Tìm kiếm
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Một số biện pháp phòng, chống nắng nóng
Ngày cập nhật 23/04/2019

Trong thời gian qua tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng với nhiệt độ cao, có nơi lên trên 40 độ C. Nắng nóng trên diện rộng có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là đối với người già và trẻ em. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm, có khoảng 150.000 người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu như bệnh tim, hô hấp, tiêu chảy do nhiệt độ tăng quá cao.

Nhiệt độ tăng cao, nắng nóng dài ngày tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi-rút, vi khuẩn, côn trùng gây bệnh sinh sôi nảy nở. Các loại bệnh dễ mắc phải do nắng nóng như bệnh về đường hô hấp (viêm phổi, viêm họng, sốt vi-rút…), việc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là nguyên nhân gây các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa (tiêu chảy).

Nắng nóng cũng là nguyên nhân khiến nồng độ ozon và một số chất ô nhiễm khác trong không khí tăng cao, làm gia tăng các bệnh tai biến mạch máu não, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, thậm chí gây đột tử. Đặc biệt, tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến ung thư da. Say nắng, kiệt sức, mất nước, chuột rút… cũng có thể xảy ra do thời tiết nắng nóng. Ngoài ra, nắng nóng kéo dài có thể gây hạn hán, thiếu nước sạch sinh hoạt làm các bệnh dịch càng dễ phát triển trong khi sức đề kháng của cơ thể kém đi do thiếu nước sạch… 

Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng có hại đến sức khỏe của nắng nóng, người dân cần tăng cường áp dụng những biện pháp chống nắng, nóng như sau:

Uống nhiều nước

 Nắng nóng làm cơ thể ra mồ hôi nhiều nếu không được bù nước đầy đủ sẽ gây mất nước, điện giải; Cần bổ sung đầy đủ, điều độ nước hàng ngày, thậm chí hàng giờ để chống nắng nóng và bù lượng nước bị mất đi. Đây chính là biện pháp đầu tiên, dễ thực hiện và rất hiệu quả để chống nắng nóng. Không nên uống nước đá, nước lạnh hay nước ngọt có gas bởi nó chỉ khiến cơ thể thêm phần mất nước. Tốt nhất là chọn các loại nước như: nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau xanh nguyên chất… 

 

 

 

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Vào mùa hè, để tăng cường sức đề kháng hiệu quả, cần ăn chế độ ăn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng và có sự thay đổi, luân phiên trong việc chế biến các món ăn; nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa, thức ăn nhiều nước; ăn nhiều những thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể để chống nắng nóng như: trái cây, rau xanh, chè hạt sen, sữa chua, sữa tươi… 

Mặc trang phục mát

Mặc đồ nhẹ, rộng, ví dụ như đồ cotton để dễ toát mồ hôi. Ra đường cần mặc kín, tránh quần áo quá dày và tối màu vì sẽ dễ hấp thụ nhiệt. Đội nón rộng vành, ưu tiên loại có các lỗ thông hơi. Đeo kính mát để bảo vệ mắt... Ngoài ra cần tắm rửa thường xuyên và giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh mắc các bệnh truyền nhiễm. 

 

Giữ nhà cửa thông thoáng

Cần mở hết cửa sổ nếu nhiệt độ bên ngoài gần bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ trong nhà. Cửa sổ mở sẽ giúp điều hòa không khí tự nhiên, đưa nhiệt ra ngoài và gia tăng luồng luân chuyển không khí trong nhà. Lưu ý tắt hết đèn, các thiết bị điện không cần thiết vì các thiết bị này tỏa nhiệt nóng. 

Tránh xa ánh nắng

Nếu cần thiết phải ra nắng thì cần cố gắng chỉ ra nắng trong thời gian ngắn và phải thoa kem chống nắng với chỉ số SPF ít nhất là 15. Ngay khi cơ thể có cảm giác mệt và say nắng, cần nhanh chóng tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, đặc biệt là tránh nắng vào khoảng 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều vì đây là thời gian ánh nắng nguy hiểm nhất. 

Không nên tập thể dục quá nhiều vào các thời điểm nắng gắt trong ngày. Thay vào đó, có thể chạy bộ, đi bộ vào lúc mặt trời gần mọc hay lặn. Tập luyện từ từ để thích ứng với không gian dưới ánh nắng. Nếu thấy khó thở được hoặc tim đập mạnh, cần dừng tập và cố gắng làm mát cơ thể, ví dụ như xả nước mát. Nghỉ ngơi nếu thấy lả người hay hoa mắt chóng mặt… 

Khi dùng quạt và điều hòa cần lưu ý:

Hạn chế gió quạt lùa thẳng vào người, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, nếu bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp sẽ bị nhiễm lạnh. Nếu sử dụng điều hòa nên để nhiệt độ từ 28-29 độ và hạn chế thay đổi môi trường đột ngột từ trong nhà điều hòa ra ngoài trời nắng nóng, hoặc ngược lại. 

Để chủ động phòng chống dịch bệnh mùa nắng nóng, Bộ Y tế khuyến cáo:    

Người dân nên ăn thức ăn, uống nước đã nấu chín; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi người cần uống đủ nước và tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để đảm bảo đủ vitamin nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể. 

Người dân tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. 

Các gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Người dân cũng cần thường xuyên thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng (bọ gậy); loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên, không cho muỗi đẻ trứng.../. 

Bs Đặng Văn Tuấn - Phó giám đốc, TTYT huyện Phú Vang
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 16/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa, phòng ngoại cảnh
11:00: Họp hội đồng thuốc và điều trị
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Chiều: Giám sát công tác DS-PT
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ ba ngày 17/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Chiều: Kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại các TYT xã, thị trấn
07:30: Gặp mặt Người học thực hành Điều dưỡng ( phổ biến nội quy,quy chế bệnh viện)
16:15: Tổng vệ sinh toàn bệnh viện
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: giám sát thực hiện quy trình KSNK, phân loại chất thải
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát các chỉ số véc tơ PC SXH
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Cả ngày: Giám sát công tác DS-PT 9 tháng
15:30: Phát quà trung thu cho bệnh nhân nhi
Thứ tư ngày 18/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Chiều: Kiểm tra công tác phòng chống lụt bão tại các TYT xã, thị trấn
14:00: Làm việc với Hội đồng chấm điểm đánh giá xếp hạng lại TTYT huyện Phú Vang
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ năm ngày 19/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Tập huấn cán bộ chăm sóc PHCN (Dự án ACDC)
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh bệnh nhân
15:30: Sinh hoạt khoa học (bình bệnh án khoa Nhi) và Báo cáo tiến độ số hóa bệnh án
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát các chỉ số véc tơ PC SXH
Sáng: Khám sàng lọc bệnh Tăng huyết áp và Đái tháo đường
Chiều: Tập huấn cộng tác viên sốt xuất huyết 02 xã trọng điểm (Vinh Thanh, Phú Diên)
Cả ngày: Kiểm tra vệ sinh trường học đợt 2 năm 2024
Thứ sáu ngày 20/09/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Cả ngày: Tập huấn cán bộ chăm sóc PHCN (Dự án ACDC)
07:15: giám sát công tác vệ sinh ngoại cảnh
07:15: giám sát công tác vệ sinh ngoại cảnh
08:00: Tham dự lễ khai giảng năm học 2024-2025
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Khám sàng lọc bệnh Tăng huyết áp và Đái tháo đường
Chiều: Giám sát trước tiêm chủng thường xuyên tháng 9
Cả ngày: Tập huấn truyền thông về kháng thuốc cho cán bộ tỉnh, huyện 2024
Cả ngày: Phối hợp truyền thông CSSKSS VTN/TN
13:30: Tham dự Hội nghị giao ban công tác phòng chống HIV/AIDS 9 tháng đầu năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024
Thứ bảy ngày 21/09/2024
Chủ nhật ngày 22/09/2024
Dạng 1
Truy câp trong tuần 29.648
Truy câp trong tháng 81.775
Truy câp trong năm 962.649
Truy câp tổng 4.458.724
Truy câp hiện tại 901