám sát đảm bảo vệ sinh ăn toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Sáng: Giám sát các chỉ số véc tơ PCD SXH
Thứ tư ngày 27/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Sơn các khoa, phòng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: giám sát đảm bảo vệ sinh ăn toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Thứ năm ngày 28/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: giám sát đảm bảo vệ sinh ăn toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Thứ sáu ngày 29/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Vận hành máy nổ pccc, máy phát điện dự phòng
07:30: Khám tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an
08:00: Đoàn Sở Y tế kiểm tra bệnh viện cuối năm 2024
14:00: Kiểm tra chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng năm 2024
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: giám sát đảm bảo vệ sinh ăn toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
07:30: Tham dự Lễ lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS
Thứ bảy ngày 30/11/2024
Chủ nhật ngày 01/12/2024
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Thống kê truy cập
Truy câp trong tuần 1.885
Truy câp trong tháng 163.201
Truy câp trong năm 1.440.080
Truy câp tổng 4.936.155
Truy câp hiện tại 369
Người rụng tóc hậu COVID-19 hãy bổ sung 10 thực phẩm kích thích tóc mọc nhanh
Ngày cập nhật 11/03/2022

Sau mắc COVID-19, nhiều người lo lắng khi phải đối mặt với tình trạng tóc rụng nhiều, xơ xác, không còn bóng mượt như trước. Dưới đây là một số thực phẩm người mắc COVID-19 nhất định phải bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày để giúp tóc mọc nhanh và có một mái tóc khỏe.

 

1. Tại sao bị rụng tóc hậu COVID-19?

Tình trạng rụng tóc tạm thời là bình thường sau khi bị sốt hoặc ốm, với COVID-19 cũng vậy. Các bệnh nhân mắc COVID-19 thường thấy rụng tóc nhiều sau khi khỏi COVID-19 được 2-3 tháng. Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện điểm chung họ gặp chứng rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển của tóc. Đây là một dạng rụng tóc lan tỏa bất thường trong chu kỳ của nang tóc dẫn đến tóc rụng nhiều. Nó xảy ra khi nhiều sợi tóc hơn bình thường cùng lúc bước vào giai đoạn rụng (telogen) của vòng đời phát triển của tóc (bình thường chiếm khoảng 10% thì ở bệnh nhân có thể là 30%).

Khi mắc COVID-19, bệnh nhân có thể bị sốt, căng thẳng. Đây cũng là nguyên nhân khiến lông, tóc rơi vào giai đoạn dễ rụng hơn. Cơ chế bệnh sinh là do giai đoạn tăng trưởng tích cực của các nang lông (anagen) rút ngắn. Dưới tác động của một số yếu tố như thuốc điều trị (thuốc chống co giật), sốt, các nang tóc đang ở giai đoạn anagen nhanh chóng chuyển sang giai đoạn telogen, gây biểu hiện rụng tóc sau 2-3 tháng.

Một số ít tóc có thể bung ra khi tắm hoặc chải tóc. Sự rụng tóc này có thể kéo dài từ 6-9 tháng trước khi nó dừng lại. Hầu hết mọi người sau đó thấy tóc của họ bắt đầu bình thường trở lại và ngừng rụng.

 

Rụng tóc thường gặp sau mắc COVID-19.

2. Thực phẩm kích thích mọc tóc hậu COVID-19

2.1 Các loại cá béo

Các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá trích và cá thu chứa nhiều axit béo omega-3 tốt cho sức khỏe. Cơ thể con người, nhất là người bệnh sau mắc COVID-19 không thể tạo ra những chất béo lành mạnh này và cần được cung cấp từ thực phẩm hoặc chất bổ sung.

Nhờ chứa hàm lượng protein dồi dào, omega-3 trong các loại cá béo có thể giúp giảm rụng tóc hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển của tóc cũng như tăng độ bóng cho tóc. Omega-3 cũng giúp ngăn ngừa da đầu khô, ngứa, bong tróc và đẩy lùi rụng tóc.

2.2 Sữa chua kiểu Hy Lạp

Sữa chua Hy Lạp có nhiều protein, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Sữa chua Hy Lạp cũng chứa vitamin B5 (axit pantothenic), một thành phần giúp lưu thông máu đến da đầu và sự phát triển của tóc, hạn chế tình trạng tóc mỏng và rụng.

Các sản phẩm chăm sóc da và tóc hiện nay đều có chứa chất axit pantothenic như là một thành phần chính.

Có thể thêm axit béo omega-3 như hạt chia và hạt lanh xay trộn cùng sữa chua Hy Lạp sẽ tạo nên một món ăn tuyệt vời kích thích tóc nhanh mọc hơn.

 

Sữa chua Hy Lạp là thực phẩm kích thích mọc tóc hiệu quả.

2.3 Cải bó xôi giúp chống lại mái tóc giòn

Giống như rất nhiều loại rau lá xanh đậm, rau bina (cải bó xôi) có đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Rau bina có rất nhiều vitamin A, cùng với sắt, beta carotene, folate và vitamin C. Những chất này kết hợp với nhau giúp da đầu khỏe mạnh. Chúng giữ ẩm cho tóc của bạn để tóc không bị gãy rụng.

2.4 Ăn ổi để ngăn ngừa tóc gãy rụng hậu COVID-19

Ổi là loại trái cây phổ biến chứa nhiều dinh dưỡng và vitamin C. Một cốc ổi có 377mg vitamin C, nhiều hơn 4 lần so với lượng khuyến nghị hàng ngày tối thiểu.

Vitamin C tham gia vào hai quá trình quan trọng là sản sinh ra collagen và sản sinh chất dầu bảo vệ tóc. Do đó, việc tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp da đầu khỏe mạnh và ngăn tóc khô, gãy, rụng.

Ngoài ra, lượng đồng có trong ổi giúp cơ thể hấp thu sắt hiệu quả hơn, từ đó góp phần giúp cho tóc khỏe mạnh.

2.5 Ngũ cốc tăng cường chất sắt ngăn ngừa rụng tóc hậu COVID-19

`Khi mắc COVID-19, việc chán ăn dẫn tới cơ thể bị thiếu một số vitamin và khoáng chất, trong đó có sắt. Khi cung cấp quá ít chất sắt có thể dẫn đến rụng tóc. Sắt có nhiều trong các loại ngũ cốc, mì ống, đậu nành và đậu lăng…

2.6 Thịt gia cầm nạc

Khi không cung cấp đủ protein cho cơ thể, sự phát triển của tóc sẽ dừng lại và những sợi tóc cũ rụng đi, tóc của bạn có thể bị mỏng và khô gãy. Để lấy protein từ thịt, hãy chọn các loại thịt nạc như thịt gà hoặc gà tây, những loại có ít chất béo bão hòa hơn các nguồn như thịt bò và thịt lợn.

2.7 Trứng giúp tóc phát triển chắc khỏe

Trứng là thực phẩm rất giàu biotin có trong vitamin B giúp tóc phát triển chắc khoẻ. Đồng thời, trứng cũng chứa nhiều protein và sắt, những chất dinh dưỡng giúp tóc không bị gãy ngọn và bóng mượt.

Nếu cơ thể không có đủ vitamin này có thể dẫn đến rụng tóc. Biotin cũng giúp củng cố, hạn chế tình trạng móng tay giòn, dễ gãy.

2.8 Hàu giúp cho tóc khỏe mạnh

Kẽm là một khoáng chất cần thiết cho quá trình mọc tóc. Kẽm giữ cho các nang tóc khỏe mạnh. Đồng thời, kẽm còn được dùng để liên kết với các protein, giúp tóc khỏe mạnh, dày dặn.

Khi bạn không có đủ khoáng chất này trong chế độ ăn uống của mình, bạn có thể bị rụng tóc, ngay cả ở lông mi. Hàu là một trong những thực phẩm có lượng kẽm dồi dào. Cũng có thể tìm thấy khoáng chất này trong thịt bò, cua, tôm hùm và ngũ cốc tăng cường.

2.9 Khoai lang

 

Khoai lang giúp bảo vệ tóc khô và xỉn màu.

Khoai lang là thực phẩm chứa chất chống ôxy hóa có lợi cho sức khỏe là beta carotene. Khi đưa vào cơ thể, cơ thể chuyển hóa beta carotene thành vitamin A. Điều đó giúp bảo vệ khỏi tóc khô và xỉn màu. Nó cũng khuyến khích các tuyến trên da đầu tạo ra chất lỏng nhờn gọi là bã nhờn giúp tóc không bị khô. Bạn cũng có thể tìm thấy beta carotene trong các loại rau màu cam khác như cà rốt, bí đỏ, dưa đỏ và xoài.

2.10 Quả bơ

Quả bơ cung cấp vitamin E cải thiện lưu thông máu và giúp các nang hoạt động hiệu quả hơn để thúc đẩy sự phát triển của tóc. Nó cũng duy trì sự cân bằng của dầu và độ PH, nếu vượt quá có thể làm tắc nghẽn các nang tóc và ngừng sự phát triển của tóc. Quả bơ là nguồn cung cấp vitamin E tuyệt vời và nó cũng rất giàu chất béo không bão hòa đơn tốt cho tim mạch. Có thể ăn bơ vào bữa sáng hoặc có thể ăn dưới dạng sinh tố đều tốt cho sức khỏe

Nguồn: Sức khỏe và đời sống

Ths.Bs Bùi Nhơn -Khoa ATTP

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Gia đìnhKênh truyền hình sức khỏeSức khỏe đời sốngTạp chí dượcTạp chí y dượcY học thực hànhsức khỏe đời sống.