Tìm kiếm
Trưng cầu ý kiến
Bạn đánh giá thế nào về website này?
Ngăn ngừa tự sát
Ngày cập nhật 12/12/2014

Mỗi năm, trên thế giới, số tử vong do tự sát khoảng 1 triệu người. Con số tự sát nhưng không thành công khoảng 10 - 20 triệu người. Tự sát đang là nguyên nhân đứng thứ 13 gây tử vong trên toàn thế giới. Ngăn ngừa tự sát  không chỉ là trách nhiệm của người thân, người thầy thuốc  tâm thần mà còn của cả cộng đồng (BBT). 

Làm thế nào để giúp đỡ một người tự sát
Một người tự sát có thể không yêu cầu sự giúp đỡ, nhưng điều đó không có nghĩa là không muốn được giúp đỡ. Hầu hết những người tự sát không muốn chết, họ chỉ muốn dừng sự đau khổ. Ngăn ngừa tự sát bắt đầu với sự nhận ra những dấu hiệu cảnh báo và nhận thấy ở họ sự nghiêm trọng. Nếu bạn nghĩ rằng một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình đang tính chuyện tự sát, bạn có thể sợ đưa vấn đề này ra. Nhưng nói chuyện cởi mở về ý nghĩ tự sát và chân thật có thể cứu một mạng sống.
Sự hiểu biết và ngăn ngừa tự sát
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính khoảng 1 triệu người chết mỗi năm do tự sát. Những động lực gì để nhiều người tự tước lấy cuộc sống của riêng mình? Cho rằng những người tự sát đó không bị trầm cảm và tuyệt vọng, rất khó để hiểu những động cơ gì khiến rất nhiều cá nhân tự tước lấy cuộc sống của riêng họ. Nhưng một người tự sát có thể có rất nhiều nỗi đau mà người đó thấy không có sự lựa chọn nào khác.
Tự sát là một nỗ lực tuyệt vọng để thoát khỏi những đau khổ đã trở thành không thể chịu nổi. Không có lối thoát bởi cảm giác tự ghê tởm, vô vọng và cô lập, một người tự sát không thể nhìn thấy bất kỳ cách thức nào để tìm kiếm sự giúp đỡ ngoại trừ thông qua cái chết. Mặc dù mong muốn của họ là ngừng sự đau đớn, nhưng hầu hết người tự sát lại mâu thuẫn sâu sắc về kết thúc cuộc sống của mình. Họ muốn có một sự chọn lựa thay thế cho hành vi tự sát, nhưng họ chỉ có thể nhìn thấy một con đường.
Hầu hết những người tự sát đều cho thấy dấu hiệu cảnh báo hoặc tín hiệu về ý định của họ. Cách tốt nhất để ngăn ngừa tự sát là nhận ra những dấu hiệu cảnh báo và biết cách đối phó lại như thế nào nếu bạn phát hiện ra chúng. Nếu bạn tin rằng một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình có ý định tự sát, bạn có thể đóng vai trò trong việc ngăn ngừa tự sát bằng cách chỉ ra các lựa chọn thay thế, cho thấy rằng bạn quan tâm và có sự tham gia của một bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.
Dấu hiệu cảnh báo chủ yếu cho tự sát bao gồm nói chuyện về cái chết hoặc tự làm tổn hại đến bản thân, nói chuyện hay viết rất nhiều về cái chết hoặc sự hấp hối và tìm ra những thứ có thể sử dụng trong ý định tự sát, chẳng hạn như vũ khí và thuốc ngủ. Những dấu hiệu này thậm chí còn nguy hiểm hơn nếu người đó có một rối loạn cảm xúc như trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực, bị nghiện rượu, trước đây đã tự sát bất thành hoặc tiền sử gia đình có người tự sát.
Một dấu hiệu cảnh báo không dễ phát hiện nhưng nguy hiểm không kém dấu hiệu cảnh báo của tự sát là tuyệt vọng. Nghiên cứu cho thấy sự tuyệt vọng là một yếu tố dự báo rõ ràng của tự sát. Những người cảm thấy tuyệt vọng có thể nói về cảm giác "không thể chịu nổi", dự báo một tương lai ảm đạm và nói rằng họ không có gì để mong chờ.
Dấu hiệu cảnh báo khác ở người có ý tưởng tự sát bao gồm khí sắc hay giao động hoặc thay đổi tính khí đột ngột, chẳng hạn như đi từ tính thoải mái đến thu mình, tính cách tốt đến nổi loạn. Một người tự sát cũng có thể mất thích thú trong các hoạt động hàng ngày, xuất hiện lơ là bản thân và cho thấy những thay đổi lớn trong thói quen ăn uống hoặc ngủ.
Ngăn ngừa tự sát: 
Hãy nói rõ nếu bạn đang lo lắng
Nếu bạn phát hiện ra các dấu hiệu cảnh báo tự sát ở một ai đó mà bạn quan tâm, bạn có thể tự hỏi, nên làm bất cứ điều gì nếu đó là một ý định tốt. Làm gì nếu bạn là sai? Làm gì nếu người đó nổi giận? Trong tình huống như vậy, việc bạn cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi là điều bình thường. Nhưng bất cứ ai nói về tự sát hoặc có dấu hiệu cảnh báo tự sát cần phải được giúp đỡ ngay lập tức, càng sớm càng tốt.
Nói chuyện với một người về tự sát
Nói chuyện với một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình về những suy nghĩ và cảm xúc của họ về tự sát có thể cực kỳ khó khăn cho bất cứ ai. Nhưng nếu bạn không chắc chắn một người nào đó có ý định tự sát hay không, cách tốt nhất để  biết rõ là đặt những câu hỏi. Bạn không thể làm cho một người đi đến tự sát bằng cách cho thấy là bạn quan tâm đến họ. Trong thực tế, để một người tự sát có cơ hội bày tỏ cảm xúc của mình có thể giúp làm giảm sự cô đơn và các cảm xúc tiêu cực bị dồn nén, điều đó có thể ngăn chặn một ý định tự sát.
Cách để bắt đầu một cuộc chuyện trò về tự sát:
  • Tôi cảm thấy lo lắng về bạn trong thời gian gần đây.
  • Gần đây, tôi đã nhận thấy một số khác biệt ở bạn và tự hỏi bạn đang như thế nào đây.
  • Tôi muốn tìm hiểu về bạn bởi vì bạn dường như đã không là chính mình trong thời gian gần đây.
Những câu hỏi bạn có thể hỏi:
  •  Bạn cảm giác như thế này bắt đầu khi nào?
  •  Có chuyện gì xảy ra khiến bạn bắt đầu cảm thấy thế này?
  •  Bây giờ tôi có thể hỗ trợ bạn như thế nào là tốt nhất?
  •  Bạn có nghĩ về việc trợ giúp không?
Bạn có thể yêu cầu giúp đỡ những gì?
  • Bạn không đơn độc trong lúc này. Tôi ở đây vì bạn.
  • Bạn có thể không tin điều đó lúc này, nhưng cách mà bạn cảm nhận sẽ thay đổi.
  • Tôi có thể không hiểu chính xác bạn cảm giác như thế nào, nhưng tôi quan tâm và muốn giúp đỡ bạn.
  • Khi bạn muốn bỏ cuộc, hãy nói với chính mình, bạn sẽ kìm lại chỉ hơn trong một ngày, một giờ, một phút, bất cứ điều gì bạn có thể chế ngự được.
Khi nói chuyện với một người tự sát
   Việc nên làm:
     - Hãy là chính mình. Để người đó biết bạn quan tâm, rằng anh / cô ấy không cô đơn. Dùng những từ chính xác thường không quan trọng. Nếu bạn thật sự quan tâm lo lắng, giọng nói và dáng vẻ của bạn sẽ thể hiện điều đó.
     - Hãy lắng nghe. Hãy để những người tự sát thổ lộ nỗi tuyệt vọng, sự giận dữ. Các cuộc nói chuyện không có chủ đề thì có vẻ tiêu cực, thực tế lại là một dấu hiệu tích cực.
     - Hãy cảm thông, không phán xét, kiên nhẫn, bình tĩnh, chấp nhận. Bạn bè của bạn hoặc thành viên gia đình làm đúng bằng cách nói về cảm xúc của mình.
     - Mang đến những hy vọng. Trấn an người đó rằng luôn có sự giúp đỡ và những cảm giác về tự sát chỉ là tạm thời. Để người đó biết rằng cuộc sống của mình là quan trọng với bạn.
     - Nếu người đó nói những câu như "Tôi cảm thấy rất chán nản, tôi không có năng lượng ", đặt câu hỏi: "Bạn đang có những suy nghĩ về tự sát" Bạn không đưa các ý tưởng vào trong đầu của họ, bạn cho họ thấy rằng bạn có mối liên quan, điều đó cho họ thấy tính chất nghiêm trọng của vấn đề và là cách tốt nhất để họ chia sẻ nỗi đau của họ với bạn.
   Nhưng đừng làm:
     - Tranh luận với người có ý tưởng tự sát. Tránh nói những câu như: "Bạn có rất nhiều điều để sống", "tự sát sẽ làm tổn thương gia đình của bạn", hoặc "Hãy nhìn vào mặt tươi đẹp".
     - Hành động gây sốc, bài thuyết trình về giá trị của cuộc sống hoặc nói rằng tự sát là sai.
     - Lời hứa giữ bí mật. Từ chối tuyên thệ giữ bí mật. Một cuộc sống đang bị đe dọa và bạn có thể cần phải nói chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm thần để giữ an toàn cho những người có ý định tự sát. Nếu bạn hứa sẽ tiếp tục các cuộc thảo luận bí mật, có thể bạn phải phá bỏ lời hứa của bạn.
     - Cung cấp giải pháp để giải quyết vấn đề của họ hoặc đưa ra lời khuyên, hoặc làm cho họ cảm thấy như họ có để biện minh cho những cảm xúc tự sát của họ. Tự sát không phải là vấn đề xấu, nhưng nó làm tổn thương bạn bè của bạn hoặc người thân.
     - Đổ lỗi cho chính mình. Bạn không thể "sửa chữa" trầm cảm của một ai đó. Người thân yêu của bạn hạnh phúc hoặc thiếu hạnh phúc, không phải là lỗi của bạn.
Phòng ngừa tự sát: Nhanh chóng trả lời trong một cơn khủng hoảng.
Nếu một người bạn hoặc thành viên gia đình nói với bạn rằng, anh ta hoặc cô ấy đang nghĩ về cái chết hoặc tự sát, điều quan trọng là ngay lập tức đánh giá sự nguy hiểm ở người đó. Những người có nguy cơ cao nhất đối với tự sát trong tương lai gần là có một kế hoạch tự sát cụ thể, phương tiện để thực hiện các kế hoạch, thời điểm để làm việc đó và một dự định để làm điều đó.
Mức độ nguy cơ của tự sát 
  • Thấp: Một số ý nghĩ tự sát. Không có kế hoạch tự sát. Cho biết họ sẽ không tự sát. 
  • Trung bình: Những suy nghĩ tự sát. Kế hoạch không rõ ràng. Cho biết họ sẽ không tự sát. 
  • Nặng: Những suy nghĩ tự sát. Kế hoạch cụ thể điều đó là rất nguy hiểm. Người đó bảo sẽ tự sát. 
  • Cao: Những suy nghĩ tự sát. Kế hoạch cụ thể điều đó là rất nguy hiểm. Cho biết họ sẽ tự sát.
     Các câu hỏi sau đây có thể giúp bạn đánh giá nguy cơ tự sát ngay lập tức: 
  • Bạn có một kế hoạch tự sát không?  
  • Bạn có những gì bạn cần để thực hiện kế hoạch của bạn (thuốc viên, súng, vv)? (phương tiện) 
  • Bạn có biết khi nào bạn sẽ làm điều đó? (thời điểm) 
  • Bạn có ý định tự sát? (dự định) 
     Nếu một dự định tự sát hình như sắp xảy ra, hãy gọi cho một trung tâm cấp cứu địa phương, gọi xe cấp cứu hoặc có người đến phòng cấp cứu. Loại bỏ súng, thuốc ngủ, dao và các phương tiện có khả năng gây chết người khác từ môi trương xung quanh nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, không để người tự sát một mình.
Phòng ngừa tự sát: Sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ 
Nếu một người bạn hoặc thành viên trong gia đình có ý định tự sát, cách tốt nhất để giúp đỡ là biểu hiện sự thông cảm, lắng nghe. Hãy để người thân của bạn biết rằng người đó không đơn độc và  bạn rất quan tâm. Tuy nhiên, đừng nhận hoàn toàn trách nhiệm về mình việc làm cho người thân yêu của bạn tốt hơn. Bạn có thể sẵn sàng hỗ trợ, nhưng bản thân bạn có thể không có được sự hỗ trợ tốt cho một người tự sát. Người đó bắt buộc phải có trách nhiệm với bản thân để điều trị bệnh. 
Phải có rất nhiều dũng khí để giúp đỡ một người tự sát. Chứng kiến một người thân yêu đối phó với những suy nghĩ để kết thúc cuộc sống của mình có thể khuấy động nhiều cảm xúc khó khăn. Khi bạn đang giúp đỡ một người tự sát, đừng quên chăm sóc bản thân. Tìm một ai đó mà bạn tin tưởng, một người bạn, thành viên gia đình, mục sư hoặc tư vấn viên để nói chuyện về cảm xúc của bạn và nhận được sự hỗ trợ của riêng bạn.
Trợ giúp một người tự sát: 
     - Nhận sự trợ giúp chuyên nghiệp. Làm mọi việc trong khả năng của bạn để một người tự sát có được sự giúp đỡ mà họ cần. Gọi một đường dây nóng để được tư vấn và giới thiệu. Khuyến khích người ấy gặp một chuyên gia sức khỏe tâm thần, giúp tìm một cơ sở điều trị thuận lợi hoặc đưa họ đến gặp bác sĩ.
     - Theo dõi điều trị. Nếu bác sĩ kê đơn thuốc, hãy chắc chắn bạn của bạn hoặc người thân thực hiện nó theo hướng dẫn. Hãy nhận biết các tác dụng phụ có thể xảy ra và thông báo cho bác sĩ nếu người thân có biểu hiện dường như ngày càng xấu hơn. Thường mất nhiều thời gian và sự kiên trì để tìm ra loại thuốc hoặc phương pháp điều trị thích hợp cho một người cụ thể.
     - Hãy chủ động. Những người có dự tính tự sát thường không tin rằng họ có thể được giúp đỡ, vì vậy bạn nên chủ động hơn trong việc giúp đỡ. Nếu nói rằng "Hãy gọi cho tôi nếu bạn cần bất cứ điều gì" là mập mờ, không rõ ràng. Đừng chờ cho đến khi người ấy gọi điện cho bạn hoặc thậm chí trả lời điện thoại của bạn. Hãy ghé qua, hãy gọi lại một lần nữa, mời người ấy ra ngoài để thăm hỏi.
     - Khuyến khích lối sống tích cực: chẳng hạn như chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ nhiều và ra ngoài dưới ánh mặt trời hoặc ở môi trường thiên nhiên ít nhất 30 phút mỗi ngày. Tập thể dục cũng rất quan trọng vì nó giải phóng endorphins, làm giảm căng thẳng và thúc đẩy cảm giác hạnh phúc. 
     - Thực hiện một kế hoạch an toàn. Giúp họ phát triển các bước mà họ hứa hẹn sẽ thực hiện trong một cuộc khủng hoảng tự sát. Xác định những yếu tố kích thích có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tự sát, chẳng hạn như kỷ niệm của một sự kiện đau buồn, rượu hoặc các mối quan hệ căng thẳng. Cũng bao gồm cung cấp số điện thoại của bác sĩ hoặc người điều trị của người đó, cũng như bạn bè và các thành viên trong gia đình sẽ giúp đỡ trong trường hợp khẩn cấp.
     - Loại bỏ các phương tiện có khả năng dùng để tự sát, chẳng hạn như thuốc, dao, dao cạo râu hoặc vũ khí. Hảy quản lý thuốc thật chặt, người đó có khả năng dùng quá liều hoặc chỉ đưa ra khi cần dùng chúng. 
     - Bạn tiếp tục hỗ trợ trong suốt quá trình dài, ngay cả khi cơn khủng hoảng tự sát đã qua đi, giữ liên lạc với người đó, định kỳ kiểm tra giám sát. Sự hỗ trợ của bạn là rất quan trọng để đảm bảo bạn của bạn hoặc người thân yêu vẫn trong quá trình hồi phục.
Các yếu tố nguy cơ tự sát 
     Theo dịch vụ Chăm sóc sức khỏe và con người của Bộ Y tế Hoa kỳ, ít nhất 90% những người tự sát bị một hoặc nhiều rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt hoặc nghiện rượu. Riêng trầm cảm đóng một vai trò quan trọng trong tự sát. Điều cản trở ở người tự sát là đã suy tưởng ra một giải pháp để giải thoát cho sự đau khổ của họ, là một suy nghĩ lệch lạc gây nên bởi trầm cảm.
Thuốc chống trầm cảm và tự sát:
     Đối với một số người, thuốc chống trầm cảm làm tăng - chứ không phải là làm giảm trầm cảm, ý tưởng tự sát và cảm xúc. Bởi vì nguy cơ này, FDA khuyến cáo rằng bất cứ ai sử dụng thuốc chống trầm cảm cần được theo dõi về vấn đề tăng ý tưởng và hành vi tự sát. Điều đặc biệt quan trọng là theo dõi người dùng thuốc chống trầm cảm nhất là khi sử dụng lần đầu tiên hoặc mới thay đổi liều. Nguy cơ tự sát nhiều nhất trong hai tháng đầu điều trị thuốc chống trầm cảm.
 
Nguồn: Helpguide.org
Lược dịch: BSCKII. Ngô Đình Thư
 
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Lịch công tác đơn vị
Thứ hai ngày 16/12/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
Cả ngày: Khám sức khỏe định kỳ và bệnh nghề nghiệp công ty VTJ TOMS
08:00: Tham dự kỳ họp thứ 9, Hội đồng nhân dân huyện khóa VII
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo VSTP tại căng tin
Cả ngày: Truyền thông nhóm và thực hành dinh dưỡng
Thứ ba ngày 17/12/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ trong diện chăm sóc sức khỏe của Huyện ủy năm 2024
07:00: Khám sức khỏe Huyện ủy
10:00: Họp ban soạn thảo chương trình và tài liệu đào tạo y khoa liên tục
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Chiều: Hội nghị tổng kết chương trình phòng, chống HIV/AIDS năm 2024
Cả ngày: Giám sát thực hiện quy trình KSNK, phân loại chất thải
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo VSTP tại căng tin
Chiều: Giám sat véc tơ phòng chống SXH
Chiều: Quan trắc môi trường lao động
Cả ngày: Truyền thông nhóm và thực hành dinh dưỡng
Thứ tư ngày 18/12/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ trong diện chăm sóc sức khỏe của Huyện ủy năm 2024
Cả ngày: Khám sức khỏe định kỳ và bệnh nghề nghiệp công ty VINATEX Quốc tế
07:00: Khám sức khỏe Huyện ủy
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
Sáng: Giám sát khoa trọng điểm, nhóm người bệnh trọng điểm
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Cả ngày: Truyền thông nhóm và thực hành dinh dưỡng
10:00: Giám sát đảm bảo VSTP tại căng tin
Thứ năm ngày 19/12/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ trong diện chăm sóc sức khỏe của Huyện ủy năm 2024
07:00: Khám sức khỏe Huyện ủy
07:45: Làm việc với Đoàn kiểm tra phổ cập giáo dục, xoá mù chữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận huyện Phú Vang đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xoá mù chữ năm 2023
Phó Giám đốc: Phan Thị Kim Chi
14:00: Tham dự tổng kết đánh giá kết quả hoạt động thi đua năm 2024
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo VSTP tại căng tin
Cả ngày: Truyền thông nhóm và thực hành dinh dưỡng
Giám sat véc tơ phòng chống SXH
Thứ sáu ngày 20/12/2024
Giám đốc: Nguyễn Minh Hùng
Sáng: Giám sát công tác vệ sinh khoa phòng, ngoại cảnh
08:00: Tham dự lễ dâng hương nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
14:00: Gặp mặt nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội QPTD
16:15: Gặp mặt Bộ đội xuất ngủ và Lực lượng dự bị động viên 268 nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Sáng: Giám sát đảm bảo VSTP tại căng tin
Cả ngày: Truyền thông nhóm và thực hành dinh dưỡng
15:00: Truyền thông phòng, chống tác hại thuốc lá
Thứ bảy ngày 21/12/2024
Phó Giám đốc: Đặng Văn Tuấn
Cả ngày: Truyền thông nhóm và thực hành dinh dưỡng
Chủ nhật ngày 22/12/2024
Dạng 1
Truy câp trong tuần 35.195
Truy câp trong tháng 143.318
Truy câp trong năm 1.613.896
Truy câp tổng 5.109.971
Truy câp hiện tại 2.559