Tìm kiếm
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Những điều cần biết về tiêm vắc xin phòng bệnh sởi.
Ngày cập nhật 28/05/2014
(Ảnh minh họa)

Bệnh sởi do virus sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban.Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác. Đây là bệnh lây nhiễm từ người sang người. Không có trường hợp người lành mang virus. Những người đã có miễn dịch với virus sởi do tiêm văcxin trước đó hoặc từng mắc sởi sẽ không bị mắc bệnh nữa.

Bệnh sởi do virus sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban.Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác. Đây là bệnh lây nhiễm từ người sang người. Không có trường hợp người lành mang virus. Những người đã có miễn dịch với virus sởi do tiêm văcxin trước đó hoặc từng mắc sởi sẽ không bị mắc bệnh nữa.

 Tất cả người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh, nhóm có nguy cơ mắc sởi là:

- Trẻ chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi, trẻ dưới 9 tháng tuổi không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hoặc mẹ chưa mắc bệnh sởi hoặc chưa được tiêm vắc xin sởi đầy đủ.

- Trẻ đã tiêm văcxin nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch.

- Thanh niên do chưa từng mắc sởi hoặc chưa tiêm văcxin trước đây.

 

Tiêm văcxin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Cũng như các văcxin khác, tiêm văcxin sởi không có hiệu quả phòng bệnh 100%. Tuy nhiên, đáp ứng miễn dịch còn tuỳ thuộc vào tuổi tiêm chủng, loại văcxin và tuỳ thuộc đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khoẻ của từng người, chất lượng văcxin và kỹ thuật thực hành tiêm chủng.

Tổ chức Y tế thế giới cho biết những trường hợp đã có đáp ứng miễn dịch với sởi sau tiêm văcxin hoặc sau mắc bệnh thì miễn dịch này là bền vững suốt đời.

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm văcxin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm có đáp ứng miễn dịch. . Còn lại khoảng 15% số trẻ không có đáp ứng miễn dịch do các yếu tố còn tồn lưu miễn dịch do mẹ truyền, tình trạng sức khỏe, chất lượng bảo quản văcxin...  Đối với trẻ dưới 9 tháng tuổi có kháng thể thụ động của mẹ truyền sang nên nếu tiêm vắc xin sởi sẽ trung hòa kháng thể, không mang lại hiệu quả. Mặt khác trẻ dưới 9 tháng tuổi có miễn dịch chưa hoàn chỉnh.

Việc tiêm mũi văcxin sởi sau 12 tháng tuổi là cơ hội thứ hai tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa được tiêm văcxin sởi, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%. Tất cả trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất văcxin sởi, chưa tiêm văcxin hoặc chưa từng mắc sởi. Do vậy, đối tượng cần tiêm mũi thứ hai là tất cả trường hợp chưa tiêm mũi thứ hai văcxin sởi hoặc những trường hợp không có đầy đủ bằng chứng (phiếu, sổ tiêm chủng) chứng minh đã tiêm mũi thứ hai. Với những trường hợp có tiếp xúc với người mắc sởi, có nguy cơ nhiễm virus sởi, virus sởi cần thời gian để xâm nhập vào các mô cơ thể gây bệnh. Do vậy, văcxin có thể phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc. Việc tiêm văcxin trong vòng 6 ngày kể từ khi tiếp xúc có thể phòng biến chứng nặng của bệnh.

Áp dụng lịch tiêm chủng văcxin sởi trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng do Bộ Y tế đã ban hành:

- Trong tiêm chủng thường xuyên: Mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.

- Trong tiêm chủng chiến dịch: Thực hiện tiêm văcxin cho tất cả đối tượng trong phạm vi của chiến dịch.

- Khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm văcxin sởi là 1 tháng.

Tất cả trường hợp tiêm văcxin sởi trước 9 tháng tuổi cần tiêm ngay văcxin khi đủ 9 tháng tuổi. Mũi tiêm trước 9 tháng tuổi không được tính là một mũi văcxin. Những trẻ trên 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ hai mũi văcxin sởi cần tiêm đủ mũi càng sớm càng tốt. Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm văcxin sởi. Kháng thể được tạo ra bảo vệ mẹ và bài tiết qua sữa để bảo vệ trẻ khỏi mắc sởi khi trẻ chưa thể tự tạo miễn dịch.

Những trường hợp phản ứng nghiêm trọng với liều tiêm văcxin sởi trước đây hoặc phản ứng với các thành phần của văcxin (gelatin, neomycin) không nên tiêm văcxin sởi. Không nên tiêm văcxin sởi cho phụ nữ có thai mặc dù không có bằng chứng về tăng tỷ lệ bất thường bẩm sinh ở trẻ sinh ra. Các trường hợp sau khi tiêm mới phát hiện đã có thai cần thông báo cho cán bộ y tế để được theo dõi. Cũng như các văcxin sống khác, cần tránh có thai ít nhất một tháng sau tiêm. Không tiêm văcxin sởi cho các trường hợp suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải (AIDS), đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch liều cao, xạ trị hoặc mắc các bệnh ác tính do ở những trường hợp này, khả năng tạo miễn dịch chủ động bị suy giảm. Có thể tiêm văcxin sởi cho những người dương tính với HIV nhưng chưa chuyển sang giai đoạn AIDS.

Có thể nhiễm virus sởi khi tiêm vắc xin sởi, bởi vì văcxin chứa virus sởi đã bị làm yếu, nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ các trường hợp sau tiêm văcxin bị mắc sởi. Triệu chứng thường nhẹ. Những người này không gây lây nhiễm virus cho người khác nên không cần cách ly.

Văcxin sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ, có thể biểu hiện như với các văcxin khác: sốt (5-15%), phát ban (5%), sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ tiêm… Hầu hết tác dụng phụ sẽ hết trong khoảng 1-2 ngày mà không cần điều trị gì.

Phản ứng nghiêm trọng sau tiêm văcxin sởi là rất hiếm gặp, nhưng cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tiêm chủng, cán bộ y tế cần theo dõi trẻ trong vòng 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm. Các cơ sở y tế đều sẵn có thuốc điều trị và biện pháp xử trí những phản ứng nghiêm trọng này. Các phản ứng quá mẫn này sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời tại cơ sở y tế.

 

BS Đặng văn Tuấn PGĐ TTYT Phú Vang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 23/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
08:00: Làm việc tại trường Đại học Y Dược Huế
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát tiêm chủng thường xuyên tháng 9
10:00: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Thứ ba ngày 24/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
07:30: Vận hành máy nổ pccc
08:30: Họp lấy ý kiến đề án tổ chức lại Trung tâm y tế trực thuộc huyện và Họp về đấu thầu vật tư năm 2024-2025
15:30: Giao ban Trạm Y tế về công tác Y học cổ truyền
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: Giám Sát thực hiện quy trình KSNK, phân loại chất thải
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Sáng: Giám sát Dân số quý 3
Sáng: Khám sàng lọc bệnh không lây nhiễm
Cả ngày: Tham gia đoàn giám sát CDC tỉnh
Thứ tư ngày 25/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
14:00: Tham dự họp quán triệt về điều kiện hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh theo quy định tại Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 của Chính phủ và thanh toán chi phí bảo hiểm y tế
15:00: Kiểm tra điện, nước ở các khoa phòng
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: Giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm
15:00: Tập huấn quy trình KSNK và phân loại chất thải sinh hoạt tại nguồn
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Khám sàng lọc bệnh không lây nhiễm
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Sáng: Giám sát các chỉ số véc tơ PC SXH
14:00: Giao ban chuyên trách tâm thần tháng 9
Thứ năm ngày 26/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
07:30: Tập huấn Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng năm 2024
16:00: Tổng vệ sinh toàn bệnh viện
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: Tham dự Hội thảo “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý An toàn thực phẩm trong tình hình mới” các tỉnh Bắc Trung bộ mở rộng
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh phục vụ bệnh nhân
14:30: Họp hội đồng mua sắm
15:30: Bình bệnh án, sinh hoạt khoa học
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Chiều: Kiểm tra công tác KCB,Đề án 06 và công tác ứng phó bão lụt
Giám sát Dân số Quý 3
Thứ sáu ngày 27/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
07:30: Vận hành máy nổ pccc, máy phát điện dự phòng
14:00: Làm việc với Hội đồng chấm điểm đánh giá xếp hạng lại TTYT huyện Phú Vang
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: Tham dự Hội thảo “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý An toàn thực phẩm trong tình hình mới” các tỉnh Bắc Trung bộ mở rộng
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Chiều: Giao ban chuyên trách SDD quý III năm 2024
Chiều: Kiểm tra công tác KCB,Đề án 06 và công tác ứng phó bão lụt
08:30: Tập huấn cộng tác viên chương trình sốt xuất huyết cho 02 xã trọng điểm (Phú Diên, Vinh Thanh)
Thứ bảy ngày 28/09/2024
Chủ nhật ngày 29/09/2024
Dạng 1
Truy câp trong tuần 26.424
Truy câp trong tháng 142.329
Truy câp trong năm 1.023.203
Truy câp tổng 4.519.278
Truy câp hiện tại 4.012