Tìm kiếm
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Những “thiên thần áo trắng” trắng đêm trong lũ
Ngày cập nhật 20/10/2020

“Xuyên” mưa, lũ, cán bộ, y, bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Phú Vang như con thoi về các địa bàn bị chia cắt, đón, chuyển, chăm sóc, điều trị, đảm bảo an toàn, sức khỏe, tính mạng cho bệnh nhân. Gian nan là không đong đếm…

Chuẩn bị chuyển bệnh nhân nặng đến Bệnh viện Trung ương Huế

Trắng đêm

Tiếng gió rít và tiếng mưa quất ràn rạt trên mái tôn, chừng như “nuốt” hồi chuông điện thoại đang “nối” đến Trung tâm Y tế huyện Phú Vang (đóng tại địa bàn thị trấn Phú Đa).

Từ tầng hai bệnh viện, nhìn xuống những con đường ngập trắng mưa lũ, nét mặt Giám đốc Trung tâm, bác sĩ Trương Như Sơn thêm phần lo lắng. Lũ lụt nhấn chìm nhiều con đường, khiến nhiều địa bàn bị chia cắt. Nhưng ngay lúc này, một ca sinh khó tại Trạm Y tế (TYT) xã Phú Thượng, cần được đưa đến Bệnh viện Trung ương Huế. Tổ cấp cứu của trung tâm “nhận lệnh”, lập tức xuất phát đến Phú Thượng, đưa sản phụ chuyển viện trong thời gian sớm nhất, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. 

Đường từ Trung tâm Y tế huyện đến xã Phú Thượng, bình thường chỉ cần đi tầm 35 phút. Nhưng chặng đường đó ngập nặng, nên xe cấp cứu phải quay đầu, ngược về hướng xã Phú Gia, vòng lên cầu qua sông Đại Giang để ra Quốc lộ 1A, từ đó theo đường tránh Huế, vào thành phố.

Nhiều lúc phải vòng tới vòng lui, lựa những chặng có thể qua được. Cái gạt nước gạt nhanh hết cỡ mà mưa vẫn mịt mờ kính xe. Về đến điểm tiếp giáp mà Phú Thượng bị chia cắt, là vừa mất một tiếng rưỡi đồng hồ.

Nước trên đường ngập ngang bụng người. Các y, bác sĩ Ngô Viết Tiến, La Thành Nhơn, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thị Hoài Thương tìm men theo những lối nước thấp hơn, lội vào TYT, cấp cứu ban đầu, sau đó cùng lực lượng y tế và cán bộ xã, đưa sản phụ lên đò, di chuyển ra xe. Khi sản phụ vừa được tiếp nhận an toàn tại Bệnh viện Trung ương Huế, là lúc trời đã tối mịt. Các anh chị lúc này mới thấm cái lạnh và đói.

Lúc đó, điện thoại di động rung lên. “Lệnh” từ trung tâm, cần tổ cấp cứu đến khám cho một trường hợp cũng trên địa bàn xã Phú Thượng vừa bị trượt chân ngã, chấn thương. Vậy là quay lại Phú Thượng, rọi đèn pin, lội nước dưới cơn mưa tầm tã để đến nhà dân. Chẩn đoán chấn thương vùng đầu khá nguy hiểm, các y, bác sĩ và lực lượng cán bộ xã lập tức đưa bệnh nhân lên đò, ra xe chờ sẵn, để đến Bệnh viện Trung ương Huế.

Hơn 22 giờ. Mưa, gió mỗi lúc càng lớn. Y, bác sĩ tổ cấp cứu mới trên đường trở về. Nhưng cùng lúc này, những đồng nghiệp của các anh, chị lại bắt đầu xuất phát từ Trung tâm Y tế huyện, chuyển một bệnh nhân ở Phú Lộc, bị nhồi máu cơ tim, đến Bệnh viện Trung ương Huế.

Tại trung tâm, “mặc kệ” ngoài kia mưa, gió vần vũ, bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Văn Tín, Trưởng khoa Sản và bác sĩ chuyên khoa I Lê Xuân Đức, Trưởng khoa Gây mê cùng các y, bác sĩ đồng nghiệp cũng đang tập trung cao độ “xuyên” đêm, để thực hiện hai ca phẫu thuật cho bệnh nhân viêm ruột thừa và sản phụ sinh khó. Ca mổ cuối cùng kết thúc lúc hơn 3 giờ 30 phút sáng. Tiếng khóc chào đời của đứa trẻ đã xóa đi bao mệt mỏi rã rời. Trong những đôi mắt thâm quầng, ngập tràn hạnh phúc.

Blouse trắng xung kích

Mưa vẫn không ngớt. Nhận thông tin từ xã Phú Diên, địa bàn xa xôi của huyện Phú Vang, có bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa nặng, nôn ra máu. Đường lên TP. Huế đi qua thị trấn Thuận An là không thể, vì nơi ngập sâu nhất nước quá đầu người. “Nhận lệnh” từ “chỉ huy trưởng” Trương Như Sơn, tổ cấp cứu tuyến trước lập tức xuất phát, từ thị trấn Phú Đa qua địa phận xã Phú Gia, qua cầu Trường Hà, rẽ về Vinh Xuân để đến Phú Diên, đưa bệnh nhân về trung tâm cấp cứu, chữa trị. Thạc sĩ, bác sĩ Trần Minh Sự, bác sĩ Trần Mạnh Hùng, bác sĩ Ngô Xuân Tuyến (là đoàn viên Đoàn thanh niên của trung tâm - lực lượng xung kích trong công tác di chuyển bệnh nhân trong lũ, bão) tạm thời “bỏ” ống nghe, dao mổ, giấy bút chuyên môn, để cầm máy cưa, đèn pin, gậy…, thực hiện nhiệm vụ xung kích.

“Nếu có cây ngã, đổ, họ phải dầm mình trong mưa, gió, cưa cây, mở đường. Những chỗ nước ngập mà không có cột tiêu, họ phải đi trước, dùng gậy, dò, báo đường đi cho xe đón hoặc chuyển bệnh nhân theo qua. Nếu dò đường trong đêm tối, họ phải dọi đèn pin, cẩn thận từng chút một. Nhiều lúc phải quay lui quay tới nhiều lần để tìm đường cho xe có thể qua an toàn. Họ lặng lẽ thực hiện thật tốt điều đó, bởi mệnh lệnh từ trái tim những người khoác trên mình áo blu trắng, là dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải cố gắng hết sức, đảm bảo sự an toàn, sức khỏe, tính mạng cho người bệnh”- Bác sĩ Trương Như Sơn bày tỏ.

Bởi mệnh lệnh thiêng liêng đó, mà trong những ngày, đêm cao điểm mưa lũ và cơn bão số 6, cán bộ, y, bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Phú Vang, nhiều ngày liền không về nhà, trong mưa to gió lớn, như con thoi đến với các địa bàn bị chia cắt, đón hàng chục bệnh nhân đưa về trung tâm và chuyển bệnh nhân nặng đến Bệnh viện Trung ương Huế. Nhờ vậy, một bệnh nhân 92 tuổi ở xã Phú Xuân, huyết áp cao, bị ngã, gây ra biến chứng, đã được các y, bác sĩ đón về cứu chữa kịp thời, nay sức khỏe tiến triển tốt. Một bệnh nhân ở xã Vinh Thanh bị ong đốt dẫn đến sốc phản vệ, đã qua cơn nguy hiểm. Gần 20 trẻ sơ sinh đã chào đời an toàn… Đồng thời, hơn 200 bệnh nhân đang điều trị nội trú tại trung tâm được chăm sóc, chữa trị tận tình, chu đáo.

Để làm được điều đó, trong mưa, lũ, mỗi ngày có 70 cán bộ, y, bác sĩ trực. Số lượng gấp hơn 3 lần những ngày bình thường, và vất vả, gian nan là không đong đếm. Hai tổ cấp cứu tuyến trước cùng mỗi cán bộ, y, bác sĩ ở trung tâm và ở các TYT luôn trong trạng thái sẵn sàng.

Không có “lời kết” nào xúc động hơn hình ảnh, nữ y tá TYT xã Phú Thượng, đã có mặt trên chiếc đò chông chênh giữa mênh mông nước, dưới cơn mưa tầm tã, giúp sản phụ không kịp đến Bệnh viện Trung ương Huế, oằn mình cơn đau trở dạ. Sản phụ đó ở xã Phú Xuân. Chồng chị làm ăn xa không về kịp, nên mẹ già phải nhờ hàng xóm chở đò đưa con gái đi sinh. Màu áo blouse trắng đã tiếp niềm tin cho sản phụ và cả những người xung quanh đang hoảng hốt. Và rồi, một bé gái đã cất tiếng khóc chào đời tại  TYT xã Phú Thượng, trong niềm vui nhẹ nhõm của tất cả mọi người.

“Thằng bạn mình nói, tình cờ gặp cảnh ni hồi hộp quá bạn ơi. Ừ đúng thì hồi hộp thiệt bạn ơi, mà sao thấy ý nghĩa và cảm động quá luôn…”, là những lời xúc động mà một bạn trẻ chứng kiến câu chuyện này, viết trên facebook. 

Bài, ảnh: QUỲNH ANH

Nguồn: https://baothuathienhue.vn/nhung-thien-than-ao-trang-trang-dem-trong-lu-a92430.html

Sưu tầm tin Nguyễn Đào
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 04/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Cải tạo, nạo vét mương
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
Cả ngày: Chấm thầu gói thầu mua sắm giấy vệ sinh, túi đựng chất thải, chất tẩy rửa, dụng cụ làm vệ sinh
14:00: Đánh giá, xếp loại viên chức năm 2024
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: Giám định BHYT quý III
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Sáng: Tập huấn phần mềm tiêm chủng và triển khai vắc xin Rota trong TCMR
Cả ngày: Giám sát chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ CSSKSS đợt 3-2024
Thứ ba ngày 05/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Vận hành máy nổ PCCC
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: Giám sát thực hiện quy trình KSNK, phân loại chất thải
Cả ngày: Giám định BHYT quý III
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát chỉ số côn trùng tại các xã nguy cơ
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Cả ngày: Giám sát chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ CSSKSS đợt 3-2024
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
Thứ tư ngày 06/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
14:00 -16:00Họp triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 11/2024
14:00: Tham dự triển khai các văn bản pháp luật liên quan lĩnh vực YHCT
15:30: Kiểm tra điện, nước
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: Giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm
Cả ngày: Giám định BHYT quý III
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Cả ngày: Giám sát chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ CSSKSS đợt 3-2024
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
Cả ngày: Hội thảo tập huấn về đánh giá hiệu lực của hóa chất diệt muỗi phun ULV và đánh giá độ nhạy cảm của muỗi Aedes bằng phương pháp sinh học
10:00: Sinh hoạt chi bộ YHCT-PHCN
Thứ năm ngày 07/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
10:30: Kiểm tra chéo các nhà vệ sinh phục vụ bệnh nhân
15:00: Họp hội đồng khám nghĩa vụ quân sự năm 2025 về triển khai nghị định 105
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: Giám định BHYT quý III
Cả ngày: Tập huấn nghiệp vụ công đoàn tại SYT
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Sáng: Giám sát chỉ số côn trùng tại các xã nguy cơ
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
Cả ngày: Giám sát chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ CSSKSS đợt 3-2024
Cả ngày: Hội thảo tập huấn về đánh giá hiệu lực của hóa chất diệt muỗi phun ULV và đánh giá độ nhạy cảm của muỗi Aedes bằng phương pháp sinh học
Thứ sáu ngày 08/11/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
Sáng: Vận hành máy nổ pccc, máy phát điện dự phòng
10:00: Họp báo cáo tiến độ chuẩn bị công tác thanh tra Sở Y tế
15:45: Tham dự tọa đàm kỷ niệm 25 năm đào tạo Răng hàm mặt
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Cả ngày: Giám định BHYT quý III
Cả ngày: Tập huấn nghiệp vụ công đoàn tại SYT
15:00: Giao ban công tác số hóa hồ sơ bệnh án
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Tập huấn bồi dưỡng kiến thức Nha học đường tại PGD huyện và khám, điều trị bệnh tại trường TH Phú Mỹ 2
Sáng: Giám sát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại Căng-tin bệnh viện
Cả ngày: Hội thảo tập huấn về đánh giá hiệu lực của hóa chất diệt muỗi phun ULV và đánh giá độ nhạy cảm của muỗi Aedes bằng phương pháp sinh học
Cả ngày: Giám sát chiến dịch truyền thông lồng ghép dịch vụ CSSKSS đợt 3-2024
Cả ngày: Khám sức khỏe học sinh
Thứ bảy ngày 09/11/2024
Chủ nhật ngày 10/11/2024
Dạng 1
Truy câp trong tuần 28.506
Truy câp trong tháng 63.116
Truy câp trong năm 1.339.995
Truy câp tổng 4.836.070
Truy câp hiện tại 532