Tìm kiếm
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh cận thị
Ngày cập nhật 14/10/2015

Bệnh cận thị ở trẻ em đang ngày càng tăng và trở thành mỗi lo ngại của nhiều bậc cha mẹ. Theo các chuyên gia nhãn khoa, bệnh cận thị học đường đang có xu hướng tăng nhanh tại Việt Nam. Nhân ngày Thị giác Thế giới 10/10, Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh sẽ cung cấp thông tin về nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh cận thị.

Nguyên nhân chính chưa được xác định rõ ràng. Nhưng qua nghiên cứu, người ta nhận thấy những công việc cần sự điều tiết của mắt trong thời gian dài (nhìn những con số nhỏ, đọc sách, tiếp xúc màn hình máy tính…) trong điều kiện không đủ ánh sáng có liên quan tới cận thị. Ngoài ra, những yếu tố di truyền, dinh dưỡng, trẻ sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng bào thai cũng có liên quan tới bệnh này.

1. Cận thị là gì?

        Tật cận thị là một dạng lỗi khúc xạ ảnh hưởng đến cơ chế hội tụ của mắt. Do nhãn cầu bị dài ra, tia sáng sẽ hội tụ trước võng mạc. Và kết quả của điều này là những vật thể ở gần thì ta sẽ nhìn thấy rõ còn những vật ở xa thì lại mờ.

2. Nguyên nhân trẻ bị cận thị

Trẻ thiếu ngủ hoặc ít ngủ: đặc biệt là từ 7-9 tuổi và 12-14 tuổi, trong khoảng thời gian này nếu trẻ ngủ quá ít hoặc do không đủ thời gian để ngủ vì cha mẹ bắt học quá nhiều rất dễ gây ra cận thị.

Trẻ sinh ra mà trọng lượng cơ thể quá nhẹ: hầu hết trẻ sinh ra với trọng lượng cơ thể dưới 2,5kg, đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị.

Trẻ sơ sinh thiếu tháng: trẻ sinh thiếu tháng từ 2 tuần trở lên thường bị cận thị từ khi học vỡ lòng. Bố mẹ bị cận thị rất dễ di truyền sang con cái, mức độ di truyền này liên quan mật thiết với mức độ cận thị của bố mẹ. Thông thường bố mẹ bị cận thị dưới 3 đi-ốp thì khả năng di truyền sang con cái rất nhỏ. Nếu bố mẹ bị cận thị từ 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền sang con cái là 100%.

Trẻ em xem ti-vi quá gần: nếu như ngày nào trẻ em cũng xem ti-vi nhiều hơn 2 giờ, với khoảng cách từ mắt tới ti-vi nhỏ hơn 3m sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều.

3. Phòng ngừa

        Một trong những điều cốt yếu nhất về thị lực là ánh sáng thích hợp. Hãy luôn luôn đảm bảo cho con bạn có ánh sáng tốt khi đọc sách hoặc học tập. Cả ánh sáng quá mạnh lẫn ánh sáng quá mờ đều làm cho mắt trẻ mệt mỏi, cần phải tránh. Không để trẻ đọc sách, viết chữ liền trong thời gian dài. Cũng không nên xem ti vi 2 – 3 giờ liền. Kiểm soát khoảng cách đọc sách và viết chữ của trẻ.

Khoảng cách từ mắt đến mặt trang sách, trang giấy cần khoảng 30 – 50cm. Tư thế ngồi học của trẻ phải ngay ngắn. Khi viết không để đầu trẻ nghiêng ngả hoặc không nằm xem sách, vừa ăn vừa xem sách báo. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Cho  trẻ ăn nhiều các thực phẩm gồm các chất protein và vitamin. Khi học tập căng thẳng, càng  phải chú ý bổ sung dinh dưỡng, tăng cường tập thể thao, thể dục.

Trẻ em nên được kiểm tra thị lực ít nhất mỗi năm một lần để đảm bảo sự phát triển thích hợp của thị giác. Nếu bạn nghi ngờ con mình mắc tật cận thị, hãy kiểm tra thị lực cho con ngay lập tức, không để tình trạng nặng thêm. Thời điểm tốt nhất đi kiểm tra thị lực cho trẻ là trước khi bé bắt đầu đến trường. Thị giác và tình trạng mắt mập mờ không được phát hiện có khả năng gây mù trong tương lai, đặc biệt trong những giai đoạn quyết định của sự phát triển mắt, tức là từ 6-9 tuổi.

4. Ai nên phẫu thuật lasik chữa cận thị

          Lasik là phương pháp điều trị các tật về khúc xạ tia laser. Phẫu thuật lasik  tuyệt đối không gây đau cả trong và sau khi phẫu thuật. Về mặt lý thuyết, sau phẫu thuật lasik, bệnh nhân sẽ có sức nhìn tốt hơn. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là bệnh nhân sau phẫu thuật lasik thành công có thể thường xuyên đọc sách báo trong điều kiện thiếu ánh sáng, ngồi nhiều giờ liên tục trước máy tính… mà không lo lắng về nguy cơ mắc các tật khúc xạ và không phải ai cũng có thể mổ lasik chữa cận thị.

Phẫu thuật lasik là một cuộc cách mạng trong phẫu thuật khúc xạ vì tính chính xác và thị lực hồi phục nhanh chóng sau phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật lasik không phải dành cho tất cả bệnh nhân cận thị. Vì vậy, nếu bạn không muốn mang kính gọng thì có thể mang kính tiếp xúc khi tham gia một số hoạt động. Nếu vì ngành nghề đặc biệt không được mang kính gọng và kính tiếp xúc mới mổ lasik.

5. Độ tuổi

       Với người trên 40 tuổi, khả năng điều tiết của mắt sẽ giảm theo thời gian, độ kính lão bạn đeo sẽ ngày càng tăng. Sự tăng này tùy theo sức khỏe và tình trạng mắt của mỗi người. Do vậy nếu một người cận nặng có tuổi trên 40  mà đi mổ lasik sẽ bị tốn tiền hai lần (một lần cho phẫu thuật lasik và một lần cho phẫu thuật phaco sau này) mà độ chính xác của mắt sau mổ lại không cao. Vì vậy nếu cận trên 6 độ và trên 40 tuổi thì bệnh nhân nên chờ một thời gian nữa, khi có đục thủy tinh thể sẽ giải quyết cả cận và đục thủy tinh thể trong một phẫu thuật sẽ đạt độ chính xác cao hơn.

6. Độ cận

        Nếu bạn chỉ cận nhẹ 1-2 độ, không bị lệ thuộc kính thì không cần phải mổ, vì sau này khi 40 tuổi bị lão thị sẽ không cần đeo kính. Nếu cận trên 6 độ thì nên thận trọng theo dõi độ cận và luôn nhớ là chỉ mổ khi độ cận thật ổn định. Tỉ lệ bị cận tái phát sẽ cao hơn nhóm cận thị dưới 6 độ. Điều kiện để được phẫu thuật lasik là phải từ 18 tuổi trở lên, tốt nhất là chỉ mổ khi độ cận dưới 10 độ, tuổi dưới 40, độ loạn dưới 5 độ.

Bên cạnh đó, người được phẫu thuật phải ổn định tật khúc xạ ít nhất trong 6 – 12 tháng (trong 1 năm không tăng quá 0,75 độ) không có các bệnh cấp hoặc mãn tính tại mắt như: viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, giác mạc hình nón, … không có bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến phẫu thuật. Phẫu thuật lasik không áp dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Khi bị cận thị, nên đến khám tại các bác sĩ chuyên khoa mắt, khi được bác sĩ tư vấn không nên mổ thì đó là những lời khuyên tốt, nên tuân thủ. Bạn đừng quá kỳ vọng vào phương pháp mổ lasik và tìm nơi khác để “được mổ” thì hậu quả vô cùng tai hại vì đã có những trường hợp bị mù cả hai mắt sau phẫu thuật lasik chữa cận thị./.

 

(Theo TTTTGDSK)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 16/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa, phòng ngoại cảnh
11:00: Họp hội đồng thuốc và điều trị
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Chiều: Giám sát công tác DS-PT
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ ba ngày 17/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Chiều: Kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại các TYT xã, thị trấn
07:30: Gặp mặt Người học thực hành Điều dưỡng ( phổ biến nội quy,quy chế bệnh viện)
16:15: Tổng vệ sinh toàn bệnh viện
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: giám sát thực hiện quy trình KSNK, phân loại chất thải
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát các chỉ số véc tơ PC SXH
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Cả ngày: Giám sát công tác DS-PT 9 tháng
15:30: Phát quà trung thu cho bệnh nhân nhi
Thứ tư ngày 18/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Chiều: Kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại các TYT xã, thị trấn
14:00: Làm việc với Hội đồng chấm điểm đánh giá xếp hạng lại TTYT huyện Phú Vang
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ năm ngày 19/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Tập huấn cán bộ chăm sóc PHCN (Dự án ACDC)
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh bệnh nhân
15:30: Sinh hoạt khoa học (bình bệnh án khoa Nhi) và Báo cáo tiến độ số hóa bệnh án
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát các chỉ số véc tơ PC SXH
Sáng: Khám sàng lọc bệnh Tăng huyết áp và Đái tháo đường
Chiều: Tập huấn cộng tác viên sốt xuất huyết 02 xã trọng điểm (Vinh Thanh, Phú Diên)
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ sáu ngày 20/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Tập huấn cán bộ chăm sóc PHCN (Dự án ACDC)
07:15: giám sát công tác vệ sinh ngoại cảnh
07:15: giám sát công tác vệ sinh ngoại cảnh
08:00: Tham dự lễ khai giảng năm học 2024-2025
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Khám sàng lọc bệnh Tăng huyết áp và Đái tháo đường
Chiều: Giám sát trước tiêm chủng thường xuyên tháng 9
Cả ngày: Tập huấn truyền thông về kháng thuốc cho cán bộ tỉnh, huyện 2024
Cả ngày: Phối hợp truyền thông CSSKSS VTN/TN
13:30: Tham dự Hội nghị giao ban công tác phòng chống HIV/AIDS 9 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024
Thứ bảy ngày 21/09/2024
Chủ nhật ngày 22/09/2024
Dạng 1
Truy câp trong tuần 44.017
Truy câp trong tháng 96.144
Truy câp trong năm 977.018
Truy câp tổng 4.473.093
Truy câp hiện tại 9.251